Khái Quát Chung Nguyên Nhân Cơ Bản, Tác Hại Và Cách Phòng Chống ...
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân cháy nổ
Các nguyên nhân gây nên cháy nổ bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan:Do sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, để các hóa chất tiếp xúc với nguồn nhiệt. Do sự bất cẩn trong quá trình sử dụng, để các hóa chất rơi vãi và bay hơi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát nổ và gây cháy. Nguyên nhân khách quan: cháy chập các thiết bị điện và điện tử gây cháy hóa chất thứ cấp, lỗi của nhà sản xuất gây rò rỉ hóa chất (ít xảy ra).
Những ảnh hưởng với sức khỏe con người
Sự ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ đối với tính mạng con người bao gồm:Hít phải khói nóng, hơi khí độc có thể gây nên bỏng đường hô hấp, ngạt, hoặc ngộ độc cấp tính khí CO (Cacbon monoxit). Các hóa chất trong khói thông thường nhất là carbon monoxide, oxit nitơ và lưu huỳnh, khói và các chất khí gây kích ứng niêm mạc mắt, và niêm mạc đường hô hấp, xuất hiện các triệu chứng khó thở, kích thích, nặng hơn thì li bì, hôn mê. Khi hít phải khói làm giảm làm giảm cung cấp oxy cho não và có thể gây nên ngạt và bất tỉnh. Nếu được đưa ra khỏi khu vực cháy nổ kịp thời thì đa số sẽ dần hổi phục mà không có biến chứng. Tổn thương do nhiệt thường gặp các các nơi trên cơ thể và cả ở đường hô hấp trên với các triệu chứngban đỏ, loét và phù nề niêm mạc. Thở rít, khó thở và suy hô hấp là các triệu chứng muộn, thường phát triển vài giờ sau khi chấn thương.Chấn thương và bỏng gây nên bởi sức ép và sức nóng của vụ nổ, chấn thương do mảnh vỡ xảy ra trong vụ nổ : Chấn thương rất đa dạng, có thể gây nên đa chấn thương và tổn thương nội tạng do sức ép mặc dù có thể không quan sát thấy các tổn thương bên ngoài, sức ép do tổn thương sóng nổ có thể gây nên vỡ tạng đặc hoặc tạng rỗng trong cơ thể và là nguyên nhân gây nên mất máu, trụy tim mạch và tử vong.
Cách phòng chống
Điều quan trọng là hiểu và nhận biết được những nguy cơ hỏa hoạn để phòng tránh. Trong trường hợp cháy, nổ, không chỉ gây thương tích do bỏng mà còn có thể đốt cháy các hợp chất không ổn định hoặc dễ cháy và tạo ra vụ nổ thảm khốc. Thường xuyên kiểm tra các hệ thống an toàn, các thiết bị sử dụng điện tại nhà đảm bảo không có sự cố phát tia lửa điện, các thiết bị điện phải được nối đất. Các hóa chất dễ cháy để cách xa với nguồn nhiệt. Không hút thuốc lá hoặc mang vật có thể phát lửa (bao diêm, bật lửa…) tại các vị trí có để hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ. Để xa các sản phẩm này khỏi tầm với của trẻ em.
HữuHiệu(BM2)
Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Về Cháy Nổ
-
Cháy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bạn đã Biết Những Khái Niệm Về Cháy Nổ Và đám Cháy Chưa?
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Cháy Nỗ Và đám Cháy
-
[PDF] 1.2. KHÁI NIỆM VỀ CHÁY NỔ VÀ ĐÁM CHÁY
-
Khái Niệm Về Cháy Nổ
-
Hóa Học Về Cháy Nổ | HHLCS
-
Cháy, Nổ Là Gì? Điều Kiện Cần Và Đủ Để Tạo Thành Sự Cháy Là Gì
-
Nguyên Nhân Cháy Nổ Và Các Biện Pháp Phòng Chống Cháy Nổ
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Cháy Nổ Và đám Cháy - TCBM
-
Hoá Học Và Phòng Chống Cháy Nổ
-
Kỹ Thuật Phòng Cháy Chữa Cháy-Khái Niệm Chung Và Nguyên Nhân ...
-
Nguyên Nhân Và Biện Pháp Phòng Chống Cháy Nổ
-
Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Phòng Chống Cháy Nổ