Khai Quật Di Chỉ Khảo Cổ Học Vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng)

Trung tâm Quản lý di sản TP Đà Nẵng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc, nằm trong khuôn viên đình làng Khuê Bắc, thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.

Khai quật tại di chỉ khảo cổ Khuê Bắc Khai quật di chỉ khảo chỉ học tại vườn đình Khuê Bắc (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) Khai quật di chỉ khảo chỉ học tại vườn đình Khuê Bắc (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)

Diện tích khai quật lần này là 100m2 (5mx20m), cách hố khai quật lần đầu tiên vào năm 2001 khoảng 10m về hướng Nam. Chủ trì khai quật: Ông Phạm Văn Triệu, Viện Khảo cổ học. Thời gian khai quật từ ngày 25/4/2015 đến ngày 30/6/2015 (theo Quyết định 1314/QĐ-BVHTTDL).

Qua hiện vật khai quật ban đầu (bao gồm mảnh đồ gốm, đá) các nhà khảo cổ học đánh giá có nhiều nét tương đồng với các lần khai quật trước. Bước đầu có thể xác định địa tầng di chỉ vườn đình Khuê Bắc có hai lớp văn hóa sớm muộn. Lớp trên là lớp văn hóa Champa sớm, có niên đại thế kỷ II, III sau Công nguyên. Lớp dưới mang tính chất di chỉ xen mộ táng, thuộc giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh có niên đại 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay.

Thạc sỹ Phạm Văn Triệu, Phó trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử, Viện khảo cổ học cho biết lần khai quật này có quy mô rộng hơn nhằm xác định lại giá trị đã đạt được tại lần khai quật vào năm 2001, xác định địa hình ban đầu trước khi người Sa Huỳnh sinh sống; đồng thời tìm hiểu thêm đời sống văn hóa của cư dân tại đây, đặc biệt tìm ra mối liên kết, sự chuyển tiếp từ giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh lên Champa, khỏa lấp khoảng trống còn bỏ ngõ bấy lâu nay: người Champa đến từ đâu?

 Các hiện vật ban đầu được tìm thấy trong đợt khai quật Tiền đồng và gốm sứ phát hiện ở lớp trên của cuộc khai quật

Trong đợt khai quật này, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy các hiện vật là các đồng tiền xu có niên hiệu Nguyên Phong (đời Tống), muộn nhất là thời Hồng Vũ (Minh Thành Tổ) và các mảnh gốm sứ cho thấy việc người Trung Quốc sang giao thương ở khu vực này vào khoảng thế kỷ XVII, XVIII.

Josdar

Tags: Khai quật Di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc Đà Nẵng Tin liên quan:
  • 19/04/2016 09:58 - Hội thảo khoa học "Báo cáo kết quả khai quật nghiên cứu di tích Bản Nàng 1 và khu mộ Huổi Pa thuộc vùng lòng hồ thủy điện Trung Sơn (Thanh Hóa)"
  • 28/12/2015 09:54 - Khai quật khảo cổ học nút giao thông đê Bưởi
  • 15/12/2015 09:22 - Nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng tại Hoàng thành Thăng Long
  • 02/12/2015 09:49 - Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Gò Đá, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
  • 23/09/2015 16:02 - Nơi được ví như "nghĩa địa" tàu cổ ở Việt Nam
Tin mới hơn:
  • 25/06/2015 02:59 - Phát hiện nhiều cổ vật nghìn năm tuổi ở Thành nhà Hồ
  • 12/06/2015 05:49 - Di tích 317 tuổi chờ... sập!
  • 09/06/2015 05:58 - Nhiều bí ẩn bỏ ngỏ quanh khu phế tích Champa Triền Tranh
  • 02/06/2015 17:40 - Phát hiện nhiều gạch thời Đường ở Thành nhà Hồ
  • 02/06/2015 17:34 - Những phát hiện mới tại Di sản Thế giới Thành nhà Hồ
Tin cũ hơn:
  • 29/05/2015 18:35 - Ba khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” tại Bảo tàng Hà Tĩnh
  • 24/05/2015 20:07 - Khai quật khảo cổ di tích chùa Bà Tấm (huyện Gia Lâm - Hà Nội)
  • 21/05/2015 14:17 - Tọa đàm khoa học: Di tích khảo cổ học Cồn Cổ Ngựa - Tiếp cận phương pháp nghiên cứu liên ngành
  • 17/05/2015 10:31 - Chủ quyền quần đảo Trường Sa qua tư liệu khảo cổ học
  • 17/05/2015 08:36 - Công bố Hội đồng Di sản Quốc gia nhiệm kỳ 2015-2019
<< Trang truớcTrang kế >>

Từ khóa » Tại Di Chỉ Khảo Cổ Học Vườn đình Khuê Bắc đã Tìm Thấy Hai Tầng Văn Hóa