Khái Quát Kiến Thức Văn Bản Nhật Dụng Ngữ Văn 7 - HOCMAI
Có thể bạn quan tâm
Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ giúp học sinh khái quát kiến thức về văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn lớp 7 trong bài viết dưới dây.
Học sinh tham khảo video bài giảng chi tiết tại đây:
Khái niệm và đặc điểm của văn bản nhật dụng
Ở chương trình lớp 6, học sinh đã được học một số văn bản nhật dụng, bao gồm “Động Phong Nha”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”. Khi lên lớp 7, học sinh tiếp tục được tiếp cận với dạng văn bản này nhưng ở mức độ cao hơn, với ba văn bản: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Cô Trang giúp học sinh phân tích khái niệm về văn bản nhật dụng: “Nhật dụng, “nhật” tức là hàng ngày, “dụng” là sử dụng. Vậy dựa vào tên văn bản, chúng ta có thể hiểu văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến những vấn đề hàng ngày, gần gũi với mỗi con người. Ví dụ như: giáo dục, môi trường, sức khỏe, gia đình…”.
Cách viết của văn bản nhật dụng khá tự do, có thể sử dụng các thể loại, phương thức biểu đạt đa dạng và phong phú. Đó là văn bản trữ tình, hoặc văn bản tự sự, hoặc cũng có khi là thể loại kí, truyện…
Hai đặc điểm của văn bản nhật dụng (ảnh từ video bài giảng của cô Nguyễn Thị Thu Trang)
Điểm chung của 3 văn bản nhật dụng Ngữ văn 7
Khi học và ôn tập các văn bản nhật dụng, học sinh cần tìm hiểu đặc điểm chung giữa ba văn bản: “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”, “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Các văn bản này đều đề cập đến những vấn đề trẻ em, tình cảm gia đình, nhà trường. Đây đều là những chủ đề rất quan trọng của chương trình Ngữ văn phổ thông.
Nhân vật chính trong ba văn bản là trẻ em, xoay quanh các vấn đề về mối quan hệ trong gia đình (“Mẹ tôi”, ‘Cuộc chia tay của những con búp bê”) và nhà trường (“Cổng trường mở ra”).
Các tác giả đều lựa chọn cách viết giản dị, dễ hiểu, gần gũi và phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Chẳng hạn hình thức của một bức thư, truyện ngắn, lời tâm tình của một người mẹ.
Đặc điểm chung của ba văn bản nhật dụng (ảnh từ video bài giảng của cô Nguyễn Thị Thu Trang)
Năm học 2018-2019 sắp kết thúc, việc lên kế hoạch cho năm học mới ngay từ bây là vô cùng cần thiết. Chương trình Học tốt của HOCMAI sẽ giúp học sinh chuẩn bị sớm cho năm học mới dựa trên các nội dung căn bản: trang bị kiến thức cơ bản theo chương trình sách giáo khoa; thực hành kiến thức thông qua câu hỏi và bài tập vận dụng bám sát nội dung bài học; kiểm tra đánh giá thông qua hệ thống bài kiểm tra bám sát theo từng đơn vị kiến thức.
>> ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ TẠI: http://bit.ly/kiến_thức_văn_bản_nhật_dụng
Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh – học sinh hãy liên hệ ngay Hotline 0936 5858 12 để được tư vấn cụ thể.
Từ khóa » Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học ở Lớp 7
-
II - HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
-
Kể Tên Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học.nêu Giá Trị Nội Dung Và Nghệ ...
-
Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng, Ôn Tập Lớp 6,7,8,9
-
Hãy Nêu Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học ở Lớp 6, 7? - Lazi
-
Em Hãy Nêu Tên Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học ở Chương Trình Lớp 7 ...
-
Liệt Kê Tất Cả Các Văn Bản Nhật Dụng Và Kí Trong Chương Trình Ngữ ...
-
[Top Bình Chọn] - Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 - Trần Gia Hưng
-
Hoàn Thiện Bảng Sau Về Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học Trong ...
-
Top 30 On Tập Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 2022 - Hàng Hiệu
-
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng - Lớp 9
-
Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 - 123doc
-
Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 7 - Ôn Tập Văn Bản Nhật Dụng
-
TÌM HIỂU VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ...
-
Cho Biết Các Văn Bản Nhật Dụng ở Học Kì I Và II ? - Selfomy Hỏi Đáp