Khái Quát Nhóm Halogen
Có thể bạn quan tâm
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I – VỊ TRÍ CỦA NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Nhóm halogen gồm các nguyên tố flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I) và atatin (At). Atatin không gặp trong tự nhiên, nó được điều chế nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân nên được xem xét chủ yếu trong nhóm các nguyên tố phóng xạ.
Những nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA. Chúng đứng ở cuối các chu kì, ngay trước các nguyên tố khí hiếm.
II – CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO PHÂN TỬ
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron, được phân thành 2 phân lớp : phân lớp s có 2 electron, phân lớp p có 5 electron (ns2np5).
Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình electron bền như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đôi electron để tạo ra phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.
Liên kết của phân tử X2 không bền lắm, chúng dễ bị tách thành 2 nguyên tử X. Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 eleetron, do đó tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
III. SỰ BIỂN ĐỔI TÍNH CHẤT
Dựa vào bảng 11 ta có thể rút ra quy luật biến đổi tính chất vật lí, tính chất hoá học và độ âm điện của các halogen khi đi từ flo đến iot.
Bảng 11. Một số đặc điếm của các nguyên tố nhóm halogen
Nguyên tố Tính chất | Flo | Clo | Brom | lot |
Số hiệu nguyên tử | 9 | 17 | 35 | 53 |
Bán kính nguyên tử (nm) | 0,064 | 0,099 | 0,114 | 0,133 |
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử | 2s22p5 | 3s23p5 | 4s24p5 | 5s25p5 |
Nguyên tử khối | 19 | 35,5 | 80 | 127 |
Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C | khí | khí | lỏng | rắn |
Màu sắc | lục nhạt | vàng lục | nâu đỏ | đen tím |
Nhiệt độ nóng chảy (tnc,°C) | –219,6 | –101,0 | –7,3 | 113,6 |
Nhiệt độ sôi (ts,oC) | –188,1 | –34,1 | 59,2 | 185,5 |
Độ âm điện | 3,98 | 3,16 | 2,96 | 2,66 |
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất
Đi từ flo đến iot ta thấy :
– Trạng thái tập hợp : Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.
– Màu sắc : Đậm dần.
– Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Tăng dần.
2. Sự biến đổi độ âm điện
– Độ âm điện tương đối lớn.
– Đi từ flo đến iot độ âm điện giảm dần.
– Flo có độ âm điện lớn nhất nên trong tất cả các hợp chất chỉ có số oxi hoá –1. Các nguyên tố halogen khác, ngoài số oxi hoá –1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
3. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất
– Vì lớp electron ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (ns2np5) nên các đơn chất halogen giống nhau vể tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất đo chúng tạo thành.
– Halogen là những phi kim điển hình. Đi từ flo đến iot, tính oxi hoá giảm dần.
– Các đơn chất halogen oxi hoá được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua, oxi hoá khí hiđro tạo ra những hợp chất khí không màu hiđro halogenua. Những chất khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhiđric.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1. Axit có tính chất hóa học cơ bản nào?
A. Tác dụng kim loại.
B. Tác tác dụng với bazo.
C. Tác dụng với oxit bazo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit clohidric?
A. Dùng để điều chế các muối clorua.
B. Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn.
C. Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm.
D. Dùng làm chất tẩy rửa.
Câu 3. Dd HCl tác dụng được với các hợp chất sau:
A.Cu, AgNO3. B. Al, AgNO3.
C. Ag, AgNO3. D. Al, Ba(NO3)2.
Câu 4. Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được các hoá chất sau: (ở dạng dd)
A.NaCl, BaCl2, HCl. B. AgNO3, NaOH, KCl.
C. HCl, KOH, NaCl. D. HCl, H2SO4, NaOH.
Câu 5. Thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để hoà tan 16g CuO là:
A. 100ml B. 200ml C. 500ml D. 400ml
Câu 6. Những dãy oxit nào dươi đây tác dụng được với dd HCl
A. CuO, ZnO, Na2O B. MgO , CO2 , FeO
C. NO , CaO , Al2O3 D. Fe2O3 , CO, CO2
Câu 7. Muối NaCl tồn tại chủ yếu ở dạng nào?
A. Nước biển và muối mỏ.
B. Trong cơ thể người.
C. Trong lòng đất.
D. Có nhiều ở thực vật.
Câu 8. Tại sao không thu khí clo qua nước?
A. Vì clo tan trong nước.
B. Vì clo nặng hơn nước.
C. Vì clo độc.
D. Vì clo nặng hơn không khí.
Câu 9. Tính chất vật lí của khí clo?
A. Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc.
B. Chất khí có mùi trứng thối.
C. Chất khí độc, ít tan trong nước.
D. Là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.
Câu 10. Clo mang đầy đủ tính chất của một phi kim điển hình. Đúng hay sai?
Câu 11. Clo được dùng để làm gì?
A. Khử trùng nước sinh hoạt.
B. Tẩy trắng vải sợi, bột giấy.
C. Điều chế nước giaven, hợp chất hữu cơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12. Liên kết công hóa trị không có cực?
A. Liên kết kém bền.
B. Liên kết bền.
C. Liên kết rất không bền.
D. Liên kết rất bền.
Câu 13. Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn trong chu kì và nhóm?
A. Độ âm điện. | C. Năng lượng ion hóa. |
B. Nguyên tử khối. | D. Bán kính nguyên tử. |
Câu 14. Các chất: H2SO4, HCl, O3, CO2. Có bao nhiêu chất mà cấu tạo có liên kết cho nhận?
A. 1. | B. 3. | C. 4. | D.2. |
Câu 15.Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6là:
A. Li+, F-, Ne. C. Na+, Cl-, Ar.
B. Na+, F-, Ne. D. K+, Cl-, Ar.
ĐÁP ÁN
1 | D | 4 | C | 7 | A | 10 | Đúng | 13 | C |
2 | D | 5 | D | 8 | A | 11 | D | 14 | D |
3 | B | 6 | A | 9 | A | 12 | A | 15 | B |
Từ khóa » Cấu Hình Electron Của Nhóm Halogen
-
Cấu Hình Electron Lớp Ngoài Cùng Của Các Nguyên Tố Nhóm Halogen Là
-
Khái Quát Về Nhóm Halogen | SGK Hóa Lớp 10
-
Cấu Tạo Nguyên Tử Của Các Nguyên Tố Trong Nhóm Halogen
-
Bài 21. Khái Quát Về Nhóm Halogen - Củng Cố Kiến Thức
-
Nhóm Halogen - Khám Phá Thông Tin Chi Tiết Nhất Cùng Toppy
-
Nêu Cấu Hình Electron Nguyên Tử Halogen? - Toploigiai
-
Nhóm Halogen: Vị Trí, Cấu Hình Electron, Cấu Tạo Phân Tử, Sự Biến ...
-
Lý Thuyết Hóa 10: Khái Quát Về Nhóm Halogen Và Bài Tập Vận Dụng
-
Lý Thuyết Cấu Hình Electron Nguyên Tử Và Cấu Tạo Phân Tử Nguyên Tố ...
-
Lí Thuyết Khái Quát Về Nhóm Halogen - MÔN HÓA Lớp 10
-
Nhóm Halogen Là Gì? Vị Trí, đặc điểm, Tính Chất, Cấu Hình Electron
-
Cấu Tạo Nguyên Tử Của Các Nguyên Tố Trong Nhóm Halogen