Khái Quát Nội Dung Bài Thơ Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến
Đăng nhập
Diễn Đàn Chia Sẻ Trang Chủ Diễn Đàn > Thư Viện Điện Tử > Data & Ebook > Học Tập >- Đăng bài kiếm tiền tại nhà, đăng ký tại đây
- Bấm vào đây nhận 10 USD miễn phí
Thảo luận trong 'Học Tập' bắt đầu bởi Thuỳ Chi, 6 Tháng mười hai 2020.
12345 0/5, 0 phiếu-
Thuỳ Chi Well-Known Member
Bài viết: 387Phân tích bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến lớp 11
Đọc bài thơ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành. 1. Tổng Qua việc vịnh mùa thu với những nét đẹp tiêu biểu, Nguyễn Khuyến cho thấy một tâm sự u hoài, một tấm lòng xót xa trước cảnh, kín đáo, bày tỏ một tình cảm yêu nước chân thành. 2. Phân tích A, Đề: Giới thiệu tổng quát cảnh mùa thu. Hình ảnh "Trời thu xanh ngắt.." : Màu xanh quen thuộc của Nguyễn Khuyến khi tả mùa thu, "mấy tầng cao" : Vẽ được cái cao vút, thăm thẳm của khung trời mùa thu. Hình ảnh "cần trúc lơ phơ" tạo nét động cho bức tranh thu. "Hắt hiu" : Diễn tả được cái se lạnh của gió mùa thu. Cách giới thiệu rất khéo và rất đạt. B, Thực: Cảnh trăng nước của mùa thu: Màu sắc (nước biếc) hòa hợp trong tranh của Nguyễn Khuyến. Cách so sánh "trông như tầng khói phủ" làm cho cảnh dịu nhẹ, mờ nhạt. Ta hình dung được mùa thu trong màu biếc lẫn với màu khói. Hình ảnh "Song thưa để mặc ánh trăng vào" quen thuộc mà vẫn nên thơ. Cách nói của Nguyễn Khuyến "để mặc" cho thấy cảnh của ông phóng khoáng, tâm hồn ông rộng mở. Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ. Cảnh cho thấy sự hòa nhập của con người với thiên nhiên. Ta có cảm tưởng Nguyễn Khuyển đang thả mình trong thiên nhiên với làn nước, với ánh trăng. C, Luận: Cảnh hoa và tiếng chim (ngỗng) của mùa thu. Nghệ thuật đảo ngữ làm nổi bật hình ảnh "mấy chùm" hoa và "một tiếng" ngỗng. Hình ảnh "hoa năm ngoái" có sức gợi tả mạnh; "hoa năm ngoái" có nghĩa là hoa vẫn là hoa y như năm ngoái (gợi lên cho ta hiểu) mà nước hôm nay thì đã trở thành "nước nào". Hình ảnh "hoa năm ngoái" làm ta nhớ cách dùng chữ của Nguyễn Du: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Tiếng ngỗng ở đây, về nghệ thuật, là lấy cái động để diễn tả cái tĩnh. Nói tóm lại, hai câu luận cũng là tả về mùa thu, nhưng qua cảnh, ta thấy được tâm trạng của nhà thơ, thấy được sự thầm kín của một con người không thể dửng dưng trước cảnh mất nước. D, Kết. Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ. "Nhân hứng" tức là cái hứng thú trước cảnh đẹp của mùa thu. "Toan cất bút" nghĩa là định làm thơ, cảnh thu đẹp và gợi hứng cho nhà thơ. "Nghĩ ra" tức là ý thức, là lý trí, là tỉnh. Nguyễn Khuyến rất say mà rất tỉnh. Ông say trước cảnh đẹp của mùa thu, nhưng ông vẫn tỉnh trước lương tâm của mình. Cho nên, ông nói được là thẹn. Nhưng thẹn với ai? Ông Đào tức là Đào Tiềm, một danh sĩ đồng thời là một nhà thơ nổi từ đời Tấn, đã "dũng thoái" treo ấn từ quan, về sống với ruộng vườn, với hoa cũ được giữ cho được cái khí tiết của mình. Bằng điển tích này, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ "cái tôi" của mình trong cảnh sắc mùa thu một cách khá đậm nét. "Thẹn với" ông Đào "là một cách nói bộc lộ đưực tấm lòng thanh cao của nhà thơ, thể hiện được cái tự hào khiêm tốn của ông trước lương tâm của mình" Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu ". 3. Hợp. Bài" Thu Vịnh "tả tổng quát về mùa thu, chứ không nói một đặc cảnh" uống rượu "hay" câu cá ", nhưng ta vẫn thấy nét thu đặc biệt của Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, trong cảnh sắc mùa thu này, ta thấy khá rõ được tâm hồn thanh cao và khí tiết của một người:" Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết ". Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ - trích bài Mẹ Mốc của Nguyễn Khuyến.Cảm hứng chủ đạo
Thu vịnh có nghĩa là vịnh mùa thu, cũng có thể hiểu mùa thu làm thơ ngâm vịnh. Bài thơ nói lên những rung động của tâm hồn. Nguyễn Khuyến, trước cảnh đẹp mùa thu; ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc. Phân tích 1. Đề Câu 1, tả vẻ đẹp trời thu nơi đồng quê: Xanh ngắt, thăm thẳm" mấy từng cao ". Còn có cái bao la, mênh mông của bầu trời mà ta cảm nhân được. Câu 2 tả một nét thu hữu tình. Gió thu nhè nhẹ, lành lạnh" hắt hiu "gợi buồn, khẽ lay động những ngọn tre, ngọn măng trên lũy tre làng." Cần trúc lơ thơ "là một hình ảnh đầy chất thơ mang theo hồn quê man mác. 2. Thực Cảnh thu sáng sớm hay hoàng hôn, chập tối hay canh khuya? Mặt ao thu" nước biếc "bao phủ mơ màng một làn sương" như từng khói phủ ". Đêm đêm nhà thơ mở rộng cửa sổ (song thưa) để đón trăng thu. Hai chữ " để mặc " trong câu thơ" Song thưa để mặc bóng trăng vào "rất thần tình, gợi tả tâm hồn rộng mở và thanh cao của thi nhân. Nguyễn Khuyến thưởng trăng nào có khác gì Nguyễn Trãi 600 năm về trước:" Hé cửa đêm chờ hương quế lọt "(Hương quế: Trăng). Phần thực tả trăng nước mùa thu mang vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng. Nhà thơ như đang chan hòa, đang trang trải lòng mình với thiên nhiên. 3. Luận Lấy hoa để nhắc lại hoài niệm; lấy tiếng ngỗng không chỉ mượn động để tả tĩnh mà còn để gợi tả nỗi niềm cô đơn của mình." Hoa năm ngoái "như một chứng nhân buồn. Có khác gì Đỗ Phủ xưa:" Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ "?" Ngỗng nước nào ", một câu hỏi nhiều bâng khuâng. Quê hương mình, đất nước mình.. nhưng hồn quê nay đã sầu tủi, hồn nước nay đã bơ vơ.. đã thành " nước nào " rồi. Tiếng chích chòe, tiếng cuốc kêu, tiếng ngỗng gọi đàn trong thơ Nguyễn Khuyến đầy ám ảnh. Lấy cái nhìn thấy đối với cái nghe thấy, lấythời gian đối với không gian, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong hồn ta cái chất thơ của tình thu quyện vào trong cảnh thu . Thu vịnh là như thế! 4. Kết Niềm hứng khởi và nỗi thẹn của nhà thơ. Ngập ngừng muốn cất bút làm thơ để vịnh thu, nhưng rồi lại thẹn . Thẹn với ai? Với danh sĩ Đào Tiềm đời nhà Tấn bên Trung Quốc ngày xưa. Thẹn về tài thơ hay thẹn về khí tiết? Lấy điển tích này diễn đạt bằng một so sánh, Nguyễn Khuyến khiêm tốn và kín đáo giãi bày tâm sự mình, khẳng định lương tâm một nhà nho quyết giữ vững khí tiết:" Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu "(Di chúc). Kết luận Có yêu mùa thu nhiều lắm mới tả, mới vịnh mùa thu hay như vậy. Một nét thu là một nét vẽ thoáng và nhẹ, thanh và trong, thực và mộng. Bầu trời và mặt nước, ngọn tre và làn gió thu, bóng trăng và màn sương khói, chùm hoa và tiếng ngỗng trời.. chứa đựng cả một hồn thu đồng quê xa xưa. Trong cái hồn thu ấy thoáng hiện tâm tình, tâm hồn thi nhân: Thanh cao, giàu khí tiết, lặng lẽ và cô đơn. Cảnh thu, tình thu đẹp mà thoáng buồn, đầy chất thơ." Thu vịnh"là một bài thơ kiệt tác.Dàn ý khái quát:
I. DÀN Ý 1. Mở bài: - Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu. Chùm thơ thu nổi tiếng đã góp phần tôn vinh tên tuổi tác giả lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về quê hương làng cảnh Việt Nam. - Trong chùm thơ đó thì bài Thu vịnh tiêu biểu nhất, in đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến. 2. Thân bài: + Hai câu đề: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. - Mở đầu là hình ảnh bầu trời mùa thu xanh ngắt và cao vời vợi. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm một màu; mấy từng cao là tưởng như bầu trời có nhiều lớp, nhiều tầng. - Nghệ thuật lấy điểm tả diện, lấy động tả tĩnh trong câu thứ hai thường thấy trong thơ cổ điển, được Nguyễn Khuyến vận dụng rất tự nhiên và phù hợp. Cần trúc thanh mảnh khẽ đong đưa trước ngọn gió hắt hiu (gió nhẹ) càng tôn thêm vẻ mênh mông của bầu trời mùa thu. + Hai câu thực: Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. - Nước biếc là màu đặc trưng của nước mùa thu (trong xanh). Lúc sáng sớm và chiều tối, mặt ao hồ thường có sương, trông như tầng khói phủ. Cảnh vật quen thuộc, bình dị trở nên huyền ảo. - Hình ảnh Song thưa để mặc bóng trăng vào có sự tương phản giữa cái hữu hạn (song thưa) và cái vô hạn (bóng trăng), do vậy mà tứ thơ rộng mở, mênh mông ý nghĩa. - Cảnh vật trong bốn câu thơ trên được nhà thơ miêu tả ở những thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng mối dây liên hệ giữa chúng lại là sự nhất quán trong cảm xúc của tác giả. + Hai câu luận: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào. - Tâm trạng hoài cổ chi phối cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ. Hoa năm nay mà nghĩ là hoa năm ngoái. Tiếng ngỗng trời kêu quen thuộc mỗi độ thu về khiến nhà thơ giật mình, băn khoăn tự hỏi ngỗng nước nào? - Âm điệu câu thơ 4/1/2 như chứa chất bâng khuâng, suy tư. Nhà thơ quan sát cảnh vật với một nỗi niềm u uất. + Hai câu kết: Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. - Thi hứng dạt dào thôi thúc nhà thơ cầm bút, nhưng phần lí trí bừng thức khiến nhà thơ chợt thấy thẹn với ông Đào. (Tức Đào Tiềm, nhà thơ nổi tiếng đời Đường bên Trung Quốc). - Nguyễn Khuyến thẹn về tài thơ thua kém hay thẹn vì không có được khí tiết cứng cỏi như ông Đào? Nói vậy nhưng Nguyễn Khuyến vẫn sáng tác nên bài Thu vịnh để đời. - Câu thơ cuối bỏ lửng khơi gợi suy ngẫm của người đọc. 3. Kết bài: - Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước trong thơ Nguyễn Khuyến - Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt tới mức điêu luyện, khó ai sánh kịp. II. BÀI LÀM Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thu vịnh là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chùm thơ này đã tôn vinh Nguyễn Khuyến lên vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ này đều rút ra từ cảnh vật thân quen của quê hương tác giả. Vùng đồng chiêm trũng Bình Lục một năm chỉ cấy được một mùa, còn toàn là ngập nước. Trong làng có vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo. Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời bao la, bát ngát: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Trên cái nền là bầu trời bao la nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc (cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu) đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ và như chứa chất tâm trạng bên trong. Tất cả dường như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kín, tinh tế và khó nắm bắt.. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng vào bên trong cần trúc, để cho nó vừa như đong đưa mà cũng vừa như đứng yên. Đó là nét động và nét tính của cảnh thu. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát nhưng hòa điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều rất hài hòa. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó. Hai câu luận: Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phủ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Nước biếc có tầng khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà lẫn vào làn khói lam mờ, hỏa mông lung, huyền ảo. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời. Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, mặc dù bị giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu.. nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mạch và chất chứa suy tư. Cảnh vật trong bốn câu thơ đầu được miêu tả ở những thời điểm khác nhau. Nhìn thấy màu trời xanh ngắt, cần trúc lơ phơ là lúc đang trưa. Mặt nước biếc trông như tầng khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn qua song thưa là lúc trời đã vào đêm.. Mỗi cảnh một vẻ đẹp khác nhau, nhưng mối dây liên kết giữa chúng lại chính là sự nhất quán trong tâm tư tác giả. Ngòi bút cũng theo diễn biến tâm tư mà chọn ra nấy nét điển hình kia. Tuy khác nhau nhưng dường như các hình ảnh trên đều cùng gợi lên trạng thái lặng yên, ẩn giấu sự cảm thông, giao hòa giữa tâm hồn tác giả và hồn thu. Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩ của Nguyễn Khuyến: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Sau khi nhìn mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân. Ở đó, nở mấy chùm hoa. Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Ở trên, cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đến đầy cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Hoa nở trước mắt hẳn hoi mà cảm thấy là hoa năm ngoái. Điều gì đã xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về quá khứ hay bóng dáng quá khứ hiện về trong thực tại? Âm điệu câu thơ theo nhịp 4/1/2: Từ Mấy chùm trước giậu đến hoa năm ngoái có một đoạn suy tư, ngẫm nghĩ và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác lạ lùng là hoa năm ngoái chứ không phải hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: Ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Nếu như trong bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hòa, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hòa hợp với cảnh vật trong một nỗi niềm u uất. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách nhìn cảnh vật. Như vậy, cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời vẳng xuống mà trỗi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của câu thơ là vậy. Trước cảnh thu và hồn thu khiến thi hứng dạt dào, nhà thơ toan cắt bút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi: Nhân hứng cũng vừa toan cắt bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nhà thơ thẹn nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Lôgic của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư của cả bài thơ. Nguyễn Khuyến miêu tả cảnh thu ở quê hương mình, từ màu trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không.. để dẫn đến cảm xúc đầy suy tư ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, ông gửi gắm tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước tình trạng đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt lành không còn nữa mà mình thì lực bất tòng tâm. Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt đến mức điêu luyện, tinh tế, không dễ mấy ai sánh được. Xem thêm: Đăng bài phân tích kiếm tiền Cách kiếm tiền từ giao dịch bitcoin
- văn mẫu
Chia sẻ trang này
- Login with Facebook
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Đề tài cần chú ý
- Tóm Tắt Câu Chuyện Cái Tết Của... Thuỳ Chi replied 30 Tháng mười một 2019
Thống kê diễn đàn
Đề tài thảo luận: 14,851 Bài viết: 15,898 Thành viên: 4,476 Thành viên mới nhất: ryasnoshDonate Bitcoin
17QWPq5rTKiaKjSLXoU7B71qr52HXZwUdoTag Cloud
- âm nhạc
- ẩm thực
- bài hát hay
- bài hát việt
- cây
- cây cảnh
- dịch sang tiếng anh
- justin bieber
- kiến thức
- kiến thức ẩm thực
- kiến thức cuộc sống
- kiến thức doanh nghiệp
- kiến thức sức khoẻ
- kiến thức tài chính
- kpop
- lời bài hát
- lời dịch
- lyrics
- mẹo vặt
- nghe nhạc
- nhạc 2023
- nhạc cover
- nhạc hàn
- nhạc hay
- nhạc hoa
- nhạc hot tiktok
- nhạc mới
- nhạc quốc tế
- nhạc rap
- nhạc trẻ
- nhạc trung
- nhạc việt
- nhạc việt nam
- phiên âm
- rap việt
- taylor swift
- thơ
- usuk
- vietsub
- định nghĩa
Từ khóa » Thu ẩm Thu Vịnh Là Gì
-
Nhân Bàn Về Bài Thu Vịnh - Thử Tìm Hiểu Cái Gốc Của Sự Buồn Tẻ Trong ...
-
BA BÀI THƠ MÙA THU CỦA NGUYỄN KHUYẾN
-
Đúng, Nguyễn Khuyến Sáng Tác Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm
-
Phân Tích Thu điếu Thu ẩm Thu Vịnh để Làm Bật Vẻ đẹp độc đáo Của ...
-
Phân Tích Ba Bài Thơ: Thu Vịnh, Thu điếu, Thu ẩm Của Nguyễn Khuyến
-
Bài Thơ: Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến - 阮勸) - Thi Viện
-
[CHUẨN NHẤT] Thu ẩm Nghĩa Là Gì? - TopLoigiai
-
Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thu Vịnh Lớp 11 Chọn Lọc, điểm Cao, Hay
-
Phân Tích Bài “Thu Vịnh” (3) - Giỏi Văn
-
Phân Tích Bài Thơ Thu ẩm Của Nguyễn Khuyến - Wiki Secret
-
Đề Đọc Hiểu: Thu Vịnh - Nguyễn Khuyến - Việt Nam Overnight
-
[Top Bình Chọn] - Thu điếu Thu Vịnh Thu ẩm - Trần Gia Hưng
-
SO SÁNH 3 BÀI THƠ THU ĐIẾU THU ẨM THU VỊNH
-
Phân Tích Bài Thu Vịnh Của Nguyễn Khuyến Lớp 11