Khái Quát Về Thư Viện Công Cộng Tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Thư viện tỉnh Thái Nguyên

Thư viện tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng nhiệm vụ là thu thập, tàng trữ, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng các tài liệu trong và ngoài nước, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển của địa phương về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Là kho tài liệu lớn nhất của tỉnh, nơi thu thập, lưu trữ các tài liệu tại địa phương. Vốn tài liệu hiện có trên 150.000 bản sách, 70 loại báo, tạp chí, 1.181 tài liệu địa chí, 830 tài liệu ngoại văn, 160 sách chữ nổi, 656 sách nói (đĩa CD) dành cho người khiếm thị, 40 máy tính (thuộc Dự án BMGF-VN).

Thành lập với mong muốn sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân trên địa bàn. Hiện nay thư viện tỉnh Thái Nguyên vẫn hoạt động theo mô hình thư viện truyền thống. Tức là các cuốn tài liệu được sắp xếp theo khổ, cỡ, đầu sách và được cất kĩ trong những kho kín của thư viện. Người đọc chỉ có thể tiếp cận đến tài liệu thông qua thủ thư tại các quầy lưu thông. Hình thức hoạt động như vậy được những người trong ngành thư viện gọi là “thư viện đóng”. Khác với thư viện mở là người đọc được tự do đi lại chọn lựa sách, thì với thư viện đóng người đọc trở nên bị động, hạn chế về tầm nhìn và sự tiếp xúc với sách.

Thư viện tỉnh Thái Nguyên luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thư viện Quốc gia

Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch; sự phối hợp và giúp đỡ của các cấp, các ngành; là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh được xác định là trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc bộ, nơi có nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương đóng trên địa bàn, là trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ ba của cả nước, nên có lượng bạn đọc đông đảo và đa dạng;

Về cơ sở vật chất: Có trụ sở tương đối khang trang nhưng công năng chưa thật sự phù hợp cho hoạt động thư viện, nên việc triển khai các phòng làm việc, các bộ phận phục vụ còn hạn chế; còn thiếu nhiều về trang thiết bị, phương tiện, máy móc, tủ, giá sách...

Về cán bộ: Đội ngũ cán bộ viên chức hầu hết có trình độ chuyên ngành thư viện, yêu nghề và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thư viện. Với chỉ tiêu biên chế được giao, Thư viện đã phải ký thêm hợp đồng lao động vụ việc nhưng vẫn chưa đáp ứng triển khai đầy đủ các hoạt động, nhiều bộ phận chỉ có 01 cán bộ, thậm chí phải kiêm nhiệm nên chỉ tổ chức phục vụ bạn đọc được theo giờ hành chính. Đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác thư viện cấp tỉnh, huyện được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến trong hoạt động thư viện (hiện có gần 90% cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành thư viện hoặc tương đương, nhiều cán bộ đã được học các lớp trung cấp lý luận chính trị và quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên).

Về bổ sung vốn tài liệu: Thư viện tỉnh đã thực hiện đúng sự chỉ đạo của Vụ thư viện, UBND tỉnh, Sở VHTT&DL sách Chương trình mục tiêu quốc gia được đưa về các điểm thư viện theo đúng quy định, không chuyển mục tiêu làm việc khác; sách được quản lý, khai thác hiệu quả có sổ sách theo dõi; nguồn sách bổ sung được thẩm định đầy đủ, đúng chất lượng, chủng loại theo nhu cầu thực tế trước khi tiến hành bổ sung.

- Năm 2011: 984 tên sách, 7.135 bản sách = 335.000.000đ. - Năm 2012: 409 tên sách, 6.793 bản sách = 345.500.000đ - Năm 2013: 223 tên sách, 4014 bản sách = 240.000.000đ - Năm 2014: 70 tên sách, 1.260 bản sách = 80.000.000đ - Năm 2015: 160 tên sách, 2.400 bản sách = 160.000.000đ

Về kinh phí: Kinh phí để bổ sung tài liệu, hiện đại hóa hoạt động thư viện, kinh phí tổ chức các hoạt động chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ còn hạn chế.

Các hoạt động như cấp thẻ thư viện cho người đọc, đăng kí mượn sách đều được làm theo cách truyền thống là ghi chép trên những cuốn sổ mà không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Do đó, mỗi lần có người đến mượn hay trả sách, những người làm thư viện ở đây rất khó khăn và mất thời gian trong việc điền thông tin, cũng như tìm sổ mượn của người đọc

Tuy nhiên, do thư viện tỉnh Thái Nguyên được tiếp nhận cơ sở vật chất của Cục thuế Thái Nguyên, nên không gian nơi đây được xây dựng chỉ phù hợp với một cơ quan hành chính chứ không phải là cho thư viện. Cả thư viện gồm có bốn kho lưu trữ tài liệu và một phòng máy tính cho sử dụng Internet miễn phí, nhưng được đặt phân tán ở các tầng. Do đó nếu người đọc mượn sách ở tầng 3, muốn đọc thì phải lên tầng 4, và mượn mang về lại phải xuống tầng 1 tìm mã sách của quyển đó ở kho mượn. Không chỉ vậy không gian phòng đọc cũng là tận dụng hội trường họp của cơ quan thuế nên khá chật hẹp, gò bó, không thoải mái.

Hiện nay, TVCC tỉnh Thái Nguyên cũng đã đưa ra nhiều phương pháp để có thể nâng cao chất lượng hoạt động, hướng tới xây dựng thành thư viện điện tử hiện đại, thu hút người đọc trên địa bàn tỉnh. Thay bằng khép kín tất cả các kho tài liệu như trước thì nay đã dần cải cách mở kho thiếu nhi, cho các em được tự do chọn sách, mở rộng không gian đọc cho độc giả.

Sau hơn 8 năm tiếp quản lại cơ sở vật chất của Cục thuế Thái Nguyên, Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh đã nhanh chóng ổn định, phục vụ bạn đọc. Hầu hết các chỉ tiêu được giao, Thư viện đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2015, Thư viện phục vụ hơn 67.000 lượt bạn đọc, đạt 112% kế hoạch; luân chuyển sách, báo gần 173.000 lượt, đạt 115% kế hoạch; bổ sung sách mới gần 3.000 bản, đạt 136% kế hoạch, cấp 919 thẻ đọc mới, đạt 102% kế hoạch-Hoàn thành việc bổ sung sách mới cho Thư viện tỉnh với 791 tên sách = 2.369 bản sách trị giá: 149.698.700đ, đạt 100% kế hoạch năm.

- Hoàn thành bổ sung và cấp sách theo chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2015 cho 05 thư viện cấp huyện với 160 tên sách = 2.400 bản trị giá 160.000.000đ.

Công tác phục vụ bạn đọc

- Cấp thẻ bạn đọc mới: đạt 1.400 thẻ/1.000 thẻ, đạt 140% kế hoạch năm. - Phục vụ bạn đọc: 31.248 lượt.

- Sách, báo luân chuyển: 44.643 lượt.

- Tổ chức nhiều hoạt động phục vụ bằng nhiều hình thức đa dạng để phục vụ bạn đọc. Phòng Internet của Thư viện tỉnh có 40 máy tính (theo dự án BMGF-VN) nên đã thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện.

Công tác nghiệp vụ, phong trào, tuyên truyền

- Phối hợp thực hiện tuyên truyền giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình tỉnh 48 đợt.

- Lược thuật tin, bài viết về Thái Nguyên qua báo, tạp chí Trung ương phát hành đến các ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh (86 bản/tháng) và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

Công tác tuyên truyền, triển lãm:

+ Tổ chức Triển lãm sách, báo, ảnh kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2015) và Hội báo xuân Ất Mùi 2015 từ ngày 02/02/2015 đến ngày 28/02/2015 tại Thư viện tỉnh.

+ Tổ chức trưng bày giới thiệu báo xuân và các tác phẩm thơ ca gồm: Thơ Việt Nam, thơ nước ngoài, thơ của các tác giả Thái Nguyên nhân Lễ hội thơ Nguyên Tiêu Thái Nguyên năm 2016.

+ Tổ chức Triển lãm sách, báo, ảnh tư liệu về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Người từ ngày 14/5/2015 đến ngày 30/5/2015, tại Thư viện tỉnh.

+ Trưng bày, giới thiệu 200 bản sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2015).

+ Phối hợp với Trại giam Phú Sơn 4 tổ chức thành công Triển lãm sách, báo, ảnh, tư liệu và bản đồ tuyên truyền về chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam với chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại 5 phân trại của Trại giam Phú Sơn 4 - Bộ Công an.

+ Phối hợp UBND thị xã Phổ Yên và Thư viện tỉnh Khánh Hòa tổ chức thành công Triển lãm sách, báo, ảnh, tư liệu, bản đồ tuyên truyền về chủ quyền biển, hải đảo Việt Nam với chủ đề “ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt

Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại thị xã Phổ Yên.

+ Phối hợp với Thư viện tỉnh Khánh Hòa tổ chức 01 cuộc triển lãm “Thái Nguyên - Khánh Hòa, vùng đất và con người” nhân dịp khai mạc Festival biển Nha Trang, Khánh Hòa 2015; xây dựng “Không gian thông tin, tư liệu về tỉnh Thái Nguyên” tại Thư viện tỉnh Khánh Hòa (tỉnh kết nghĩa với tỉnh Thái Nguyên) nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Thư viện tỉnh Khánh Hòa. Phối hợp với Thư viện tỉnh Khánh Hòa xây dựng “Không gian thông tin, tư liệu về tỉnh Khánh Hòa” tại thư viện tỉnh Thái Nguyên, tổ chức đi thăm,

giao lưu và tặng sách cho trường THCS Nha Trang (TP Thái Nguyên) và trường THPT Khánh Hòa (huyện Phú Lương).

- Giúp Phòng Lịch sử Đảng - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên xử lý nghiệp vụ kho sách tài liệu lịch sử Đảng, số lượng 2.000 bản sách.

- Giúp đỡ một số trường tiểu học và THCS trên địa bàn tỉnh luân chuyển sách trong các hoạt động tổ chức ngày hội sách và văn hóa đọc cấp thành phố.

- Hướng dẫn, giúp đỡ tổ chức Hội thi “Thiếu nhi kể chuyện theo sách” và "Ngày hội sách và văn hóa đọc" năm 2016 tại các huyện, thành, thị. Tổ chức thành công Hội thi “Thiếu nhi kể chuyện theo sách” và “Ngày Hội sách và văn hóa đọc” tỉnh Thái Nguyên lần thứ III - năm 2016.

- Hướng dẫn, giúp đỡ và tham gia Ngày hội Sách hưởng ứng hoạt động học tập suốt đời của trường THPT Ngô Quyền (TP Thái Nguyên).

- Tham gia vòng sơ khảo Liên hoan “Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách” năm 2015 với chủ đề “Việt Nam đất nước - con người” từ ngày 07/7/2015 đến ngày 09/7/2015 tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, kết quả đoàn Thư viện tỉnh Thái Nguyên đạt giải xuất sắc tại Liên hoan và được chọn tham gia vòng Chung kết “Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách” toàn quốc năm 2015 do Bộ VHTT&DL tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi. Tham gia, đạt giải nhất tại chung kết toàn quốc Liên hoan “Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách” năm 2015 với chủ đề “Việt Nam đất nước - con người” do Bộ VHTT&DL tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi, được Bộ VHTTDL tặng Bằng khen. - Tiếp nhận hợp phần nội dung Dự án “Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng” trị giá trên 300 triệu đồng.

- Hoàn thành công tác hồi cố sách thư viện năm 2016 theo kế hoạch được phê duyệt, thẩm định.

Công tác xây dựng phong trào cơ sở, tham gia xây dựng nông thôn mới

- Trao đổi, phối hợp thực hiện công tác luân chuyển sách tại địa bàn thành phố Thái Nguyên và 08 thư viện huyện, thị, đặc biệt là các xã trong lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh 2016, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động của các tủ sách luân chuyển và hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện cơ sở.

- Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đồng Hỷ xây dựng Trung tâm Thông tin - Thư viện với 212 bản sách trị giá gần 10 triệu đồng và 500 bản sách luân chuyển tại xã Minh Lập - Huyện Đồng Hỷ.

- Huy động các nguồn lực xã hội hóa được gần 4.000 bản sách, trên 600 bản tạp chí trị giá trên 150.000 triệu đồng để giúp đỡ xây dựng 01 thư viện dành cho phạm nhân nữ tại Phân trại số 2 - Trại giam Phú sơn 4, Bộ công an.

- Phối hợp với Bưu điện tỉnh thực hiện luân chuyển sách về 35 điểm bưu điện văn hóa xã trên địa bàn theo chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông.

2.1.2. Thư viện thành phố Thái Nguyên

Thư viện Thành phố Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 02/03/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Theo Quyết định trên Thư viện thành phố Thái Nguyên trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên; là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các tổ chức tín dụng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Thư viện Thành phố có nhiệm vụ giúp UBND xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của thư viện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với các nhiệm vụ chủ yếu:

- Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu của Thư viện;

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo để thu hút người đọc;

- Tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo và xây dựng phong trào để hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân thành phố Thái Nguyên; - Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

- Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc sách, hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện phường, xã, phòng đọc sách trên địa bàn.

Sau hơn 4 năm hoạt động, UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện việc phát triển các tủ sách, sự ra đời của thư viện đã khẳng định sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những hiệu quả, thành công của việc phát triển văn hóa cơ sở, đưa sách báo, tri thức đến với nhân dân, với kết quả đã xây dựng 80 tủ sách trên 28 xã, phường trong địa bàn thành phố, vốn tài liệu là trên 6.000 bản sách, báo tạp chí. Tiếp tục phát huy những thành tích đạt được, Thư viện thành phố ra đời sẽ cổ vũ mạnh mẽ hơn nữa phong trào đọc sách, nâng cao kiến thức cộng đồng, cập nhật, mở rộng các hình thức truy cập, đáp ứng nhu cầu thông tin hiện đại cho bạn đọc trên địa bàn thành phố. Thư viện thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp nhận hệ thống thư viện điện tử do Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” đầu tư; phấn đấu năm 2016, có 120 nhà văn hóa có tủ sách hoạt động phục vụ nhân dân.

2.1.3. Thư viện cấp huyện

Hiện nay, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, Thái Nguyên có 3 mô hình thư viện cấp huyện: Thư viện thành phố Thái Nguyên trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên; Thư viện huyện Đồng Hỷ và Thư viện huyện Phú Bình trực thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; còn lại 6 Thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa Thể thao cấp huyện.

- Về trụ sở, trang thiết bị: Hiện chỉ có 03/08 thư viện cấp huyện có trụ sở độc lập; trong đó, Thư viện huyện Đại Từ có trụ sở được xây mới khang

trang; thư viện thành phố Sông Công, thư viện thị xã Phổ Yên, Thư viện huyện Phú Lương nằm trong khu Trung tâm Văn hóa, Thể thao; còn lại các thư viện huyện trụ sở chật hẹp, có thư viện không có phòng đọc phục vụ bạn

Từ khóa » Thư Viện Tỉnh Thái Nguyên