Khai Sai Mã Một Công Ty Bị Truy Thu, Xử Phạt Gần 6 Tỷ đồng

Công ty cổ phần Louis Capital bị xử phạt vì công bố thông tin sai lệch
Thép Tiến Lên bị phạt và truy thu thuế hơn nửa tỷ đồng
Một doanh nghiệp bị phạt và truy thu hơn 4,5 tỷ đồng tiền thuế
Bộ điều khiển điện tử dùng cho ô tô (Engine ECU). 	Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bộ điều khiển điện tử dùng cho ô tô (Engine ECU). Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Những năm gần đây, việc nhập khẩu mặt hàng khai báo là “bộ điều khiển điện tử dùng cho ô tô” (mã HS 8537.1099) của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước có tình trạng khai báo không thống nhất dẫn đến có nhiều tên hàng khác nhau như “bộ điều khiển đánh lửa”, “bộ điều khiển động cơ cho máy phát điện”, “cụm ECU dùng để lắp ráp ô tô”… Trong đó, một số doanh nghiệp đã cố tình khai báo sai tên hàng nhằm gian lận mã số để làm giảm số tiền thuế phải nộp.

Ngày 28/4/2020, một công ty đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc về cảng Hải Phòng, trong khai báo hàng hóa có “bộ điều khiển điện tử (ECU) hệ thống đánh lửa, dùng để lắp ráp xe ô tô du lịch (mã HS 8511.8020)”.

Để kịp thời kiểm tra việc khai báo mã số của doanh nghiệp, ngày 29/4/2020, Trực ban Tổng cục Hải quan chỉ đạo Chi cục Hải quan Ninh Bình (Cục Hải quan Hà Nam Ninh) nơi doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan rà soát cơ sở dữ liệu 2 tờ khai của Công ty đăng ký ngày 28/4/2020 để kiểm tra việc áp mã đối với mặt hàng “bộ điều khiển điện tử (ECU) hệ thống đánh lửa, dùng để lắp ráp xe ô tô du lịch”. Đồng thời kiểm tra rà soát các tờ khai tương tự của Công ty đã khai báo mặt hàng ECU có mã số thuộc chương 8511 tại Chi cục.

Ngày 18/9/2020, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 6129/TCHQ-TXNK về việc hướng dẫn phân loại mặt hàng Engine ECU.

Theo đó, “mặt hàng Engine ECU của xe ô tô là bộ điều khiển điện tử có cấu tạo bên trong gồm bản mạch đã được gắn các linh kiện như chân cắm, đi-ốt, cuộn cảm, điện trở, bộ xử lý lập trình,…dùng để nhận dữ liệu từ các cảm biến trên xe ô tô, phân tích dữ liệu sau đó đưa ra các tín hiệu điều khiển đến các thiết bị thiết bị điện trên xe như: rơ le ngắt mạch, kim phun nhiên liệu, mô bin đánh lửa, động cơ bướm ga, van điều áp, đèn báo động cơ, quạt gió két làm mát, cổng giao tiếp DLC3 để chúng hoạt động một cách tối ưu. Mặt hàng này không nhận các tín hiệu điều khiển trực tiếp của người dùng thông qua các phím, nút bấm điều khiển. Mặt hàng Engine ECU với mô tả như trên phù hợp phân loại vào nhóm 85.37, mã số 8537.10.99”.

Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 6129/TCHQ-TXNK, tham vấn ý kiến chuyên môn của các đơn vị nghiệp vụ có liên quan, Trực ban Tổng cục đã chỉ đạo Chi cục: “Nhóm 85.11 áp dụng cho hàng hóa là “thiết bị đánh lửa hoặc khởi động bằng điện loại dùng cho động cơ đốt trong đốt cháy bằng tia lửa điện hoặc cháy do nén (ví dụ, magneto đánh lửa, dynamo magneto, cuộn dây đánh lửa, bugi đánh lửa và bugi sấy, động cơ khởi động); máy phát điện (ví dụ, dynamo, alternator) và thiết bị ngắt mạch loại được sử dụng cùng các động cơ nêu trên”. Ngoài ra trường hợp hàng hóa là “Bảng, panel, giá đỡ, bàn, tủ và các loại hộp và đế khác, được lắp với hai hay nhiều thiết bị thuộc nhóm 85.35 hoặc 85.36, dùng để điều khiển hoặc phân phối điện” đề nghị tham khảo nhóm 85.37”.

Sau nhiều chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc sát sao của Trực ban Tổng cục, Chi cục Hải quan Ninh Bình đã rà soát, kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp khai sửa đổi, bổ sung cho 292 tờ khai liên quan đến mặt hàng Engine ECU phát sinh tại Chi cục.

Kết quả, cơ quan Hải quan đã truy thu hơn 4,7 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước (trong đó, thuế nhập khẩu là 4,3 tỷ đồng, thuế GTGT là hơn 431 triệu đồng), đồng thời xử phạt hành chính công ty hơn 900 triệu đồng.

Nhiều công cụ quản lý, chế tài xử phạt với DN cố tình vi phạm

Ngoài việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, trong đó có vi phạm về mã số hàng hóa ở quá trình thông quan, theo quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ban hành quyết định kiểm tra.

Khoản 2 Điều 77 Luật Hải quan quy định: kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan Hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (đến thời điểm ban hành quyết định kiểm tra).

Điều 78 Luật Hải quan quy định các trường hợp kiểm tra sau thông quan: 1, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; 2, đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro; 3, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

Kiểm tra sau thông quan là một biện pháp quản lý quan trọng, hữu hiệu của ngành Hải quan. Thực tế thời gian qua, chi cục kiểm tra sau thông quan các địa phương đã phát hiện không ít trường hợp vi phạm về mã số hàng hóa. Với các vi phạm này, ngoài bị truy thu số tiền thuế theo quy định, doanh nghiệp còn bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí trường hợp có tình tiết tăng nặng, cơ quan Hải quan có thể xem xét để xử lý hình sự.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra với cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu cần tuân thủ, chấp hành tốt quy định của pháp luật, trong đó có khai báo đúng về mã số hàng hóa.

Từ khóa » Phạt áp Sai Mã Hs