Khai Thác Than ở Tân Lạc (Hòa Bình): “Con Voi Chui Lọt Lỗ Kim”?
Lúc âm thầm, lúc công khai đào bới
Trao đổi với phóng viên, chị Bùi Thị H., nhà ở xóm Mu cho biết: “Vừa mới Tết ra, điểm mỏ này đã bắt đầu hoạt động. Từ hôm qua đến nay, thấy “động” nên buổi chiều họ đang làm thì nhảy lên xe máy chạy đi rồi. Máy móc họ trùm bạt lên che đậy ngụy trang. Họ còn vác cả mớ rào gai ra bốc lên đó. Nếu các anh (ý nói phóng viên) không quan sát kỹ, sẽ không nhận ra đâu”. Cũng theo chị H., “điểm mỏ này hoạt động đến mấy năm nay rồi. Họ đào kiểu lò giếng nên chỉ có mấy cái giếng thả lò xuống thôi. Rồi từ đó, họ đi các đường lò hầm ngổn ngang dưới lòng đất. Than được các thợ đào đục rồi cho xe goòng đẩy ra. Sau cho tời kéo từng thùng lên. Hiện có 2 nhóm làm khác nhau. Than đánh đống, đủ chừng xe tải khoảng 15 tấn thì họ chở đi ngay. Chúng tôi không rõ tập kết ở đâu, chỉ biết xe này ra, xe khác lại vào chở. Vì thế, với người lạ, rất khó phát hiện ra ở đây có khai thác than”.
“Mục sở thị” tại tất cả cái giếng lò đang được đào bới để ghi hình, chụp ảnh, phóng viên nhận thấy những tố cáo của người dân là có cơ sở. Cụ thể, phóng viên tận mắt chứng kiến tại một giếng lò đang đào, được chừng 2 tấn than thì có người đến nên những công nhân đang làm ở đây bỏ đi đâu không rõ.
Qua điều tra, phóng viên được biết: Mảnh đất mà các đối tượng đang đào ở đây là của gia đình ông Định, ông này để cho các đối tượng đến khai thác than và chia nhau. Hiện các tốp thợ đang ở trong mấy căn nhà cạnh gia đình ông Định. “Chủ bưởng” ở đây là đối tượng có tên Long, nhà ở xã Vĩnh Đồng (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình). Toàn bộ những “thợ lò” của Long đều được đưa từ huyện Kim Bôi và Lạc Sơn về. Lúc đông lên tới 20 - 30 người. Mỗi ca thường xuyên có từ 7 - 10 người chia làm 2 phần, gồm phần đào dưới lò và phần vận tải ở trên. Tại khu vực xóm Mu, hiện có 3 hầm lò đang được đào. Tất cả đều được trang bị máy móc, công nghệ thổi khí ngạt… rất hiện đại, không kém gì các nơi khác làm than kiểu lò như ở Quảng Ninh.
Trao đổi với phóng viên về tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, một cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Hiện tại khu vực mà phóng viên tìm hiểu, UBND tỉnh Hòa Bình chưa cấp phép cho đơn vị nào khai thác. Do vậy, mọi hành vi khai thác than ở đây đều là hành vi “ăn cắp” khoáng sản.
Xã có ra văn bản ngăn chặn, nhưng…!
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Bân, trưởng xóm Mu cho biết: “Việc khai thác than ở đây đều dưới sự điều hành của anh Long (Kim Bôi), anh này chỉ thỉnh thoảng đến. Những “công nhân mỏ” ở đây chỉ làm theo sự phân công của chủ. Xóm cũng có thắc mắc nhưng họ nói là có giấy tờ”. Tuy nhiên, đến ông Bân là trưởng xóm cũng chưa bao giờ nhìn thấy giấy tờ cho phép khai thác than của họ. Hoạt động khai thác than ở đây cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống của bà con nhân dân, ông Bân cho biết thêm.
Còn ông Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Suối Hoa cho biết: Điểm mỏ của ông Long khai thác là trái phép. UBND xã Suối Hoa đã ra văn bản ngăn chặn rồi, nhưng không hiểu sao vẫn thấy than đào ra.
Phóng viên tiếp tục liên hệ đến ông Bùi Văn Nhàn, nguyên là Chủ tịch xã, nay làm Bí thư Đảng ủy xã Suối Hoa, thế nhưng sau khi nghe phóng viên đặt câu hỏi về tình trạng khai thác than tại đây thì ông Nhàn không ý kiến gì.
Phân tích về tình trạng khai thác than “thổ phỉ” tại đây đang diễn ra trước sự “bất lực” của chính quyền địa phương, Luật sư Nguyễn Thu Phương (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích: Trong Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác có quy định rất cụ thể, nếu địa phương nào để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về người đứng đầu. Mà như ở đây, người phải chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, khoáng sản đầu tiên là ông Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc. Tiếp đó là trách nhiệm của Công an huyện Tân Lạc và trách nhiệm của Trưởng Công an xã Suối Hoa đã để xảy ra tình trạng khai thác than tại đây rồi mới đến chính quyền cấp xã.
Cũng theo Luật sư Phương, việc khai thác than rầm rộ như vậy mà các cấp có thẩm quyền tại địa phương lại không hay biết, không giải quyết triệt để thì câu hỏi đặt ra là: “Có hay không việc bảo kê cho các đối tượng khai thác than ở đây để cùng nhau trục lợi?”.
Còn việc gia đình ông Định đang “ăn chia” với các đối tượng “làm than” ở đây là hành vi “ăn cắp khoáng sản”, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ, truy thu lại những gì mà các đối tượng đã lén lút “ăn cắp”.
Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình cần vào cuộc, làm rõ việc khai thác than ở đây đúng hay sai để xử nghiêm theo pháp luật.
Từ khóa » Goòng
-
OceanBank Rao Bán Khoản Nợ Quá Hạn Lâu Năm Của Công Ty TNHH ...
-
Bộ Xây Dựng đề Xuất Bổ Sung 27 Công Việc Nặng Nhọc Ngành Xây ...
-
Nhà Ngoại Giao Nga Tự đẩy Xe Goòng Rời Triều Tiên Về Nước
-
TKV đẩy Mạnh Hiện đại Hóa Công Tác Vận Tải Trong Sản Xuất Than ...
-
Nguy Hiểm Nghề Xe đẩy Goòng ở Philippines
-
Xe Goòng Bị Tuột Cáp đè Chết Hai Công Nhân Than Hạ Long
-
Ở Ninh Bình Có Món Bánh đặc Sản Giòn Tan Thường Xuyên Xuất Hiện ...
-
Thanh Hóa: Dự án Aqua City Hoằng Hóa 'nằm Chờ' Chấp Thuận Chủ ...
-
Độc đáo Bộ 30 Chiếc đàn đá Xác Lập Kỷ Lục Việt Nam
-
Bị Xe Goòng Va đập Vào Người, Một Công Nhân Tử Vong
-
Thanh Hóa: Dự án Aqua City Hoằng Hóa 'nằm Chờ' Chấp Thuận Chủ ...
-
Công Nhân Mỏ Than Dương Huy Tử Vong Do Va đập Goòng
-
Than Dương Huy Cơ Giới Hoá Phá Kỷ Lục đào Lò
-
Cầu Kỳ Món Bánh Chuối Của Người Tày