Khai Thác Thành Công Nguồn Năng Lượng Từ Băng Cháy
Có thể bạn quan tâm
Quan chức Trung Quốc tuyến bố rằng sự kiện này là khoảnh khắc đột phá, đưa đến một cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu trong tương lai. Nhật Bản cũng báo cáo về việc khai thác thành công băng cháy vào ngày 4/5/2017.
Đối với Nhật Bản, methane hydrate tạo ra cơ hội để giảm sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu nhập khẩu. Trong khi đó, ở Trung Quốc, nó có thể là chất thay thế sạch hơn cho các nhà máy đốt than và nhà máy thép, giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm khói bụi đang gia tăng ở quốc gia này.
Tiềm năng lớn
Methane hydrate được tìm thấy chủ yếu dưới đáy biển và nằm sâu bên trong tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực và bên dưới lớp băng ở Nam Cực.
Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trữ lượng băng cháy trên toàn thế giới dao động từ 280 nghìn tỷ m3 lên đến 2,8 triệu tỷ m3. Trong khi đó, tổng sản lượng khí tự nhiên trên toàn thế giới vào năm 2015 là 3,5 tỷ m3.
Điều này có nghĩa là trữ lượng methane hydrate, hay băng cháy có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt toàn cầu từ 80 đến 800 năm với mức tiêu thụ hiện tại.
David Sandalow, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách và Năng lượng toàn cầu thuộc Đại học Columbia (New York, Mỹ) nhận định: Nhiên liệu băng cháy có thể thay thế cho các nguồn năng lượng tái tạo. Thậm chí,băng cháy còn có tiềm năng để thay thế nhiệt điện than.
Nhà khoa học lo ngại
Tuy nhiên, yếu tố lợi nhuận và chi phí khai thác quá cao chính là nguyên nhân khiến các công ty năng lượng tư nhân và nhà nước "né tránh" đầu tư khai thác băng cháy trong nhiều thập kỷ qua. Hơn nữa, việc khai thác còn cần phải sử dụng một lượng lớn nước, hoặc CO2 nhằm làm ngập bể chứa methane hydrate để nhiên liệu có thể được giải phóng và đưa lên bề mặt.
Một điểm đáng lưu ý là nếu methane hydrate bị rò rỉ trong quá trình chiết xuất, nó có thể làm tăng phát thải khí nhà kính. Do đó, các nhà khoa học lo ngại, nếu khai thác không đúng cách, băng cháy sẽ làm tràn ngập bầu khí quyển trái đất với khí nhà kính methane, "kích hoạt" gia tăng biến đổi khí hậu.
Methane là một khí nhà kính siêu mạnh, với khả năng làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu cao hơn gấp 36 lần so với khí CO2. Các nhà khoa học cũng cho biết, việc khai thác băng cháy ở sâu dưới đáy biển có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh thái của khu vực đó.
David Sandalow cho rằng, những tác động đến khí hậu trong sản xuất băng cháy tự nhiên rất phức tạp, có những lợi ích tiềm tàng nhưng cũng có những rủi ro đáng kể.
Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng. Băng cháy định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương.
Ban đầu người ta cho rằng, băng cháy chỉ xuất hiện ở khu vực ngoài hệ mặt trời nơi có nhiệt độ thấp và nước đá là phổ biến, nhưng băng cháy sau đó lại được phát hiện trong trầm tích ở đáy đại dương của trái đất.
NGUỒN: ABC NEWS/ SCIENCEALERT
Từ khóa » Băng Cháy Là Dạng Hydrat đông Lạnh Của
-
Băng Cháy Có Thể Trở Thành Nhiên Liệu Phổ Biến Trong Tương Lai
-
Băng Cháy - Nguồn Nhiên Liệu Trong Tương Lai - Trang Chủ
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Khổng Lồ - Báo Thanh Niên
-
Mêtan Hyđrat – Wikipedia Tiếng Việt
-
Băng Cháy Là Gì? - Triển Vọng Khai Thác Và Sử Dụng - LabVIETCHEM
-
Băng Cháy Là Gì? Khai Thác Băng Cháy Như Thế Nào? - Thiết Kế Website
-
Bạn Có Biết Băng Cháy "methane Hydrate" Là Gì? - AnToanAZ
-
Tìm Hiểu Về Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Mới Trong Tương Lai
-
Băng Cháy Là Gì? Vì Sao Băng Cháy Là Một Nguồn Năng Lượng ...
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Của Tương Lai
-
Băng Cháy - Nguồn Năng Lượng Khổng Lồ - Báo Người Lao động
-
Băng Cháy – Nguồn Nguyên Liệu Tương Lai - Công An Nhân Dân
-
Việt Nam Sẽ Khai Thác Băng Cháy Trên Biển Đông? - Sài Gòn Tiếp Thị
-
Triển Vọng Và Thách Thức Từ Băng Cháy Biển Đông