Khám Béo Phì ở Trẻ Nhỏ | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Khoa Dinh Dưỡng » Khám dinh dưỡng cho bé
Khám béo phì ở trẻ nhỏ 31/12/2021 - 11:32 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩNguyễn Thị Lâm
Bác sĩ Dinh dưỡng1900 55 88 92Đặt lịch khámTình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay ngày một gia tăng. Béo phì không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn kéo theo vô vàn hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, giao tiếp, thậm chí là tương lai của trẻ. Khám béo phì cho trẻ ngay từ những dấu hiệu đầu tiên là việc làm cần thiết giúp trẻ trở về tình trạng cơ thể bình thường.
1. Khi nào cần khám béo phì cho trẻ?
Ngoài các trường hợp trẻ có cân nặng, hình thể nặng hơn mức tiêu chuẩn và dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường thì câu hỏi làm thế nào để phát hiện sớm nguy cơ và đưa trẻ đi khám béo phì sớm vẫn là câu hỏi mà nhiều ba mẹ quan tâm.
Thông qua một số biểu hiện sau đây, cha mẹ có thể nghi ngờ trẻ bị béo phì và nên đưa trẻ tới thăm khám tại các chuyên khoa Dinh dưỡng uy tín:
1.1. Xác định chỉ số BMI
Đây là chỉ số khá uy tín cho biết trẻ từ 2 tuổi có thể trạng bình thường hay không. Một số trẻ có cân nặng và cơ thể lớn hơn bạn đồng lứa nhưng cần thông qua chiều cao của trẻ để đánh giá chính xác tổng quan trẻ có đang phát triển cân bằng.
Công thức tính BMI = Cân nặng/ (Chiều cao x chiều cao) (trong đó: cân nặng đơn vị tính: kg; chiều cao đơn vị tính: mét)
Trong đó, với từng kết quả BMI sẽ có những đánh giá khách quan như sau:
– Chỉ số BMI từ 18.5 đến 25: trẻ có thể trạng bình thường.
– Chỉ số BMI từ 25 đến 30: Trẻ bị thừa cân nhẹ.
– Chỉ số BMI từ 30 đến 35: Trẻ bị béo phì độ 1.
– Chỉ số BMI từ 35 đến 40: Trẻ béo phì độ II.
– Chỉ số BMI trên 40: Trẻ béo phì độ III.
1.2. Thông qua một số dấu hiệu điển hình
Ngoài việc tính chỉ số BMI, cha mẹ có thể nghi ngờ con bị thừa cân qua các dấu hiệu như:
– Trẻ xuất hiện các lớp mỡ xung quanh vùng đùi, cánh tay, cằm và vùng trên vú.
– Cân nặng của con tăng nhanh.
– Trẻ đi lại nặng nề hơn các trẻ em khác và thường có dấu hiệu thích ngồi 1 chỗ hơn là vận động, thích đồ ngọt, đồ chiên rán,… nhiều hơn
1.3. Thừa cân suy dinh dưỡng thể phù
Các dấu hiệu nêu trên phần lớn là dấu hiệu của thừa cân béo phì do thừa chất. Tuy nhiên, còn có một tình trạng thừa cân nguy hiểm hơn ở trẻ đó là thừa cân suy dinh dưỡng thể phù liên quan trực tiếp tới một số bệnh lý mà cha mẹ cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
Trẻ thừa cân nhưng bản chất bị suy dinh dưỡng thể phù thường có các biểu hiện sau đây:
-Trẻ có thân hình tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu.
– Da dẻ không hồng hào, nhợt nhạt do thiếu sắt. Ngoài ra có thể có những vết loang lổ trên vùng da.
-Các vùng mí mắt, mặt và hai mắt cá chân sưng phù.
Do các dấu hiệu trên thường kèm theo tăng cân nhẹ nên cha mẹ thường rất dễ nghĩ rằng “trẻ chỉ đang mập” hơn một xíu nên thường bị bỏ qua. Dẫn đến các dấu hiệu trở nên nặng hơn. Thừa cân trong trường hợp này vô cùng nguy hiểm, chính vì thế cha mẹ hãy cảnh giác và sớm cho trẻ đi khám.
2. Vì sao cần cho trẻ đi khám béo phì khi thấy dấu hiệu?
Khi có những biểu hiện nêu trên, các chuyên gia dinh dưỡng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn khuyên ba mẹ đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để đánh giá thể trạng. Nguyên nhân bởi việc thăm khám sẽ giúp cha mẹ hiểu được nguyên nhân chính gây ra thừa cân béo phì ở trẻ là do đâu, và tình trạng này có thể tự điều chỉnh theo chế độ ăn hay không?
Trên thực tế, béo phì thừa cân ở trẻ do hai nhóm nguyên nhân chính:
2.1.Béo phì thừa cân do thừa năng lượng
Tình trạng này không quá khó hiểu bởi ở lứa tuổi của trẻ, các thực phẩm giàu ngọt hay các thực phẩm chiên rán,.. đều thu hút trẻ hơn những thực phẩm giàu xơ như rau xanh,.. Một chế độ ăn không hợp lý, giàu đường bột, chất béo, đặc biệt là các tinh bột và chất béo no,.. rất dễ khiến trẻ tăng cân mất kiểm soát.
Dư thừa năng lượng khiến trẻ béo phì, dần tích mỡ dưới da và còn khiến trẻ mắc phải các vấn đề như:
– Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu.
– Trẻ dễ bị mắc bệnh tiểu đường sớm.
– Gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật gấp 3 – 4 lần so với các trẻ phát triển bình thường.
– Dễ mắc bệnh về xương khớp do hệ cơ xương phải chịu tác động lực nâng đỡ nhiều hơn mức chuẩn.
2.2. Thừa cân do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân trên, trẻ thừa cân còn có thể do một số bệnh lý:
-Trẻ mắc bệnh suy giáp trạng gây nên tình trạng béo phì, trẻ khó phát triển chiều cao, da khô và trí tuệ chậm phát triển.
-Trẻ mắc bệnh lý về thận thường bị béo vùng bụng và nhiều vết rạn trên da. Ngoài ra trẻ còn bị cao huyết áp.
-Trẻ béo phì do di chứng các bệnh về não.
– Trẻ thừa cân do suy dinh dưỡng thể bụ.
Ở mỗi trường hợp béo phì ở trẻ đều có những nguyên nhân riêng và quá trình điều trị, phục hồi về đúng chuẩn phát triển luôn có sự khác biệt. Tuy nhiên một số cha mẹ không hiểu điều này, mặc định khi trẻ béo phì cần giảm cân bằng cách giảm tinh bột và chất béo mà không hề biết việc tăng giảm nguồn dinh dưỡng khi không có căn cứ có thể khiến bệnh lý của trẻ thêm nặng hoặc vô tình khiến trẻ mắc bệnh.
Thăm khám sẽ giúp trẻ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp điều chỉnh cân nặng về mức phù hợp, hài hòa mà không gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, đau dạ dày, thèm ăn,.. và giúp trẻ đang bệnh lý thuyên giảm bệnh tật.
Bên cạnh đó, khi thăm khám dinh dưỡng, các chuyên gia đồng thời sẽ giúp trẻ trị liệu và học cách đối mặt với các vấn đề về tâm lý một cách dễ dàng, giúp trẻ thoát khỏi tự ti và trêu trọc từ bè bạn do thân hình chưa được đẹp, đồng thời cho trẻ hiểu được việc thu gọn thân hình không khó, không xấu và còn giúp trẻ tự giác ý thức việc cần có cơ thể cân đối, khỏe mạnh.
3. Khám béo phì cho trẻ tại Khoa Dinh dưỡng – Hệ thống Y tế Thu Cúc
Để khám béo phì cho trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ tới chuyên khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện hoặc các địa chỉ thăm khám dinh dưỡng uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện một số thăm khám cơ bản để đưa ra các tư vấn cũng như điều trị phù hợp.
TạI Hệ thống TCI, khoa Dinh Dưỡng thực hiện thăm khám các vấn đề dinh dưỡng trong đó có tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Quy trình thăm khám chung, trẻ sẽ được kiểm tra các vấn đề sau đây:
3.1. Chiều cao và cân nặng của trẻ
Thông qua kết quả cân đo, chỉ số BMI được xác định. Thông qua kết quả này bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ tình trạng thừa cân của trẻ ở mức độ nào.
3.2. Phân tích thành phần cơ thể
Với trẻ từ 9 tuổi, mặc dù chỉ số BMI có thể ở mức bình thường, tuy nhiên nếu tỷ lệ Cơ – mỡ – xương của trẻ không cân đối thì không được đánh giá là phát triển đúng chuẩn. Thông qua máy Tanita phân tích thành phần cơ thể, tỉ lệ thành phần cơ – mỡ – xương sẽ được đánh giá một cách chính xác, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn mức độ thừa cân, béo phì, tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương,… nếu có ở trẻ.
3.3. Thực hiện các xét nghiệm lâm sàng
Các xét nghiệm lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá các chỉ số sau:
– Xét nghiệm công thức máu toàn phần 12 chỉ số kiểm tra các thành phần của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các chỉ số máu liên quan.
– Xét nghiệm hóa sinh phát hiện các tiêu chí đường, mỡ máu almumin và protein toàn phần,… trong máu cũng như các chỉ số về chức năng gan, thận thông qua nước tiểu.
– Xét nghiệm phân tích vi chất cho trẻ, bao gồm: VTM D3; Retinol huyết thanh (tiền VTM A); Ferritin; sắt huyết thanh; Tranferin; Kẽm, Magie, Canxi, Phosphas; Phosphatase kiềm; VTM C, K2, B1, B12, Folic,…)
3.4. Một số thăm khám cơ bản khác
Ngoài các thăm khám trên, một số thăm khám lâm sàng như vận động, giao tiếp, ….cũng được thực hiện. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ có những bất thường, trẻ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
3.5. Đọc kết quả và tư vấn
Tư vấn dinh dưỡng và điều trị vô cùng quan trọng đối với trẻ thừa cân, béo phì. Việc giúp trẻ trở về cân nặng chuẩn không đơn giản chỉ là việc giảm chất béo và tinh bột trong khẩu phần ăn. Trên thực tế, điều này còn liên quan trực tiếp đến hành vi, thói quen của trẻ và của cả gia đình. Tại Thu Cúc, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân từ từ và tạo ra thói quen ăn uống cho trẻ thông qua thực đơn, và điều chỉnh thói quen, hành vi.
Với trẻ mắc các bệnh lý, song song với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì điều trị bệnh vô cùng quan trọng để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ.
Hiện nay, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, chuyên khoa Dinh Dưỡng đã và đang là địa chỉ thăm khám dinh dưỡng tin cậy cho trẻ nhỏ được hàng ngành ông bố bà mẹ chọn lựa:
– Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt yêu trẻ và hiểu tâm lý trẻ.
– Hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại.
– Không gian thăm khám rộng, thoáng, có khu vui chơi dành riêng cho trẻ.
– Chăm sóc, hỗ trợ tận tình.
Liên hệ ngay để được tư vấn khi cha mẹ có nhu cầu khám béo phì nói riêng và khám dinh dưỡng cho trẻ theo số tổng đài 1900 55 88 92.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: bệnh béo phìbéo phìbéo phì đối với trẻ emthừa cân béo phì Bài viết liên quanKiểm tra BMI online – Tìm hiểu chỉ số khối cơ thể
Việc kiểm soát chỉ số BMI là rất cần thiết vì khi cân nặng bất hợp lý, có...
Gói khám thừa cân béo phì cho trẻ em từ 7 đến 15 tuổi
Chung tay cùng các bậc phụ huynh trong hành trình bảo vệ sức khỏe của trẻ, Thu Cúc...
Trẻ sơ sinh thừa cân béo phì nguyên nhân do đâu?
Tăng cân quá nhanh, cân nặng thai nhi khi sinh >3,8 kg là những dấu hiệu cảnh báo...
Béo phì ở trẻ em: nguyên nhân, tác hại và cách điều chỉnh
Thừa cân béo phì ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng. Chúng thường được “che...
Béo phì và nguy cơ ung thư
Ngày nay, xã hội phát triển công việc nhẹ nhàng hơn, đời sống vật chất cũng đủ đầy...
Tác hại của béo phì đối với trẻ em
Cuộc sống hiện đại, tiện lợi và dư giả khiến nhiều cha mẹ chiều con quá mức trong...
- Khám dinh dưỡng cho bé
- Khám dinh dưỡng cho người lớn
Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?
Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?
Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?
Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?
Bé biếng ăn, mẹ phải làm sao?
Bé biếng ăn là tình trạng thường gặp và khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Tình trạng này…Trẻ bị thiếu vitamin C phải làm sao?
Vitamin C là một loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ bị thiếu…Mẹ chớ lo khi trẻ thiếu vitamin B1
Vitamin B1 là vi chất thuộc nhóm dinh dưỡng B, có tầm quan trọng đặc biệt với sự…Trẻ em thiếu vitamin A thì phải làm sao?
Theo thống kê, vitamin A là một trong vi chất thường bị thiếu hụt. Trẻ bị thiếu vitamin…Điều trị trẻ thừa vitamin D
Việc bổ sung vitamin D cho trẻ nhỏ qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày luôn được khuyến…Đừng để trẻ thiếu vitamin K
Thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nguy cơ xuất huyết não. Hiện tượng…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » Hình ảnh Em Bé Bị Béo Phì
-
Những Hình ảnh đáng Sợ Về Trẻ Béo Phì - Giáo Dục Việt Nam
-
Bộ ảnh ám ảnh Trong Trại Giảm Béo Cho Trẻ Khiến Bố Mẹ Thức Tỉnh
-
100+ Hình ảnh Em Bé Béo Phì
-
10 đứa Trẻ Béo Nhất Thế Giới Khiến Ai Cũng Phải Kinh Ngạc - Eva
-
Hình ảnh Của Những Em Bé Béo Nhất Thế Giới - Phu Nu Today
-
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Béo Phì Trẻ Em
-
Trẻ Em Béo Phì Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Gì? | Vinmec
-
Báo động Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì ở Trẻ Em Tại Việt Nam - Zing
-
Phát Hiện Mới Có Thể Giúp điều Trị Béo Phì ở Trẻ Em
-
Trẻ Béo Phì: Nguyên Nhân, Hệ Luỵ Và Biện Pháp Khắc Phục để Kiểm ...
-
Béo Phì ở Trẻ Em - Nên Cảnh Giác Từ Sớm! | BvNTP
-
Những Bệnh Lý Thường Gặp đối Với Trẻ Bị Thừa Cân, Béo Phì?