Khám Chữa Bệnh đúng Tuyến Là Gì? Mức Hưởng Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
1. Trường hợp nào được coi là khám chữa bệnh đúng tuyến?
Hiện nay, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không đưa ra khái niệm khái quát về khám chữa bệnh đúng tuyến là gì. Tuy nhiên Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT cũng đã liệt kê cụ thể các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được coi là đúng tuyến bao gồm:
(1) Người bệnh đến khám, chữa bệnh đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT của người đó.
(2) Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng tỉnh.
Lưu ý: Trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện.
(3) Người bệnh trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào trên toàn quốc.
Lưu ý: Trường hợp này phải có đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu của bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận, ghi vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
(4) Người bệnh được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT, bao gồm:
+ Người được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
+ Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện (tính cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh) chuyển đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
+ Người bệnh được chuyển tuyến khám, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến vẫn được cơ sở khám, chữa bệnh nơi tiếp nhận thực hiện khám, chữa bệnh BHYT.
+ Người bệnh có thẻ BHYT tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở y tế khác, bao gồm cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở y tế; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở y tế đang điều trị.
+ Được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT liên quan đến người mắc bệnh lao, lao kháng thuốc, nghi mắc lao, lao tiềm ẩn.
(5) Người bệnh có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung, tạm trú được khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
(6) Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến đúng quy định.
(7) Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến.(8) Trẻ sơ sinh cần phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Từ khóa » đi Khám Bệnh Có Vi Phạm Chỉ Thị 16
-
Giãn Cách Xã Hội, Người đi Khám Bệnh Cần Chuẩn Bị Gì ?
-
Tạo Thuận Lợi để Người Bệnh Tại Các địa Phương đang Giãn Cách Xã ...
-
Người Dân Khu Vực Phong Tỏa Muốn đi Khám Bệnh Phải Làm Sao?
-
Thủ Tục Khi đi Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế Hiện Nay được ...
-
Giãn Cách Theo Chỉ Thị 16, Người Dân Có được đi Khám Bệnh Không?
-
Chở Người Thân đi Khám Bệnh Có Vi Phạm Chỉ Thị 16 Không?
-
Chi Tiết Câu Hỏi - Cổng Thông Tin Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Số Người đi Khám Chữa Bệnh BHYT Bằng Căn Cước Công Dân Gắn ...
-
Đưa Mẹ đến Bệnh Viện Tái Khám, Tôi Có Vi Phạm Chỉ Thị 16? - Zing
-
Quy định Của Bảo Hiểm Về Việc Quân Nhân đi Khám Bệnh, Chữa ...
-
Đi Khám Bệnh Mùa Covid Cần Lưu ý Những Gì? - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Chở Người Thân đi Bệnh Viện Có Vi Phạm Chỉ Thị 16?
-
Nhiều Người Dân “nén Cơn đau” Chờ Ngày đi Khám Bệnh Tại TPHCM
-
Quy định Xử Phạt Khi Cho Người Khác Mượn Thẻ Bảo Hiểm Y Tế đi ...