Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học - Cổng Thông Tin điện Tử ...

Đau bụng: Coi chừng bệnh trọng ở người cao tuổi Ngày đăng 19/04/2021 | 15:19 | Lượt xem: 402

Đau bụng là triệu chứng của một loạt bệnh lý ở bệnh nhân cao tuổi, có thể biểu hiện rất khác biệt so với các bệnh nhân trẻ hơn.

TIN LIÊN QUAN

Một số bệnh lý gây đau bụng thường gặp ở người cao tuổi

Tắc ruột: Tắc ruột chiếm khoảng 12% các trường hợp đau bụng ở bệnh nhân cao tuổi. Tắc nghẽn được phân loại thành tắc nghẽn ruột non hoặc tắc nghẽn đại tràng, mặc dù khó có thể phân biệt được chúng trên lâm sàng.

Xoắn manh tràng tương đối hiếm và thường thể hiện trên lâm sàng như tắc nghẽn ruột non. Xoắn đại tràng sigma phổ biến hơn nhiều và thường được xác định bằng chụp X quang bụng đứng không chuẩn bị. Các yếu tố nguy cơ gây xoắn đại tràng sigma là tình trạng ít vận động và dùng thuốc xổ thường xuyên, cả hai yếu tố này lại thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi.

Phình động mạch chủ bụng: Phình động mạch chủ bụng hầu như chỉ gặp ở người cao tuổi. Khoảng 5% đàn ông trên 65 tuổi có phình động mạch chủ bụng. Nếu chẩn đoán vỡ phình động mạch chủ bụng được thiết lập trên một bệnh nhân có huyết động ổn thì tỷ lệ tử vong khoảng 25%. Nếu bệnh nhân trong tình trạng sốc thì tỷ lệ tử vong sẽ là 80%. Nên có sự hoài nghi cao, vì nhiều bệnh nhân đến với hình ảnh lâm sàng gợi ý cho cơn đau quặn thận hoặc đau cơ xương vùng lưng. Khoảng 30% bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng đã bị chẩn đoán sai lúc ban đầu.

Loét tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng nên được đặc biệt đề cập đến, vì tỷ lệ mắc ở các bệnh nhân cao tuổi ngày càng tăng. Điều này một phần có thể do việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) ngày càng nhiều. Người sử dụng NSAIDs có nguy cơ bị loét tiêu hóa cao gấp 5-10 lần so với người không dùng thuốc.

Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cao tuổi loét tiêu hóa cao gấp 100 lần so với bệnh nhân loét tiêu hóa trẻ. Chẩn đoán loét tiêu hóa ở bệnh nhân cao tuổi có thể khó khăn. Khoảng 35% bệnh nhân cao tuổi loét tiêu hóa không có triệu chứng đau. Các dấu hiệu thường gặp nhất là tiêu phân đen.

Các biến chứng bao gồm xuất huyết và thủng. Bệnh nhân cao tuổi đôi khi không đau khi thủng loé và liềm hơi trên phim Xquang bụng đứng có thể không quan sát thấy ở 60% trường hợp.

Viêm dạ dày ruột: Nên được xem xét như một chẩn đoán loại trừ ở bệnh nhân cao tuổi có nôn và tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy có thể do nhiều căn nguyên gây ra. Hồi cứu về các trường hợp viêm ruột thừa bị bỏ sót cho thấy khoảng một nửa số bệnh nhân ban đầu đã được chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày ruột.

Ngay cả khi các bệnh lý nguy hiểm đã được loại trừ, cần chú ý viêm dạ dày ruột cũng có thể gây bệnh nghiêm trọng ở bệnh nhân cao tuổi. Trong tất cả các ca tử vong do viêm dạ dày ruột, khoảng 2/3 xảy ra ở bệnh nhân lớn hơn 70 tuổi.

Bệnh lý đường mật: Là chẩn đoán thường gặp nhất ở bệnh nhân cao tuổi đến khám vì đau bụng. Khoảng 30-50% bệnh nhân trên 65 có sỏi túi mật. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán viêm túi mật khoảng 10%. Viêm túi mật không do sỏi chiếm khoảng 10% ở bệnh nhân cao tuổi bị tình trạng này. Kinh điển, chẩn đoán đòi hỏi phải có đau 1/4 trên bụng phải kết hợp với sốt và bạch cầu tăng. Thật không may, 25% bệnh nhân cao tuổi lại có thể không cảm thấy đau đáng kể, dưới 50% có sốt, nôn mửa, hoặc tăng bạch cầu. Việc chẩn đoán do đó có thể khó khăn trong nhóm tuổi này, và người thầy thuốc cần phải có tính hoài nghi cao.

Các biến chứng của bệnh lý đường mật bao gồm thủng túi mật, viêm tràn khí túi mật, viêm đường mật ngược dòng và liệt ruột do sỏi mật, chiếm khoảng 2% các trường hợp tắc ruột non ở người cao tuổi.

Viêm ruột thừa: Là một nguyên nhân đau bụng ít gặp ở bệnh nhân cao tuổi so với những bệnh nhân trẻ, chỉ có khoảng 10% các trường hợp viêm ruột thừa cấp xảy ra ở bệnh nhân trên 60 tuổi, trong khi đó 50% số ca tử vong do viêm ruột thừa lại xảy ra ở nhóm tuổi này. Tỷ lệ thủng ruột thừa ở bệnh nhân cao tuổi khoảng 50%, gấp 5 lần so với người trẻ tuổi. Điều này đa phần là do 75% số bệnh nhân cao tuổi thường để quá 24 giờ trước khi đi thăm khám.

Việc chẩn đoán có thể khó thực hiện, do trên 50% số bệnh nhân trong nhóm tuổi này không có sốt hoặc tăng bạch cầu. Ngoài ra khoảng 30% bệnh nhân không đau khu trú ở 1/4 dưới bụng phải, và 25% bệnh nhân không đau đáng kể ở 1/4 dưới bụng phải.

Chỉ có 20% bệnh nhân cao tuổi đến khám với biếng ăn, sốt, đau 1/4 bụng dưới phải và tăng bạch cầu. Chẩn đoán ban đầu thường không chính xác ở 40-50% bệnh nhân ở độ tuổi này. Tất cả các yếu tố trên góp phần làm chậm chẩn đoán và dẫn đến tỷ lệ biến chứng cao. Một hồi cứu trong 10 năm cho thấy chẩn đoán bị trì hoãn ở 35% bệnh nhân. Một lần nữa, cần phải có thái độ hoài nghi cao để tránh bỏ sót chẩn đoán.

Cần lưu ý gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở người cao tuổi, biểu hiện đau bụng ở người cao tuổi thường không rõ ràng như người trẻ, cảm giác ở người bệnh cao tuổi thường không rõ ràng, khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm trước khi xuất hiện triệu chứng, do đó cần chú ý trong chăm sóc, để ý các dấu hiệu sớm của người bệnh dù mơ hồ để đi khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng, đặc biệt là người lớn tuổi nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, xử lý sớm tình trạng bệnh lý để tránh biến chứng nguy hiểm.

https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-coi-chung-benh-trong-o-nguoi-cao-tuoi-n190229.html

Ngọc Linh

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

ad Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 813 Lượt truy cập trong tuần: 19521 Lượt truy cập trong tháng: 43827 Lượt truy cập trong năm: 43827 Tổng số lượt truy cập: 47338868 Về đầu trang

Từ khóa » Xoắn Ruột ở Người Già