Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học - Cổng Thông Tin điện Tử ...

Bệnh tay chân miệng- những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Ngày đăng 30/05/2022 | 10:34 | Lượt xem: 622

BSCKII Trần Kim Anh,Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm và số lượng trẻ mắc bệnh nhập viện đang tăng dần. Nếu như vào tuần trước, bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng vào Bệnh viện đa khoa Hà Đông điều trị chỉ khoảng 5 đến 10 trẻ thì đầu tuần này, đã tăng lên 20 trẻ.

TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ Kim Anh cũng cho hay: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút gây ra qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc qua đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Do đó, những trẻ học lớp mầm non, mẫu giáo có nguy cơ nhiễm bệnh rất lớn vì trong quá trình học tập, vui chơi, trẻ có thể bị lây chéo qua đường miệng do chơi cùng các đồ chơi và thói quen ngậm đồ chơi vào miệng. Trên 90% trẻ sẽ khỏi sau 7-10 ngày.

Bác sĩ Kim Anh khám cho bệnh nhân.

Thời gian ủ bệnh tay chân miệng trong khoảng 3 – 7 ngày, không triệu chứng. Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh là: trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc, nói đau miệng; nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, lở trong miệng. Phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi gần nhà để theo dõi.

Trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng hơn như: sốt hơn 2 ngày, sốt hơn 39 độ C, uống thuốc khó hạ, hay nôn ói… thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Bệnh tay chân miệng có một thể lâm sàng gọi là tối cấp diễn tiến rất nhanh với các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.

Bệnh tay chân miệng được phân thành 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Cấp độ 1 trẻ em chỉ gây loét miệng và/hoặc tổn thương da. Đây là cấp độ thể nhẹ có thể điều trị tại nhà, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và hạ sốt cao bằng Paracetamol theo hướng dẫn và cho trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích.

Cấp Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Trẻ có một trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc.

Cấp độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng.

Cấp độ 4: bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc.

Bác sĩ Kim Anh đưa ra khuyến cáo, hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng mà chỉ điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng nặng của bệnh. Do vậy, vấn đề vệ sinh là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trước dịch bệnh và hạn chế dịch bệnh lây lan. Cụ thể:

Để phòng bệnh cho trẻ, cần giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Đặc biệt rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn, nhất là mới đi ra ngoài về.

Thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi).

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày để điều trị cách ly, thông báo cho giáo viên, nhà trường để khử khuẩn dụng cụ học tập, tay nắm cửa, sàn nhà, đồ chơi, phòng cho trẻ khác.

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường, để chữa trị kịp thời.

Đào Hiền (Bệnh viện đa khoa Hà Đông)

Vũ Thị Tuyết

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 171 Lượt truy cập trong tuần: 86804 Lượt truy cập trong tháng: 279474 Lượt truy cập trong năm: 3152588 Tổng số lượt truy cập: 47219976 Về đầu trang

Từ khóa » Các Dấu Hiệu Bệnh Tay Chân Miệng