Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là các bất thường về chức năng và hình thể của hệ tĩnh mạch diễn biến kéo dài. Biểu hiện bằng các triệu chứng giãn tĩnh mạch, nặng tức chân, phù và các thay đổi ở da tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, hậu quả của bệnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
TIN LIÊN QUANBSCKII Đỗ Hữu Nghị - Trưởng khoa Nội tim mạch – Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người trên 50 tuổi, đôi khi xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi hơn. Khi chức năng đưa máu trở lại tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giảm, dẫn đến tình trạng máu ứ đọng và gây biến dạng mô xung quanh, hình thành bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới tương đối phổ biến nhưng triệu chứng lại dễ nhầm lẫn với viêm khớp, đau khớp chân, đau thần kinh cơ dẫn đến việc điều trị không hiệu quả. Lâu dần, suy giãn tĩnh mạch chi dưới còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như những vết loét lâu ngày có thể nhiễm trùng và chảy máu, thậm chí là hình thànhhuyết khối trôi về tim, gây tắc động mạch phổi dẫn đến tử vong.Vì vậy, ngay khi phát hiện, bệnh nhân cần phải đến khám và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Hiện nay chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào trực tiếp gây nên bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lý này: Một số tư thế sinh hoạt hoặc đặc thù nghề nghiệp phải ngồi một chỗ lâu, ít vận động, hay phải mang vác nặng…Môi trường làm việc ẩm thấp, phải đứng lâu; Sử dụng giày không phù hợp gây tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở phụ nữ. Những người mắc bệnh béo phì, chế độ ăn thiếu chất xơ, vitamin. Phụ nữ mang thai nhiều lần cũng dễ gặp phải bệnh lý này. Quá trình thoái hoá tuổi già là nguyên nhân hay gặp nhất gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Triệu chứng bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có 3 giai đoạn tiến triển bệnh, nếu không để ý rất có thể bệnh nhân không nhận biết và bỏ qua cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn biến chứng.
Giai đoạn đầu: các dấu hiệu không rõ nét, dễ dàng bị bỏ qua như: Đau mỏi chân, cảm giác nặng nề khi đi lại, mang giày thấy chật hơn bình thường; Khi đứng lâu sẽ bị mỏi hoặc phù nhẹ chân; Ban đêm có thể gặp tình trạng bị chuột rút; Có cảm giác kim châm ở vùng chân, các mạch máu nổi li ti.
Giai đoạn tiến triển: Phù chân, phù mắt cả chân hoặc cả bàn chân; Thay đổi màu sắc ở vùng da cẳng chân; Để ý sẽ thấy các tĩnh mạch nổi phồng trên da gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu; Nặng hơn có thể xuất hiện các búi tĩnh mạch hoặc các mảng bầm máu trên da.
Giai đoạn biến chứng: Khi bệnh đã ở giai đoạn 3, một số biến chứng xuất hiện rõ ràng hơn cụ thể: bệnh nhân bị viêm tĩnh mạch nông huyết khối, lâu dần tiến triển thành thuyên tắc tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi; Giãn vỡ tĩnh mạch gây chảy máu nặng. Nhiễm khuẩn vết loét.
Khi nào cần điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Tuỳ thuộc vào thể trạng và giai đoạn tiến triển bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định và phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Điều trị nội khoa; Phẫu thuật; Can thiệp tĩnh mạch bằng laser nội mạch. Trong đó Can thiệp tĩnh mạch bằng laser nội mạch để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới là phương pháp mới nhất, đạt được hiệu quả cao nhất và tiết kiệm thời gian nhất cho bệnh nhân. Nguyên lý của phương pháp can thiệp tĩnh mạch bằng laser là phóng thích một năng lượng vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để phá hủy tĩnh mạch bằng những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược. Ưu điểm của phương pháp này, hạn chế xâm lấn; Ít gây đau đớn. Sau khi can thiệp, bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Không cần phải ở lại viện và có thể về nhà ngay trong ngày. Thời gian phục hồi nhanh khi đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Khoa Nội tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã và đang triển khai ứng dụng phương pháp can thiệp tĩnh mạch bằng laser nội mạch để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới từ nhiều năm qua đã thu được kết quả rất khả quan. Tính đến tháng 5/2022, có khoảng 100 bệnh nhân được điều trị suy tĩnh mạch bằng Laser cho kết quả thành công cao, hiện tại không ghi nhận biến chứng nào theo dõi sau 1 tháng: 100% không có dòng trào ngược tái phát; 100% cải thiện triệu chứng lâm sàng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Đào Hiền
Vũ Thị Tuyết
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Tĩnh Mạch ở Tim
-
Tĩnh Mạch Có Vai Trò Gì? | Vinmec
-
Tim Hoạt động Như Thế Nào Và Bơm Máu Qua Cơ Thể Con Người Ra Sao?
-
Tim – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Thực Thể Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cấu Tạo Của Hệ Tim Mạch Và Các Vai Trò Quan Trọng - Cardocorz
-
Tĩnh Mạch Của Cơ Thể: Bạn đã Biết Về Nó? - YouMed
-
Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Một Nguyên Nhân Gây Tử Vong ít Người Biết ...
-
Suy Van Tĩnh Mạch Sâu | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Bệnh Suy Tĩnh Mạch Chi Dưới - BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chẩn ...
-
GIẢI PHẪU TIM - SlideShare
-
Giải Phẫu Tim
-
Thông Tim Là Gì? Kỹ Thuật, Quy Trình Thực Hiện Và đối Tượng áp Dụng