Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Tập thở bụng và tập thở ngực là hai bài tập hỗ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền nhằm tăng thông khí phổi.
TIN LIÊN QUANTheo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng chống Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 25/9, người xuất viện, có các triệu chứng khác nhau có thể tiếp tục điều trị bằng y học cổ truyền.
Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Theo y học cổ truyền, chính khí suy nhược, tân dịch hao tổn, do đó cần tiếp tục điều trị để phục hồi chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương cơ thể. Nhóm này được chia làm bốn thể cơ bản thể phế tỳ khí suy, thể khí âm lưỡng hư, thể khí hư huyết ứ, thể khí huyết hư.
Một số phương pháp bổ trợ phục hồi di chứng hậu Covid-19 theo y học cổ truyền phù hợp nhằm tăng thông khí phổi, thứ nhất là thở bụng. Thở theo nhịp điệu êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Êm, nhẹ có nghĩa là không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình. Đều có nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu. Chậm, sâu, dài có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6-10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức.
Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên. Đây là biểu hiện bên ngoài của thở. Muốn đạt tiêu chuẩn này, vấn đề căn bản là phải đạt cơ thể dãn và dãn cho tốt. Lúc đó các bắp thịt ở bụng phồng theo sự thay đổi áp lực ở bụng do vận động của cơ hoành gây nên. Nếu dãn chưa tốt có thể chỉ bụng trên phồng, bụng dưới không động đậy. Điều cần nhớ và làm cho tốt là mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Nếu bắt đầu bằng hít vào cho bụng phồng lên trước sau đó mới thở dài ra để bụng tóp lại thì thường không đạt yêu cầu. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Thứ hai là thở ngực. Sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực, cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng. Lưu ý, thở sâu có tác dụng chung làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Càng làm dãn tốt tinh thần càng yên tĩnh, càng dễ đạt yêu cầu của thở sâu. Do đó vấn đề quan trọng trong luyện thở vẫn là làm dãn tốt và đạt yên tĩnh tốt.
Người bị bệnh đường tiêu hóa, sa nội tạng... đều có thể dùng thở sâu để chữa bệnh. Nếu bụng dưới đầy chướng khi tập thì tạm nghỉ thở sâu và chuyển sang thở tự nhiên. Khi thở sâu, tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thởvì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Việt Nam
Ngô Thùy An
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Có Nên Tập Thở Khi Bị Covid
-
Hướng Dẫn Các Bài Tập Thở Cho Người Mắc Covid
-
HƯỚNG DẪN CÁCH TẬP THỞ VÀ VẬN ĐỘNG TẠI NHÀ - YouTube
-
4 Bài Tập Thở Cho F0 Tốt Cho Phổi Hậu COVID-19, Giúp đào ... - YouTube
-
Các Bài Tập Thở Tốt Cho Người Bệnh COVID-19
-
Các Bài Tập Thở Và Giãn Cơ Cho F0 Tại Nhà Trong Giai đoạn Phục Hồi ...
-
4 Bài Tập Thở Cho F0 Tốt Cho Phổi Hậu COVID-19, Giúp đào ... - Vinmec
-
Những Bài Tập đơn Giản Giúp Phổi Khỏe để Phòng Chống Dịch Bệnh ...
-
Vì Sao Tập Hít Thở Lại Quan Trọng Khi Mắc Covid-19?
-
Tăng Cường Và Phục Hồi Chức Năng Phổi Cùng Những Bài Tập Thở ...
-
3 Cách Tập Thở Hỗ Trợ Phục Hồi Phổi Hậu Covid-19 - VnExpress
-
Khi Nào Nên Bắt đầu Tập Thể Dục Sau Nhiễm COVID-19? - Bộ Y Tế
-
[PDF] Bài Tập Phục Hồi Chức Năng Phổi Cho Người Nhiễm Covid-19 - HCDC
-
Thể Thao Và Sức Khỏe Hô Hấp | Bệnh Viện Gleneagles
-
Tập Thở để Phục Hồi Sau Khi Nhiễm Covid-19 - Báo Quảng Bình