Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn điều trị thành công cho một bệnh nhi 9 tuổi bị bệnh Whitmore Ngày đăng 22/11/2018 | 16:43 | Lượt xem: 266

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, mới đây các bác sĩ của bệnh viện vừa phát hiện và điều trị thành công cho một bệnh nhi 9 tuổi bị bệnh Whitmore.

TIN LIÊN QUAN

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, mới đây các bác sĩ của bệnh viện vừa phát hiện và điều trị thành công cho một bệnh nhi 9 tuổi bị bệnh Whitmore.

Bệnh nhân nhi nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng không rõ nguyên nhân sốt suốt trong 10 ngày, 3 ngày cuối sốt cao liên tục 39-40 độ C, có cơn rét run, đau đầu. Thăm khám ban đầu các bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi có tình trạng nhiễm khuẩn nặng tuy nhiên không xác định được nguyên nhân, CRP của bệnh nhi lên tới 146.4 mg/l (người bình thường dưới 10). Đáng lưu ý kết quả cấy máu của bệnh nhi sau 3 ngày cho âm tính. 3 ngày điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhi xuất hiện đau nhẹ vùng lưng, hạn chế trong việc cử động, siêu âm kiểm tra cho thấy ổ dịch vùng xương cùng cụt. Tuy nhiên nhận định đây là trường hợp tổn thương chưa xác định, các bác sĩ rất thận trọng trong chỉ định quyết tìm ra nguyên nhân. Do bệnh nhi có thêm một dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú là tê bì chân bên trái, bác sĩ cho bệnh nhi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng và phát hiện ra khối áp –xe ngoài màng cứng tủy rất lớn từ đốt sống T10 xuống xương cùng S2 cùng với nhiều khối áp - xe lan tỏa trong vùng cơ cạnh sống ngang vị trí thắt lưng- cùng cụt. Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định chỉ định mổ cấp cứu cho bệnh nhi, giải phóng chèn ép tủy bằng cách mở thông 2 đầu ổ mủ ngoài màng cứng phía trên và dưới, rửa sạch ổ mủ và đặt dẫn lưu ngoài màng cứng. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, sau mổ bệnh nhân được cách ly, nằm riêng 1 phòng, các dụng cụ chăm sóc sau mổ cho bệnh nhân từ dụng cụ thay băng, ga giường, quần áo... đều được để phân loại riêng. ThS.Bs Ngô Quang Hùng, khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết, sau mổ bệnh nhi cắt được cơn sốt liên tục tuy nhiên vẫn còn cơn sốt cao 39-40 độ về đêm. Kết quả cấy mủ sau 3 ngày thấy sự tồn tại của cả 2 vi khuẩn Gram dương là Tụ cầu vàng (S. aureus) và Gram âm là B. pseudomallei (Whitmore). Theo BS Ngô Quang Hùng, rất may mắn bệnh nhân được phát hiện và phân lập vi khuẩn kịp thời, tránh được những biến chứng và di chứng đáng tiếc. Qua khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi 9 tuổi cho hay, cháu bé chưa từng tiêm hay can thiệp vào vùng lưng. Tuy nhiên, cách đó 3 tuần, cháu có bị một vết phỏng nước (dạng Herpes), gia đình tự điều trị tại nhà và nốt phỏng tự lành, nhưng người nhà cháu bé cho biết bé liên tục dùng tay bẩn (thường xuyên chơi bi trên đất) cạy vùng lên da non. Do tổn thương nhỏ và đã lành trước khi bị sốt nên khi khám bệnh gia đình không cho bác sĩ biết. Đây có thể là nguồn vào cho vi khuẩn gây ra tổn thương chèn ép tủy. Sự lây nhiễm bệnh ban đầu có thể xuất phát từ những vết thương rất nhỏ, người bệnh cũng như bác sĩ thường bỏ qua, tuy nhiên vi khuẩn Whitmore có thể diễn tiến rất nhanh, thường gây viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu, tử vong trong vòng 48 giờ sau khi phát hiện ra triệu chứng, BS Ngô Quang Hùng cho biết. BS Ngô Quang Hùng lưu ý, hiện nay bệnh Whitmore chưa có vaccine phòng bệnh, và cũng chưa có khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng, cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi, tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động, sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất bẩn.

Lê Hòa

Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 839 Lượt truy cập trong tuần: 89476 Lượt truy cập trong tháng: 189561 Lượt truy cập trong năm: 3062675 Tổng số lượt truy cập: 47130063 Về đầu trang

Từ khóa » Ngô Quang Hùng Bệnh Viện Xanh Pôn