Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Nhận biết và đề phòng say nắng do nắng nóng kéo dài Ngày đăng 26/07/2022 | 09:50 | Lượt xem: 323

Thời tiết khắp cả nước đang nắng nóng cao độ, hiện tượng say nắng (sốc nhiệt) rất dễ xảy ra đặc biệt với người thường xuyên làm việc, đi lại dưới trời nắng nóng. Say nắng nếu không xử trí kịp thời có thể gây tổn thương não, tim, thận, tiêu cơ vân... thậm chí có thể gây đột quỵ.

TIN LIÊN QUAN

1.Say nắng là gì và tại sao bị say nắng?

Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng cao đột ngột (trên 40độ C) khi ở ngoài trời nắng nóng trong một khoảng thời gian dài, trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến ra nhiều mồ hôi khiến mất nước, chất điện giải làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt (điều hòa thân nhiệt) của thần kinh trung ương. Hệ quả là hệ thống điều hòa nhiệt của cơ thể bị mất kiểm soát, gây ra những rối loạn hệ hô hấp, thần kinh, tuần hoàn…

Say nắng (sốc nhiệt) cũng có thể xẩy ra khi không uống đủ lượng nước cần thiết khi thời tiết nắng nóng, trong khi đó không khí lưu thông trong nhà kém hoặc do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở trong nhiều giờ đồng hồ. Ngoài ra, say nắng cũng có mối liên quan với chỉ số nhiệt như độ ẩm tương đối từ 60% trở lên sẽ gây cản trở sự bay hơi của mồ hôi và khả năng tự làm mát của cơ thể.

Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi làm xuất hiện say nắng (sốc nhiệt) như:

-Khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng ở trẻ em hoặc người cao tuổi

-Tập luyện (chơi thể thao, tập thể dục và làm việc quá lâu trong môi trường nắng nóng)

-Mặc trang phục quá dày, không thấm nước, dễ hấp thụ nhiệt

-Không uống đủ lượng nước cần thiết khi ở trong môi trường quá nóng

-Do dùng một số loại thuốc ví dụ, một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể. Vì vậy, trong thời tiết nóng, đặc biệt cẩn thận khi dùng thuốc gây co mạch, thuốc điều hòa huyết áp chẹn beta giao cảm, thuốc thuốc lợi tiểu gây đào thải muối và nước của cơ thể, hoặc thuốc làm giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần).

-Các chất kích thích bất hợp pháp như amphetamine và cocaine cũng khiến người dùng dễ bị sốc nhiệt hơn.

-Hoặc một số tình trạng bệnh tật có sẵn của bệnh nhân có thể gia tăng mắc say nắng như bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi.

-Một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ say nắng.

Say nắng thường xảy ra khi phải tiếp xúc với nhiệt độ cao ngoài trời.

2.Dấu hiệu nhận biết say nắng

-Say nắng thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước và chóng mặt. Nhưng say nắng cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước.

-Khi bị nặng hơn, người bị say nắng thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê, nếu cấp cứu không kịp thời có thể đột tử.

-Bên cạnh đó còn có thể có một số triệu chứng kèm theo khi bị say nắng là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Đối với trường hợp say nắng nặng, nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng hơn sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch.

Nên lưu ý là khi thân nhiệt của cơ thể nạn nhân lớn hơn hoặc bằng 40 độ C là dấu hiệu chính của say nắng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là say nắng có thể thấy da nóng và khô khi chạm vào (tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, da thường bị ẩm ướt). Da nạn nhân ửng đỏ (da có thể chuyển thành màu đỏ khi thân nhiệt của nạn nhân tăng). Nhịp thở nhanh và nông, và có thể tăng nhịp tim bởi vì tim lúc đó phải hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể.

3.Biến chứng do say nắng.

Say nắng thường gây mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Say nắng có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể

-Với hệ thần kinh có thể gây liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn --Với gan có thể bị tổn thương thể hiện vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan

-Nguy hiểm nhất và đáng sợ nhất là say nắng có thể dẫn đến đột tử do cấp cứu không kịp thời. Nhưng biến chứng thường gặp nhất, đáng sợ nhất ở những bệnh nhân say nắng cấp cứu muộn thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục, thậm chí là tử vong.

Nên uống nước phòng say nắng.

4.Làm gì khi bị say nắng?

Để sơ cứu bệnh nhân say nắng, cần khẩn trương nới rộng quần áo, đặt bệnh nhân nằm tại nơi thoáng mát; Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như: xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể)… tránh không gây sặc và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

5.Phòng ngừa say nắng

Để phòng ngừa say nắng, những ngày nắng nóng không nên ra khỏi nhà, nhất là người có bệnh nền, người cao tuổi, trẻ em.

-Vì lý do nào đó không thể không ra ngoài khi trời nắng, nóng nên mặc quần áo mỏng, sáng màu, rộng rãi, thấm hút tốt mồ hôi, đội mũ rộng vành

-Uống nhiều nước, tránh uống cà phê hoặc rượu bia vì chúng có thể khiến nạn nhân bị mất nước nhiều hơn.

-Nếu tập thể dục nên thực hiện ở cường độ vừa phải và chọn thời điểm thích hợp trong ngày.

-Những người làm việc ngoài trời nắng nóng nên có nước lọc pha loãng muối ăn hoặc có nước ép trái cây càng tốt (nước cam, chanh, dưa hấu, xoài…)

https://suckhoedoisong.vn/nhan-biet-va-de-phong-say-nang-do-nang-nong-keo-dai-16922072512492462.htm

Hồng Vân (theo Báo Sức khỏe và đời sống)

Nguyễn Hồng Vân

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 425 Lượt truy cập trong tuần: 28109 Lượt truy cập trong tháng: 220779 Lượt truy cập trong năm: 3093893 Tổng số lượt truy cập: 47161281 Về đầu trang

Từ khóa » Sốc Nhiệt Nắng Nóng Là Gì