Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Cây đơn kim (xuyến chi) mọc hoang chữa bệnh gì? Ngày đăng 05/08/2022 | 10:56 | Lượt xem: 2731

Cây đơn kim mọc hoang, thường thấy ở bờ ruộng, ven đường, bãi hoang quanh nhà. Cây phát triển nhanh vào mùa hè nhưng ít ai biết rằng loại cây dại này lại mang đến những lợi ích sức khỏe không ngờ.

TIN LIÊN QUAN

1. Nhận diện cây đơn kim

Toàn thân: Cây đơn kim có tên khoa học là Bidens pilosa L., thuộc họ Cúc (Asteraceae), còn được gọi là cúc áo, tử tô hoang, xuyến chi...

Đây là loại cây bụi mọc thẳng, mảnh, phân nhánh, thân thảo, cao khoảng 0,2 đến 1,5 mét. Loài cây này được tìm thấy mọc ở rất nhiều nơi như trong vườn, công viên, đồng cỏ, ven đường, các khu vực rác thải gần làng mạc, đường thủy, bờ sông...

Lá cây mọc đối nhau, cuống lá dài 1-6,5 cm. Mép lá có răng cưa hướng về phía trước. Phiến lá đa dạng về hình dạng.

Hoa: Cây có hoa nhỏ, màu trắng và vàng, đường kính từ 5 đến 15 mm. Cây ra hoa từ tháng 10, nhưng xuất hiện quanh năm, chủ yếu vào mùa hè đến mùa thu. Hoa có cả cơ quan đực và cái và được ong thụ phấn.

Quả: Quả của cây hình quả trám màu đen, mặt cắt hình tam giác, hơi có vân, có lông trắng, dài từ 5 đến 13 mm và rộng 1,5 mm. Khi trưởng thành, toàn bộ quả tạo thành một nửa hình cầu với các gai tua tủa.

Các gai của cây mắc vào lông, mảnh vải, quần áo... của người hoặc động vật khi tiếp xúc với cây. Cơ chế này giúp đơn kim trở thành loài cỏ dại mọc nhiều ở các vùng ôn đới và nhiệt đới.

Cả hoa, lá, quả, thân của cây đơn kim đều có tác dụng chữa bệnh.

2. Lợi ích sức khỏe của cây đơn kim

2.1 Đơn kim chữa bệnh toàn thân

Bộ phận chữa bệnh của cây bao gồm toàn thân, hoa, lá, quả. Y học cổ truyền sử dụng có thể sử dụng đơn kim riêng lẻ để trị bệnh như chữa đau nhức do phong thấp hoặc kết hợp đơn kim với các loại thuốc khác để chữa một số chứng bệnh như viêm họng do lạnh, cam tích ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết, đau răng, đau lưng do gắng sức...

Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây đơn kim chứa các hợp chất có công dụng kháng khuẩn, đặc biệt với một số vi khuẩn kháng thuốc.

Ngoài ra, cây đơn kim còn được nghiên cứu trên động vật với những lợi ích sức khỏe rõ rệt như chữa tiểu đường, cao huyết áp, sốt rét, chống nấm, chống nhiễm trùng cơ hội, chữa lành vết thương...

2.2 Đơn kim làm đẹp

Không chỉ thế, cây đơn kim còn có tác dụng dưỡng da do chứa thành phần axit phytanic, có tác động tương tự như retinoids trên da. Retinoid có nguồn gốc từ vitamin A có tác dụng làm tăng sinh collagen, chống lão hóa, giúp da khỏe khoắn.

2.3 Các dạng dùng khác chữa bệnh của đơn kim

Lá cây đơn kim được dùng dưới dạng nước sắc có tác dụng chữa đau tai; nhựa cây được đưa vào tai để điều trị bệnh viêm tai.

Với dạng trà thảo mộc, cây đơn kim giống như một loại nước giải khát thông thường có tác dụng điều trị đầy hơi và tẩy giun.

Nước sắc từ lá của cây đơn kim có tác dụng với bệnh viêm khớp.

3. Các cách dùng cây đơn kim trên thế giới

Người Zulu ở Nam Phi sử dụng hỗn dịch bột lá làm thuốc xổ để chữa đầy bụng.

Các chất phân lập từ lá được sử dụng trong điều trị tưa miệng và nấm candida.

Nó được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, đau mắt, đau bụng, loét, sưng hạch, đau tim, các vấn đề về thận, đau răng, sốt rét và kiết lỵ.

Ở châu Phi, cây đơn kim được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai, nôn nao, tiêu chảy, các vấn đề về thận, vàng da, bỏng và viêm khớp.

Ở Mexico, đơn kim được dùng để điều trị rối loạn dạ dày, bệnh trĩ và bệnh tiểu đường và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn.

Ở Uganda, nhựa từ lá nghiền được sử dụng để tăng tốc độ đông máu trong vết thương mới.

Ở Đông Dương, nụ hoa phơi khô rồi xay nhuyễn trộn với rượu, dùng làm nước súc miệng khi đau răng.

Ở Nam Phi, nước sắc của lá dùng với liều lượng lớn đã được báo cáo là hữu ích trong điều trị viêm khớp.Ở Úc và Hawaii, ngọn chồi non được dùng để pha trà và nước ép từ lá được dùng để chữa vết thương và vết loét.

4. Khi dùng cây đơn kim chữa bệnh cần chú ý gì?

4.1 Trường hợp đặc biệt

Cũng giống như các loại thảo mộc khác, những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng cây đơn kim.

4.2 Chú ý từ đặc tính của cây

Hơn nữa, các chất được phân lập từ lá cây rất có hại cho da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dù rất nhỏ.

Do đặc tính hút độc nên cây đơn kim thường mọc ở những nơi nhiều khói bụi như nhà máy, khu công nghiệp... nên trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ đông y để tránh đưa thêm chất độc vào cơ thể.

https://suckhoedoisong.vn/cay-don-kim-xuyen-chi-moc-hoang-chua-benh-gi-169220804154252584.htm

Thanh Hiển

(Theo Báo Sức khỏe & Đời sống)

Nguyễn Thanh Thủy

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 561 Lượt truy cập trong tuần: 130926 Lượt truy cập trong tháng: 263987 Lượt truy cập trong năm: 2862659 Tổng số lượt truy cập: 46930047 Về đầu trang

Từ khóa » Cây đơn độc Chữa Bệnh Gì