Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
Sốc nhiệt là tình trạng có thể xảy ra khi cơ thể tăng nhiệt quá mức. Sốc nhiệt là một trường hợp cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nên cần được xử trí, điều trị nhanh chóng.
TIN LIÊN QUANHình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
1. Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt là tình trạng có thể xảy ra khi cơ thể tăng nhiệt quá mức. Hầu hết sốc nhiệt xảy ra khi mọi người tập thể dục, lao động, di chuyển trong thời tiết quá nóng và ẩm ướt mà không bù đủ dịch mất qua mồ hôi. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ở những người lớn tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Sốc nhiệt là một trường hợp cấp cứu y tế, có thể dẫn đến tử vong nên cần được xử trí, điều trị nhanh chóng.
Khi một người quá nóng, họ cũng có thể bị "chuột rút do nhiệt" và "kiệt sức vì nhiệt". Những tình trạng này không nghiêm trọng như sốc nhiệt, nhưng chúng có thể dẫn đến sốc nhiệt nếu không được điều trị.
2. Triệu chứng của sốc nhiệt
Người bị sốc nhiệt có các triệu chứng:
- Nhiệt độ cơ thể trên 104°F (40°C) hoặc cao hơn nữa.
- Triệu chứng thần kinh - có thể bao gồm:
+ Lẫn lộn hoặc khó suy nghĩ rõ ràng;
+ Nhìn hoặc nghe thấy những điều không có thật ("ảo giác");
+ Hôn mê;
+ Đi lại khó khăn;
+ Co giật.
- Sốc nhiệt cũng có thể bao gồm:
+ Thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh;
+ Da ửng đỏ và nóng - Da có thể ẩm hoặc khô;
+ Nôn mửa hoặc tiêu chảy;
+ Chuột rút hoặc yếu cơ;
+ Nhức đầu.
3. Tôi có nên gặp bác sĩ hay điều dưỡng không?
- Đúng, bạn nên đi gặp ngay.
- Nếu bạn hoặc người bạn đi cùng bị sốc nhiệt, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Gọi xe cấp cứu (ở Việt Nam gọi 115) hoặc có sự trợ giúp từ người khác.
4. Có kiểm tra nào cho người bị sốc nhiệt không?
- Có!
- Bác sĩ sẽ khám và kiểm tra nhiệt độ của bạn.
+ Đo nhiệt độ, chính xác nhất là ở trực tràng.
+ Các xét nghiệm để tìm hiểu xem liệu sốc nhiệt có làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể bạn hay không, có thể bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chụp X-quang ngực, điện tâm đồ (ECG).
5. Điều trị sốc nhiệt
- Phương pháp điều trị chính là làm mát cơ thể càng sớm càng tốt theo nhiều cách khác nhau: sử dụng quạt để thổi không khí trên da ướt, dội nước lạnh lên người hoặc cho người bị sốc nhiệt vào bồn nước đá. Nếu có thể, điều này cần được thực hiện trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện.
- Tại bệnh viện, bác sĩ cũng sẽ điều trị bất kỳ vấn đề nào khác mà sốc nhiệt gây ra.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
6. Có thể ngăn ngừa sốc nhiệt?
- Hoàn toàn có thể!
+ Không hoạt động quá nhiều và cần nghỉ giải lao khi làm việc trong môi trường nóng, ẩm!
+ Uống đủ chất lỏng, chẳng hạn như nước lọc hoặc đồ uống thể thao, để bạn không cảm thấy khát (nên uống ít một).
+ Thực hiện bất kỳ bài tập nào vào đầu ngày, trước khi trời quá nóng.
+ Mặc quần áo rộng, nhẹ, đừng mặc quá nhiều lớp.
+ Tránh ở trong xe hơi nóng.
+ Nên theo dõi các triệu chứng chuột rút do nóng hoặc kiệt sức vì nóng. Chuột rút do nhiệt gây ra hiện tượng chuột rút cơ đau đớn. Kiệt sức do nhiệt có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn. Nó cũng có thể làm cho bạn khát hoặc mệt mỏi. Nếu có triệu chứng chuột rút do nóng hoặc kiệt sức vì nóng, bạn nên hạ nhiệt cơ thể ngay để tránh bị say nóng.
- Để hạ nhiệt cơ thể, bạn có thể:
+ Xịt nước mát vào người rồi ngồi trước quạt;
+ Di chuyển vào bóng râm, đi vào tòa nhà hoặc ô tô có điều hòa nhiệt độ;
+ Tắm nước mát;
+ Uống nước hoặc đồ uống thể thao. Không uống đồ uống có cồn hoặc caffein;
+ Cởi bớt quần áo đang mặc;
+ Đặt một túi lạnh hoặc vải mát lên cổ, nách và bẹn của bạn.
http://benhviendaihocyhanoi.com/bai-viet/kien-thuc-suc-khoe-hoat-dong-thuong-thuc/soc-nhiet-khai-niem-can-biet-trong-mua-nong
Đỗ Hương (Theo benhviendaihocyhanoi.com)
Đỗ Thị Hương
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Da Bị Sốc Nhiệt
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng - Vinmec
-
Một Số điều Cần Biết Về Sốc Nhiệt - Benh Vien 108
-
Sốc Nhiệt điều Hòa - Xử Lý Thế Nào? - MediaMart
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Sốc Nhiệt Và Cách Sơ Cứu Khi Bị Sốc Nhiệt
-
[PDF] VẤN ĐỀ CHUNG – CÁC BIỆN PHÁP KHI SỐC NHIỆT (SAY NẮNG)
-
Sốc Nhiệt Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng - Coi Chừng đột Tử - HCDC
-
Dấu Hiệu Chỉ Rõ Bạn Bị Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng
-
Xử Lý Sốc Nhiệt Và Cách Phòng Tránh Do Nắng Nóng - Báo Lao động
-
Hiện Tượng Sốc Nhiệt Vào Mùa Hè Là Do đâu? - Medlatec
-
Đề Phòng Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng
-
Triệu Chứng Của Sốc Nhiệt Ngày Hè - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Sốc Nhiệt Máy Lạnh Có Nguy Cơ đột Quỵ, đe Dọa đến Tính Mạng