Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

6 bệnh thường gặp ở bao quy đầu, cần phát hiện sớm Ngày đăng 13/08/2022 | 10:50 | Lượt xem: 248

Bệnh về bao quy đầu là bệnh lý nam khoa rất phổ biến, việc phát hiện bệnh sớm để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh là vô cùng quan trọng trong việc lấy lại bản lĩnh phái mạnh và duy trì hạnh phúc gia đình.

TIN LIÊN QUAN

Bao quy đầu dương vật của trẻ khi vừa mới sinh ra thường được lớp da quy đầu bọc kín, chỉ để hở một lỗ nhỏ giúp lưu thông nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi bước qua tuổi dậy thì mà bao quy đầu vẫn bao bọc kín dương vật và không thể tự lộ ra ngoài thì được xem là dấu hiệu của bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở bao quy đầu.

1. Các bệnh lý bao quy đầu bẩm sinh

Bao quy đầu dài

Bao quy đầu dài là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Là lớp da ngoài che khuất quy đầu bên trong. Nếu dương vật cương cứng lên mà phải dùng tay kéo xuống mới thấy bao quy đầu, gọi là hiện tượng bao quy đầu dài. Thông thường, tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những bé trai sơ sinh, do chưa có sự bóc tách giữa lớp bao da quy đầu và quy đầu.

Tuy nhiên, trường hợp trẻ nhỏ sau 5 tuổi hoặc nam giới đã ở độ tuổi trưởng thành mà lớp da này vẫn che phủ toàn bộ quy đầu, thì đây là bệnh lý bao quy đầu dài. Người bệnh trong trường hợp này có thể được chỉ định thực hiện các thủ tục cắt bao quy đầu càng sớm càng tốt.

Dài bao quy đầu nếu không được thăm khám và khắc phục sớm, chúng có thể gây viêm nhiễm ở bao quy đầu với các triệu chứng như: Sưng, ngứa, đau bao quy đầu, tiểu rắt hoặc tiểu buốt, làm cho nam giới giảm khoái cảm khi quan hệ, xuất tinh sớm, dương vật phát triển kém.

Bệnh lý bao quy đầu là một trong những bệnh lý nam giới hay gặp phải. Ảnh minh họa.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bất thường tại bao quy đầu khá phổ biến. Y học gọi tên tình trạng này là Phymosis - tức là chỉ những trường hợp bao da quy đầu không thể tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được mà cần có tác động bên ngoài như dùng tay. Hẹp bao quy đầu tuy chỉ là một bất thường nhỏ về cấu tạo sinh lý, nhưng lại có thể gây nhiều phiền toái cho nam giới.

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng sinh lý thường gặp ở bé trai ngay từ khi chào đời (khoảng 90% bé trai sau khi sinh đều gặp phải). Nguyên nhân là do tại thời điểm này, bao quy đầu của trẻ chưa có sự phân tách giữa lớp bao da quy đầu và đầu dương vật.

Tuy nhiên, theo thời gian dương vật của trẻ sẽ ngày càng phát triển to ra, lớp bao da quy đầu cũng sẽ dần dần tự tuột xuống để lộ đầu dương vật ra ngoài. Quá trình phân tách thường hoàn thành sau khi trẻ được 5 tuổi.

Nếu trên 5 tuổi mà bao quy đầu vẫn không thể tự tuột xuống được (giữ nguyên trạng thái bọc kín dương vật) thì trẻ đã bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, sẽ khiến dương vật đau khi cương cứng vì bị bóp nghẹt, xuất tinh sớm, viêm bao quy đầu. Vậy, căn bệnh này cần phải được thăm khám sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa để có cách khắc phục tốt nhất.

Nghẹt bao quy đầu

Nghẹt bao quy đầu là tình trạng khá thường gặp ở nam giới, khi bao quy đầu không thể kéo phủ kín đầu dương vật, gây cản trở máu lưu thông đến dương vật cũng như khó khăn cho quá trình vệ sinh. Miệng bao quy đầu nhỏ sẽ siết chặt lấy đầu dương vật, dễ khiến dương vật cũng như niêm mạc bao quy đầu bị sưng viêm, tích tụ dịch bẩn cũng như hoại tử do máu không thể lưu thông.

Nghẹt bao quy đầu có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc kết quả của việc thủ dâm quá mức, chăm sóc không đúng cách. Dù cho nguyên nhân gì thì chứng bệnh này cũng cần được xử lý điều trị sớm.

Khi bao quy đầu có biểu hiện bất thường cần phải được thăm khám sớm để có hướng điều trị đúng. Ảnh minh họa.

2. Các bệnh lý bao quy đầu mắc phải

Viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu là tình trạng liên quan đến sức khỏe vùng kín của nam giới. Nó có thể gây ra nhiều tác động lớn nếu không được chữa trị đúng cách. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người dài/hẹp bao quy đầu trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân là do trong da quy đầu bị dài hoặc hẹp thường ẩn chứa rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn gây viêm. Bệnh thường gây ngứa bao quy đầu, bao quy đầu có mủ và lở loét, nổi mụn ở bao quy đầu, quy đầu bị sưng và ngứa rát. Nếu không chú ý vệ sinh sẽ dễ trở thành môi trường phát triển cho các loại vi khuẩn và gây ra viêm quy đầu.

Nổi mụn ở bao quy đầu

Không ít nam giới gặp phải tình trạng nổi mụn ở bao quy đầu. Bao quy đầu đột nhiên xuất hiện các triệu chứng mọc mụn trắng, các bong nước nhỏ li ti ở mặt quy đầu, rãnh bao quy đầu là những dấu hiệu nam giới cần cảnh giác, theo các bác sĩ nam khoa, đây là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như: Sùi mào gà, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục. Vì vậy, nam giới không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý sinh dục.

Loét, sưng bao quy đầu

Loét bao quy đầu thường xảy ra khi bao quy đầu bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Tình trạng này bao quy đầu bị sưng tấy, lở loét kèm theo mủ, quy đầu có mùi hôi. Dương vật thường xuyên bị ngứa ngáy, khó chịu. Loét bao quy đầu cần được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh tình trạng dương vật bị viễm nhiễm sâu vào hệ thống đường tiết niệu, gây ra nhiều hiểm họa khôn lường.

Bệnh lý bao quy đầu là một trong những bệnh lý nam giới hay gặp phải, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống cũng như khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì vậy, khi có biểu hiện bất thường cần phải được thăm khám sớm để có hướng điều trị đúng.

Bao quy đầu là một lớp da mỏng bao bọc toàn bộ phía ngoài quy đầu dương vật. Bao quy đầu có vai trò trong bảo vệ dương vật và trong chức năng tình dục.

Cấu tạo của bao quy đầu bao gồm: Da, mạch máu, thần kinh, 2 lớp cơ và niêm mạc. Vai trò bảo vệ của bao quy đầu được biểu hiện rõ nhất từ lúc bé trai mới sinh ra đến khi dậy thì. Trong khoảng thời gian đó, bao quy đầu ôm trọn toàn bộ dương vật để đảm bảo quá trình phát triển diễn ra tốt nhất.

Đến tuổi dậy thì, theo tự nhiên bao quy đầu sẽ tự tuột xuống và để lộ hoàn toàn hay một phần đầu dương vật khi dương vật cương cứng. Từ đó đảm bảo chức năng tình dục cho nam giới.

https://suckhoedoisong.vn/6-benh-thuong-gap-o-bao-quy-dau-can-phat-hien-som-169220811223045638.htm

Khánh Hà (Theo Báo Sức khỏe & đời sống)

Nguyễn Thị Hạnh

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 315 Lượt truy cập trong tuần: 1601 Lượt truy cập trong tháng: 134662 Lượt truy cập trong năm: 2733334 Tổng số lượt truy cập: 46800722 Về đầu trang

Từ khóa » Da Quy đầu Dài