Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tâm thần phân liệt Ngày đăng 02/03/2020 | 22:58 | Lượt xem: 15273

Những dấu hiệu dự báo sớm bệnh tâm thần phân liệt ít được biết đến bởi cả bệnh nhân và những người chăm sóc và thường bị bỏ qua, kết quả đưa đến việc chẩn đoán chậm trễ và khó khăn trong điều trị.

TIN LIÊN QUAN

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân). Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh

Theo TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, có một số dấu hiệu cảnh báo sớm giúp những người chăm sóc hoặc gia đình tìm đến sự can thiệp y tế sớm, bao gồm:

- Sự cách ly xã hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

- Mất đi ý muốn làm việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

- Giảm sự biểu lộ tình cảm:

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

- Rối loạn khả năng suy nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

- Hoang tưởng:

Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…

Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân…

Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình…

Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình…

- Ảo thanh: Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chưởi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ…

Bệnh tâm thần phân liệt không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bị bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Do đó, khi phát hiện ra người thân có những biểu hiện tâm thần, dù nhẹ, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có phương pháp điều trị, thuốc cũng như các biện pháp tâm lý cần thiết, sớm đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng. Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh biểu hiện đặc trưng bởi các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực, hành vi thanh xuân và ngôn ngữ thanh xuân). Bệnh tiến triển mạn tính, bệnh nhân dần dần sa sút, mất khả năng lao động, sinh hoạt và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh

Theo TS. BSCKII. Nguyễn Văn Dũng, có một số dấu hiệu cảnh báo sớm giúp những người chăm sóc hoặc gia đình tìm đến sự can thiệp y tế sớm, bao gồm:

- Sự cách ly xã hội:

Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, ngay cả đối với những người thân trong gia đình bệnh nhân cũng không muốn nói chuyện.

Điều này có thể do khả năng nói chuyện của bệnh nhân bị giảm sút do bệnh hoặc do bệnh nhân không muốn nói chuyện với người khác vì có hoang tưởng sợ người ta hại mình.

- Mất đi ý muốn làm việc:

Đầu tiên bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục làm việc tốt tại cơ quan hay học tập tốt trong trường học. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ không còn làm tốt được các công việc hằng ngày như làm việc nhà, giặt giũ, nấu ăn … và nặng nhất là bệnh nhân sẽ không chú ý đến vệ sinh cá nhân, không tắm rửa, ăn uống kém …

- Giảm sự biểu lộ tình cảm:

Sự biểu lộ tình cảm của bệnh nhân bị giảm sút nhiều. Bệnh nhân hoặc sẽ không phản ứng trước các sự kiện vui buồn hoặc ngược lại đối với sự kiện vui thì bệnh nhân buồn và đối với sự kiện buồn thì bệnh nhân tỏ ra vui.

Chú ý: tình trạng này được gây ra do bệnh chứ không phải tại bệnh nhân lười biếng.

- Rối loạn khả năng suy nghĩ:

Lời nói bệnh nhân trở nên khó hiểu, đang nói bệnh nhân bỗng đột ngột ngưng lại rồi một lúc sau mới nói tiếp chủ đề cũ hay nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu bệnh nhân muốn nói gì.

- Hoang tưởng:

Là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung hoang tưởng rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng tự cao: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể làm tướng chỉ huy quân đội mặc dù bệnh nhân chưa từng đi bộ đội hoặc bệnh nhân nghĩ rằng mình có thể chữa các loại bệnh khó như bệnh ung thư dù bệnh nhân không học ngành y…

Hoang tưởng bị hại: thí dụ bệnh nhân nghĩ rằng những người hàng xóm hay người trong gia đình đang tìm cách đầu độc bệnh nhân…

Hoang tưởng bị chi phối: thí dụ như bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình…

Bệnh nhân sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung hoang tưởng thí dụ như bệnh nhân sẽ từ chối không ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu bệnh nhân nghi có ai tìm cách đầu độc mình…

- Ảo thanh: Là bệnh nhân nghe một hay nhiều giọng nói tưởng tượng vang lên trong đầu hay vang bên tai. Nội dung của ảo thanh thường là: đe doạ, buộc tội, chưởi bới hay nhạo báng bệnh nhân.Bệnh nhân cũng sẽ có một số phản ứng tùy theo nội dung của ảo thanh thí dụ như bệnh nhân sẽ bịt tai khi nội dung của ảo thanh là chưởi bới, bệnh nhân sẽ có hành vi tự vệ nếu nội dung của ảo thanh là đe doạ…

Bệnh tâm thần phân liệt không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bị bệnh mà còn có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Do đó, khi phát hiện ra người thân có những biểu hiện tâm thần, dù nhẹ, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có phương pháp điều trị, thuốc cũng như các biện pháp tâm lý cần thiết, sớm đưa người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.

Hồng Vân

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 502 Lượt truy cập trong tuần: 83812 Lượt truy cập trong tháng: 276482 Lượt truy cập trong năm: 3149596 Tổng số lượt truy cập: 47216984 Về đầu trang

Từ khóa » Người Bị Tâm Thần Nhẹ