Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Đảm bảo an toàn nguồn máu hiến từ F1, F0 đã khỏi bệnh và người sau tiêm phòng Covid-19 Ngày đăng 21/04/2022 | 12:32 | Lượt xem: 766

Trong bối cảnh dịch Covid 19 đã lan rộng trong cộng đồng như hiện nay, thực trạng một lượng lớn người có nguyện vọng hiến máu là F1, F0 đã khỏi bệnh hoặc là người sau tiêm vắc xin phòng Covid-19. Với những điều kiện chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, câu hỏi đặt ra là: Các F1, F0 đã khỏi bệnh và những người sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 có hiến máu được không? Và nếu được thì sau bao lâu có thể đi hiến máu?

TIN LIÊN QUAN

Để giải đáp những thắc mắc này, bài viết xin cập nhật một số thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương về những lưu ý nhằm đảm bảo an toàn tiếp nhận máu liên quan đến F1, F0 khỏi bệnh và người sau tiêm phòng Covid-19.

Theo đó, những người là F1, F0 đã khỏi bệnh hoặc là người sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn có thể tham gia hiến máu, nhưng để an toàn thì cần lựa chọn thời điểm hiến máu phù hợp, cụ thể như sau:

- Đối với các trường hợp mắc Covid-19: có thể hiến máu sau 10 ngày kể từ thời điểm đáp ứng đủ 2 điều kiện sau: âm tính với virus SARS-CoV-2 (phương pháp PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên) và không còn một hoặc nhiều triệu chứng (sốt, ho, khó thở, tiêu chảy…).

Những người là F1, F0 đã khỏi bệnh hoặc người sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn có thể tham gia hiến máu an toàn (Ảnh minh hoạ)

- Đối với các trường hợp sau tiêm phòng vắc xin Covid-19: nếu sức khỏe ổn định thì có thể hiến máu sau 07 ngày với các loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt; sau 01 tháng với các loại vắc xin sống giảm độc lực hoặc không nhớ chính xác loại vắc xin đã được tiêm và sau 06 tháng với người tham gia thử nghiệm vắc xin.

Mục đích của việc trì hoãn ít ngày này để các tác dụng của vắc xin được dung nạp tốt nhất sau tiêm, đảm bảo sức khỏe người hiến máu sau tiêm (không còn những phản ứng thông thường như: sốt, mệt, đau mỏi người) và tránh được các phản ứng sau hiến máu.

- Với các trường hợp tiếp xúc gần với người bị Covid-19 (F1), thời gian trì hoãn hiến máu sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế với F1. Cụ thể tại thời điểm hiện tại, theo Công văn số 762/BYT-DP ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế, thực hiện cách ly y tế 05 ngày với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng Covid-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1; và cách ly y tế 07 ngày với F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Ngoài ra Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cũng khuyến cáo:

- Chỉ đăng ký hiến máu khi thực sự khỏe mạnh và không có các nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường truyền máu, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến Covid-19.

- Trả lời đầy đủ, trung thực các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, các yếu tố dịch tễ liên quan đến Covid-19.

- Khai báo y tế qua ứng dụng PC-COVID.

- Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế khi tham gia hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất để đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19 khi tham gia hiến máu.

- Hiến máu khi đáp ứng tiêu chuẩn: cân nặng ≥ 42 kg với nữ và ≥ 45kg với nam; xét nghiệm huyết sắc tố: ≥ 120 g/l. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng.

- Nếu đã từng hiến máu: cách lần hiến máu gần nhất tối thiểu 12 tuần, cách lần hiến tiểu cầu gần nhất tối thiểu 3 tuần.

- Mang theo CMT/CCCD hoặc giấy tờ tùy thân hợp lệ khi đến hiến máu.

Máu là loại chế phẩm sinh học không thể tổng hợp nhân tạo được, trong khi nhu cầu truyền máu ở người bệnh là rất lớn. Truyền máu hoặc các chế phẩm của máu được sử dụng rộng rãi trong điều trị nội, ngoại khoa, sản khoa, cấp cứu hồi sức, trong điều trị các bệnh về máu… Các bác sĩ dựa vào nguồn máu được hiến tặng để truyền máu cứu sống các bệnh nhân. Các cơ sở y tế dựa vào nguồn cung cấp máu từ người hiến để đáp ứng nhu cầu người bệnh và đảm bảo nguồn máu dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp.

Hiến máu không chỉ là một việc làm có ích cho xã hội mà còn mang lại nhiều sức khỏe cho người hiến tặng như tạo trạng thái tinh thần tích cực, tâm lý thoải mái, giảm quá tải sắt cho cơ thể, tăng tạo máu mới, giảm nguy cơ đột quỵ... Trong những thời điểm dịch bệnh căng thẳng, nguồn máu dự trữ tại các bệnh viện trở nên khan hiếm, do đó khuyến khích những người có đủ điều kiện nên tham gia hiến máu. Những người bị Covid-19 đã khỏi, người đã tiêm phòng Covid-19 hoặc người có tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 đều có thể hiến máu. Mỗi đơn vị máu hiến từ người tình nguyện đều đáng trân quý, và hiến máu mùa dịch là an toàn và sẽ không gây bất kì ảnh hưởng nào đến sức khỏe nếu người hiến máu tuân thủ đúng các quy định an toàn truyền máu.

Thanh Thuỷ

Nguyễn Thanh Thủy

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 315 Lượt truy cập trong tuần: 2519 Lượt truy cập trong tháng: 70352 Lượt truy cập trong năm: 881835 Tổng số lượt truy cập: 44949223 Về đầu trang

Từ khóa » Sổ Hiến Máu Có Tác Dụng Gì