Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết gia đình khi thấy trẻ có bất cứ biểu hiện đau ốm thì đều nghĩ ngay đến thuốc kháng sinh và tự ý mua thuốc cho trẻ. Hiện nay, có một tỷ lệ lớn trẻ nhỏ đang được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp không cần thiết như ho, sổ mũi, sốt nhẹ... Lạm dụng kháng sinh trong điều trị cho trẻ em cũng là nguyên nhân hàng đầu sinh ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
TIN LIÊN QUANKháng thuốc kháng sinh ở mức báo động
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Đáng lưu ý, tại thành thị, 88% kháng sinh được bán mà không cần kê đơn và ở nông thôn tỷ lệ này là 91%.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ Bộ Y tế, trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn đang sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 2, 3. Đáng lo ngại hơn khi ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện một loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc, Đại học Dược Hà Nội cho biết, dù chưa có nghiên cứu đầy đủ nhưng thống kê sơ bộ ở các bệnh viện và hệ thống giám sát kháng sinh của Bộ Y tế cho thấy, kết quả về kháng thuốc kháng sinh đang thực sự đáng báo động.
Trước đây, với những nhiễm khuẩn cơ bản trong cộng đồng như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu... vốn nhạy cảm với kháng sinh thông dụng thì hiện nay tỷ lệ kháng thuốc rất cao. Điều này gây khó khăn trong điều trị cũng như việc lựa chọn phác đồ điều trị cho người bệnh.
Thậm chí, ở một số bệnh viện tuyến trên tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, nhất là ở các khoa Hồi sức tích cực và đối với các ca bệnh nặng cũng phát hiện những loại siêu vi khuẩn kháng với mọi loại kháng sinh, không có thuốc chữa.
Theo thống kê, tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh ở các bệnh viện ở nước ta cao hơn khoảng 3 lần, thậm chí cao gấp 10 lần so với bệnh viện cùng cấp, cùng số lượng giường bệnh ở các nước đang phát triển.
Ngoài ra, tại cộng đồng, người dân cũng tùy tiện mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh xảy ra ngày càng nhiều.
Sai lầm trong sử dụng kháng sinh
Đề cập đến những sai lầm trong sử dụng kháng sinh, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh cho rằng, nhiều người lẫn lộn giữa nhiễm bệnh do vi rút và nhiễm vi khuẩn. Kháng sinh chỉ được sử dụng cho các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn. Thế nhưng, nhiều cha mẹ cứ thấy con bị ốm, sốt, thậm chí nhiễm bệnh do vi rút là mua kháng sinh.
Ngược lại, khi bác sĩ kê đơn kháng sinh nhưng nhiều cha mẹ lại tự ý thay đổi liều thuốc, hoặc khi thấy con đỡ hơn, bèn tự ý cho dừng uống kháng sinh. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn nhưng phải sử dụng đúng và đủ liều mới cho tác dụng. Đó là lý do bác sĩ luôn chỉ định liều dùng của kháng sinh từ 7 - 10 ngày để đảm bảo thuốc phát huy tối đa tác dụng, hạn chế tác dụng phụ và tình trạng kháng thuốc.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết thêm, với tâm lý ngại đi khám, khi trẻ có biểu hiện bệnh giống lần trước, cha mẹ thường cho trẻ dùng lại thuốc hoặc đơn thuốc của lần trước đó. Đối với các bệnh có nhiễm khuẩn, vi khuẩn thường biến đổi liên tục cộng với việc có thể trẻ đã kháng với kháng sinh dùng trước đó, nên nếu cha mẹ cho trẻ dùng lại đơn thuốc trước thì không những khiến trẻ không khỏi bệnh mà còn làm nặng hơn tình trạng bệnh của trẻ.
Thậm chí, đáng báo động nữa là tình trạng mượn đơn thuốc của người khác về điều trị cho con. Bởi lẽ, có thể triệu chứng giống nhau nhưng chưa chắc bệnh đã trùng nhau do một số bệnh có biểu hiện giống nhau ở một số triệu chứng thực thể, cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng mới xác định được. Và cho dù, bệnh giống hệt nhau thì việc sử dụng thuốc trên mỗi cá nhân, mỗi lứa tuổi là khác nhau, cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Lựa chọn kháng sinh theo "nguyên tắc 4Đ”
PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh khuyến cáo, nguyên tắc lựa chọn sử dụng kháng sinh có 4 chữ Đ, đó là đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian và đúng cách. Tuân thủ "nguyên tắc 4Đ” sẽ hạn chế tác dụng phụ gây ra bởi kháng sinh và quan trọng hơn là tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra. Mỗi phụ huynh phải tự trang bị những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng thuốc điều trị cho con. Chẳng hạn, những bệnh phổ biến không cần sử dụng kháng sinh đó là cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Thậm chí, các trường hợp viêm phế quản, viêm tai - mũi - họng ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn ăn uống bình thường, vẫn chơi, không có biểu hiện khó thở nặng lên... thì cha mẹ không nên vội vàng cho con dùng kháng sinh. Trong trường hợp bệnh có dấu hiệu nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp sau khi có kết luận chính xác trẻ nhiễm vi rút hay vi khuẩn.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, trong trường hợp bệnh bắt buộc phải sử dụng kháng sinh, cha mẹ lưu ý phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng về thời gian, liều dùng, các lưu ý khi kết hợp thuốc kháng sinh với các thức ăn đồ uống thông thường... để thuốc phát huy tối đa tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Như vậy, vi khuẩn sẽ không có cơ hội phát triển các thể kháng thuốc.
Phương Thu
Admin Sở Y Tế
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Hệ Thống Kháng Sinh
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh | Vinmec
-
Các Nhóm Kháng Sinh Và Tác Dụng Của Chúng | Vinmec
-
Tổng Quan Về Thuốc Kháng Sinh - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Kháng Sinh: Lịch Sử Ra đời, Tác Dụng Và Phân Loại Kháng Sinh
-
Kháng Sinh Là Gì, Phân Loại Và Tác Dụng | Medlatec
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Các Nhóm Kháng Sinh | Medlatec
-
Các Nhóm Kháng Sinh: Phân Loại Và Tác Dụng Cụ Thể Của Từng Nhóm
-
Kháng Sinh Mới Có Hoạt Tính Chống Lại Nhiều Loại Vi Khuẩn | BvNTP
-
Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Trên Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Và ...
-
“Sử Dụng Kháng Sinh Có Trách Nhiệm” - Thông điệp Cấp Thiết 2021
-
Kháng Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Loại Và Cơ Chế Tác Dụng Của Kháng Sinh
-
[PDF] Kế Hoạch Hành động Quốc Gia Về Chống Kháng Thuốc