Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
1. Đột quỵ nguy hiểm như thế nào?
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não, khiến tế bào não tại khu vực nhất định không nhận được đủ oxy và chất thiết yếu từ máu. Thời gian đột quỵ não càng dài, số lượng tế bào não ảnh hưởng càng cao và sẽ chết dần theo thời gian. Thường sau vài phút không tái lập được toàn hoàn não, cứ 1 phút trung bình có khoảng 1,9 triệu nơ-ron thần kinh chết và liên tục trong vài giờ.
Có hai dạng đột quỵ não dựa theo nguyên nhân là xuất huyết não và thiếu máu não cục bộ, trong đó thiếu máu não thường xảy ra hơn. Biến chứng thường xuất hiện do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu hoặc tắc hẹp mạch máu do chấn thương, xơ vữa động mạch,…
Như vậy, thời gian là yếu tố quyết định đến tính mạng của người bệnh đột quỵ, sơ cứu đúng cách sớm giúp tái lập tuần hoàn máu sớm, giảm số lượng tế bào não chết. Tùy vào mức độ và vị trí não tổn thương sau đột quỵ mà người bệnh có thể gặp những biến chứng khác nhau, thường gặp như:
Rối loạn nhận thức
Liệt
Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn thị giác
Rối loạn cơ tròn
Những di chứng gặp phải sau đột quỵ đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, làm tăng gánh nặng kinh tế do chi phí điều trị và giảm lao động của người bệnh.
2. Hướng dẫn sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ đúng cách
Sơ cứu tại chỗ đúng cách cho người bị đột quỵ là cần thiết, bản thân người thực hiện cần có kiến thức để sơ cứu hiệu quả. Thực hiện sai có thể khiến tổn thương não nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng và gây di chứng sau này.
2.1. Nhận biết sớm đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ rất nhanh và rõ ràng, có thể nhận biết sớm đột quỵ qua 2 quy tắc sau:
Quy tắc FAST
Quy tắc này chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của người bệnh đột quỵ gồm:
- Face: Mặt người bệnh có dấu hiệu khác thường do ảnh hưởng thần kinh như: cười méo miệng, rối loạn thị lực, co giật và không thể cử động 1 bên mặt.
- Arm: Tay chân người bệnh khó cử động, dễ đánh rơi đồ vật do cầm không chắc.
- Speech: Không kiểm soát được lưỡi nên bệnh nhân thường nói líu lưỡi, nói không rõ chữ, không diễn đạt được trọn vẹn câu.
- Time: Dấu hiệu đột quỵ diễn ra rất nhanh, bạn cần gọi cấp cứu càng nhanh càng tốt cùng với sơ cứu cho bệnh nhân đúng cách.
Quy tắc BEFASH
Quy tắc này chỉ ra nhóm triệu chứng đặc trưng nhất của đột quỵ não bao gồm:
- Đột quỵ yếu, tay chân không kiểm soát được, tê mặt.
- Nói đỡ, không thể nói chuyện.
- Chóng mặt, té ngã không có nguyên do.
- Méo miệng, nhìn mờ hoặc mất thị lực hoàn toàn.
- Đau đầu dữ dội.
2.2. Sơ cứu tại chỗ cho người đột quỵ
Việc làm đầu tiên sau khi phát hiện người bệnh đột quỵ là cần gọi người trợ giúp và xe cấp cứu ngay lập tức, người có chuyên môn y tế sẽ biết cách sơ cứu nhanh và hiệu quả. Trong thời gian chờ cấp cứu, hay theo dõi sát sao những dấu hiệu và thay đổi bất thường của người bệnh, thông tin này giúp nhân viên y tế biết cách can thiệp y tế tốt hơn.
Nếu bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu nôn mửa, suy giảm ý thức, nên thay đổi sang tư thế nằm nghiêng an toàn hơn. Đây là tư thế được khuyến cáo trong hồi sức cấp cứu do giúp bảo vệ đường thở cho bệnh nhân cũng như các biến chứng gặp phải. Người bệnh đột quỵ bị mất ý thức một phần hoặc hoàn toàn, nếu nằm ngửa lưỡi có thể tụt xuống họng gây bít tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn, nằm ngửa sẽ khiến họ hít phải chất nôn gây bít tắc đường thở, suy hô hấp nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân đột quỵ bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng vẫn thở bình thường, không nôn thì tùy trường hợp có thể giữa nguyên tư thế nằm ngửa hoặc chuyển sang tư thế nằm nghiêng.
Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cố gắng trò chuyện với bệnh nhân, hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất. Ngoài ra, tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống hoặc dùng thuốc không có chỉ định cho người bệnh.
Một số quan điểm sai lầm trong cấp cứu đột quỵ
Chích máu ngón tay là kinh nghiệm hoàn toàn sai lầm: với cách xử trí tai biến bằng dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay, thùy tai để bệnh nhân tỉnh rồi mới đưa đi cấp cứu là phản khoa học, làm mất “thời gian vàng” trong cấp cứu bệnh nhân.
Dùng thuốc “ An cung” không theo chỉ định: Đột quỵ có hai thể là thiếu máu và xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 85% tổng số các ca đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Đột quỵ do xuất huyết tỷ lệ 15% ca, là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
“Thuốc An cung” chỉ có tác dụng đối với thể thiếu máu. Riêng thể đột quỵ chảy máu não tuyệt đối không được dùng An Cung, bởi chúng sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn.
Sơ cứu không đúng cách: Nhiều người lúng túng khi chứng kiến người đột quỵ, nghĩ rằng không được di chuyển bệnh nhân đột quỵ vì sẽ gây nguy hiểm. Thực tế, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ tới cơ sở y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân ở nhà, không đưa đi bệnh viện vô tình làm mất đi ” thời gian vàng “ điều trị cho bệnh nhân. Thời gian vàng là trong khoảng 3 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ. Bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm thì khả năng chữa khỏi và ít di chứng càng cao.
Lê Cẩm Linh - ThS.BS. Dương Thanh Sơn
(Bệnh viện đa khoa Đống Đa)
Nguyễn Thị Vân
Từ khóa » Tiêm Cho Trẻ Em đột Quỵ Tại Chỗ
-
Thái Nguyên: Thông Tin Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 Cho Trẻ Em ...
-
Thái Nguyên Bác Thông Tin Tiêm Vaccine Cho Trẻ Gây đột Quỵ | Y Tế
-
Tiêm Vắc Xin COVID-19 Cho Trẻ, Phụ Huynh Phải Lưu ý Gì?
-
Thông Tin "Tiêm Vắc Xin COVID-19 Cho Trẻ Em Gây đột Quỵ Tại Chỗ" Là ...
-
Tiêm Vaccine Cho Trẻ Từ 5 - Dưới 12 Tuổi
-
Những Nhầm Tưởng Về Phản Vệ Sau Tiêm Vaccine COVID-19 - Bộ Y Tế
-
“Tiêm Vaccine Phòng COVID-19 Cho Trẻ Em Gây đột Quỵ” Là Không ...
-
Những Phản ứng Có Thể Gặp Sau Tiêm Vaccine COVID-19 Cho Trẻ Và ...
-
Hiệu Quả Và độ An Toàn Của Tiêm Vắc-xin ở Trẻ Em - Khoa Nhi
-
Từng Bị đột Quỵ Não, Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19 Không?
-
Tiêm Vaccine COVID-19 Giúp Trẻ Tránh Hậu Quả Lâu Dài Của Bệnh
-
DỊCH VỤ TIÊM CHỦNG
-
Đôi điều Cần Biết Về Tiêm Mũi 3 Vaccine COVID-19
-
Bắt đầu Triển Khai Tiêm Vaccine COVID-19 Cho Trẻ Từ 5-11 Tuổi