Khám Giám định Lại đối Với Trường Hợp Tái Phát Tổn Thương Do Tai ...

MEDINET

Cổng liên kết

Xem trên giao diện máy tính

Chuyên mục

  • Giới thiệu
  • Đề án 06
  • Hợp tác quốc tế
  • ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
  • Cải cách hành chính
    • Truyền thông
  • Văn bản
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản hướng dẫn
    • Văn bản văn thư - lưu trữ
  • Mua sắm của cơ quan Sở Y tế
  • Liên hệ

Khối chức năng

  • HỎI ĐÁP
  • TRA CỨU
  • THƯ VIỆN ẢNH
  • BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
VĂN PHÒNG SỞ

Thủ tục hành chính

Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
Thông tin thủ tục hành chính
Tên thủ tục: Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động
Cơ quan thực hiện: - Trung tâm Giám định y khoa tiếp nhận và tổ chức khám giám định. - Hội đồng Giám định y khoa thành phố: Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.
Cơ sở pháp lý: - Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014. - Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015. - Thông tư 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp. - Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. - Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa. - Thông tư 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp. - Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế. - Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH của Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ. - Quyết định số 2968/QĐ-BYT ngày 16/5/2018 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi được quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế
Trình tự thực hiện: Bước 1: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và thân nhân của Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (gọi tắt Người lao động và thân nhân) nộp hồ sơ giám định tại Quầy tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm Giám định y khoa. Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Trung tâm Giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định trong thời gian 22 ngày làm việc Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Trung tâm Giám định y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng (theo Thông tư 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp). Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, bộ phận thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
Thành phần và số lượng: I. Thành phần hồ sơ bao gồm: a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này; b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ghi rõ tổn thương tái phát. Trường hợp người được giám định thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị ( theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động): trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định. c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 56/2017/TT-BYT là trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định cho các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp người được giám định thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị ( theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động): Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại. d) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định. II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian giải quyết: 33 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện: Cá nhân
Kết quả: Biên bản giám định hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không khám giám định
Yêu cầu và điều kiện: Không
Lệ phí: 1. Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa: 1.150.000 đồng/trường hợp. 2. Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa: Theo chỉ định thực tế của bác sĩ.
Tài liệu đính kèm: Tệp đính kèm: pl2-_giay_de_nghi_kham_gaim_dinh_232202114.docxẨn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm

Thủ tục hành chính khác

  • 1Cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt 9/9/2024
  • 2Xếp cấp chuyên môn kỹ thuật 28/5/2024
  • 3Thu hồi giấy phép hành nghề đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 35 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 28/5/2024
  • 4Đề nghị thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa 28/5/2024
  • 5Cho phép tổ chức đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt, khám bệnh, chữa bệnh lưu động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh hoặc cá nhân khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo 28/5/2024
  • 6Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 28/5/2024
  • 7Gia hạn giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền 28/5/2024
  • 8Gia hạn giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng 28/5/2024
  • 9Điều chỉnh giấy phép hành nghề trong giai đoạn chuyển tiếp đối với hồ sơ nộp từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng 28/5/2024
  • 10Điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh 28/5/2024
 CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số điện thoại: 1900.63.85.63 - Email: bbt.syt@tphcm.gov.vn

Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy phép số: 13/GP-STTTT ngày 07 tháng 5 năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cấp Công ty cổ phần phần mềm Quảng Ích

Từ khóa » Giám định Thương Tật 10