Khấm Khá Nhờ Nuôi Cá Lóc Bằng Thức ăn UP
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng lợi thế
Là đối tượng nuôi có nhiều lợi thế do thích nghi với đa dạng địa hình, dễ nuôi, ít dịch bệnh. Những năm trở lại đây, nhiều tỉnh, thành tại khu vực ĐBSCL đã phát triển mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp.
Tại Cần Thơ, thời gian qua, con cá lóc được nông dân tại nhiều quận, huyện của thành phố nuôi theo các mô hình nuôi ao, hầm, nuôi vèo đặt trong ao, vèo đặt trên sông… Tuy nhiên, người dân chủ yếu sử dụng các loại cá tạp tươi sống để làm mồi nuôi cá lóc, nên việc phát triển mô hình gặp khó khăn do nguồn thức ăn thường bị thiếu hụt và không ổn định về chất lượng. Chính vì vậy, các mô hình nuôi cá lóc, nhất là nuôi cá lóc trong vèo chỉ được nông dân phát triển mạnh vào mùa lũ – thời điểm mà nguồn cá tạp trong tự nhiên dồi dào nhất trong năm. Song, việc khai thác đánh bắt quá mức các loại thủy sản trong tự nhiên thời gian qua khiến lượng cá tạp mùa lũ giảm dần, nguồn cung hạn chế, giá bán cao, lợi nhuận của người nuôi cá cũng giảm theo. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nuôi. Bởi, chủ động được nguồn thức ăn và tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm tác động đến môi trường, lợi nhuận không thua gì so với cách nuôi cá lóc bằng thức ăn truyền thống.
Năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu chuyển giao cho Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học công nghệ huyện Phước Long đề tài Thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp. Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm cho biết, qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng. Chính vì vậy, mô hình đã được phát triển tại nhiều tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL như Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ…
Hiệu quả cao
Nhiều năm liền, ông Trần Văn Hướng nuôi cá đều thành công nhờ sử dụng thức ăn cá lóc nhãn hiện UP Ảnh: Nguyên Chi
Từ lâu, thị xã Hồng Ngự được xem là cái nôi của nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp; được thiên nhiên ưu đãi nên nhiều cư dân nơi đây phất lên nhờ gắn bó với loài cá đặc biệt ở vùng sông Mê Kông này. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nghề nuôi cá tra bước vào giai đoạn cạnh tranh và đào thải khốc liệt, các nhà nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU… ngày càng xiết chặt hàng rào thuế quan đối với cá tra xuất khẩu của Việt Nam, nông dân nuôi cá tra lâm vào tình cảnh khốn khó. Trước khó khăn đó, người dân đã tìm ra hướng đi mới với con cá lóc bởi giá trị kinh tế mà đối tượng này mang lại. Còn tại Trà Vinh, đối với riêng huyện Trà Cú, năm 2016, toàn huyện có 1.607 hộ thả nuôi với hơn 96 triệu con giống, trên tổng diện tích gần 229 ha, tăng gần 25 ha so với năm trước. Phong trào nuôi cá lóc phát triển nhanh đã giúp nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế, tăng thu nhập. Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh cũng đã từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; mặc dù có những giai đoạn cá lóc nuôi gặp khó do giá giảm, nhưng do được đầu tư bài bản nghiêm ngặt, nên hầu hết các hộ nuôi đều duy trì được sản xuất.
Hồng Ngự không những là thủ phủ sản xuất cá tra giống tại Đồng Tháp mà còn là vùng trọng điểm phát triển diện tích nuôi cá lóc khu vực ĐBSCL; nghề nuôi cá lóc đã giúp bà con nơi đây ổn định kinh tế, gia tăng sản xuất, nhiều hộ nuôi đã chuyển diện tích nuôi cá tra sang nuôi cá lóc cho thu nhập khá. Theo thống kê, toàn huyện Hồng Ngự có khoảng gần 200 ha nuôi cá lóc, sản lượng khoảng 12.000 tấn.
Là hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm, ông Trần Văn Hướng, ngụ tại ấp An Thịnh, xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp với khoảng 5 ha gồm 9 ao nuôi cá lóc từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Ông Hướng bắt đầu nuôi cá lóc từ năm 2013 với 5 ha dưới hình thức nuôi ao đất, mật độ thả nuôi 60 – 80 con/m2, thả xen kẽ giữa các ao, nuôi 2 vụ mỗi năm, thời gian nuôi 4 – 6 tháng. Năm 2017, sản lượng thu đạt 50 – 70 tấn/ao, đạt khoảng 400 tấn cá/vụ, với giá bán 30.000 – 31.000 đồng/kg, thu khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Hướng, để đầu tư một ao nuôi cá lóc có diện tích khoảng 1 ha nông dân phải tốn ít nhất khoảng 150 triệu đồng chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: chi phí đào ao, đặt đường ống bơm thoát nước, khoan giếng. Khoảng 60 triệu đồng cho chi phí con giống, cuối cùng là chi phí thức ăn và thuốc phòng trị bệnh khoảng 600 triệu đồng.
Sau khoảng 4 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 800 g đến 1 kg/con là có thể thu hoạch. Cá lóc có tỷ lệ sống cao, trung bình đạt khoảng 80%, đối với thức ăn công nghiệp, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1 – 1.3 kg thức ăn/kg cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.
Chia sẻ kinh nghiệm
Ông Hướng cho biết, diện tích ao sử dụng nuôi khoảng 1.000 m2, ao hình chữ nhật để tiện việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ. Cá giống chọn đều cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không xây xát; nên thả nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nếu không gian chật hẹp, cá sẽ chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao. Mật độ thả nuôi 30 – 100 con/m2 (thích hợp 40 – 60 con/m2). Độ sâu ao nuôi lớn hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trên bờ, ông Hướng còn trồng cây ăn quả, vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp, giúp môi trường trong lành hơn, cùng đó, ông đầu tư hệ thống cấp thoát nước vào tận ao nuôi, thực hiện thay nước thường xuyên, giúp môi trường nuôi sạch để cá tăng trưởng và phát triển tốt. Theo ông Hướng, yếu tố quan trọng mang lại thành công đó chính là con giống, kỹ thuật chăm sóc và yếu tố không thể thiếu là chất lượng thức ăn. Bởi, thức ăn chiếm một phần không nhỏ trong chi phí vụ nuôi, nếu người nuôi lựa chọn được thức ăn có chất lượng tốt sẽ giảm được chi phí, góp phần tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.
Hiện nay đã có thức ăn dành cho cá lóc nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cá. Ở giai đoạn cá nhỏ có thể sử dụng sàng ăn để tập cho cá ăn nhằm kiểm soát thức ăn. Chia thức ăn ra nhiều lần, giúp cá ăn nhanh và triệt để hơn.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm thức ăn dành cho cá lóc, nhưng ông Hướng luôn tin dùng và đánh giá cao về chất lượng các dòng sản phẩm thức ăn cá lóc của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam. Ông Hướng nhận định, thức ăn cá lóc của Công ty Uni-President Việt Nam ít bụi, độ tan chậm, giúp cá tăng trọng nhanh, thịt cá thơm ngon, săn chắc, ít hao hụt trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, khi bà con sử dụng thức ăn của Uni, còn được các kỹ thuật viên của Công ty tận tình hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cũng như thường xuyên theo dõi để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của người nuôi.
>> Trong tháng 4 vừa qua, ông Trần Văn Hướng đã thu hoạch lứa cá tiếp theo, với sản lượng đạt 120 tấn/2 ao (diện tích 1.000 – 2.000 m2), với giá 35.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi cơ bản có lãi. |
Từ khóa » Bằng Giá Thức ăn Cho Cá Lóc
-
Cập Nhật Bảng Giá Thức ăn Cho Cá Lóc 2021 - Trại Cá Giống
-
Thức ăn Cho Cá Lóc 25 Kg Giá Sỉ, Giá Bán Buôn
-
Bảng Giá Thức ăn Cho Cá Lóc - Thức Ăn Cho Chó
-
Bảng Giá Thức ăn Cho Cá Lóc
-
Giá Thức ăn Cho Cá Lóc Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Top 5 Thức ăn Cho Cá Lóc Tốt Nhất 2022 - GiaNongSan
-
Thức ăn HH Cho Cá Lóc 7574 (Từ 5G đến Thu Hoạch) - Cargill
-
Giá Thức ăn Tăng Cao, Người Nuôi Cá Lóc Bị Lỗ Nặng - VOV
-
Nuôi Cá Lóc Bằng Thức ăn Công Nghiệp Hiệu Quả
-
Thức Ăn Cá Lóc - OptiBoost 40Đạm - 25KG | Shopee Việt Nam
-
Thức ăn Cá Lóc UP: Mang Thành Công đến Cho Người Nuôi
-
Giá Thức ăn Tăng Cao, Người Nuôi Cá Lóc Bị Lỗ Nặng - CafeF
-
Giá Thức ăn Thủy Sản Tăng Mạnh: Người Nuôi Cá Lóc, Cá Tra Chưa Dám ...