Khám Nội Tiết Là Gì, Gồm Những Bước Nào? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Khám nội tiết ngày càng trở nên phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống hiện đại giúp phát hiện các vấn đề của tuyến nội tiết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu khám nội tiết là gì và quy trình khám ra sao. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về việc khám nội tiết trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Khám nội tiết để làm gì?
- 2. Quy trình khám nội tiết là gì?
- 2.1 Khám lâm sàng trong quy trình khám nội tiết là gì?
- 2.2 Khám cận lâm sàng trong quy trình khám nội tiết là gì?
- Các xét nghiệm nội tiết
- Siêu âm
- – Các bệnh lý tuyến giáp:
- – Các bệnh lý ở tử cung:
- 3. Một số lưu ý khi khám nội tiết
- 4. Khi nào nên đi khám nội tiết
1. Khám nội tiết để làm gì?
Tuyến nội tiết là tuyến có vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Vì vậy, khi hoạt động của tuyến nội tiết gặp rối loạn sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Khám nội tiết là hoạt động được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể, từ đó, phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết hoặc các yếu tố nguy cơ gây các bệnh như:
– Các rối loạn cân bằng glucose máu: Bệnh đái tháo đường, tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thai kỳ, hạ đường huyết.
– Các bệnh tuyến giáp: Bướu nhân, nang tuyến giáp, cường giáp (phổ biến nhất là bệnh Basedow), suy giáp viêm tuyến giáp.
– Các bệnh liên quan đến tuyến thượng thận: Suy tuyến thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.
– Các bệnh lý tuyến yên: Suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu…
2. Quy trình khám nội tiết là gì?
Muốn biết khám nội tiết là gì, mời các bạn cùng đi vào từng bước khám cụ thể. Quy trình khám cơ bản gồm: khám lâm sàng và khám cận lâm sàng.
2.1 Khám lâm sàng trong quy trình khám nội tiết là gì?
Khám cận lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình thăm khám nội tiết. Ở bước này, bác sĩ sẽ hỏi trực tiếp bệnh nhân các vấn đề về bệnh sử và gia đình, các triệu chứng của bệnh. Tùy vào triệu chứng và các yếu tố nguy cơ, bác sĩ có thể thăm khám thêm một số yếu tố như:
– Kiểm tra vùng âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai… đối với những trường hợp khám nội tiết tố nữ.
– Kiểm tra huyết áp, nghe tim phổi đối với bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường,…
– Kiểm tra vùng cổ xem có bị to bất thường không đối với những trường hợp có triệu chứng bệnh tuyến giáp.
Kết quả khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ nhận diện về tình trạng của bệnh nhân và đưa ra các chỉ định cận lâm sàng tiếp theo.
2.2 Khám cận lâm sàng trong quy trình khám nội tiết là gì?
Khám cận lâm sàng là bước khám bao gồm các xét nghiệm máu và các phương pháp thăm dò, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tuyến giáp, chụp X-quang tim phổi, chụp cộng hưởng từ,…
Các xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm máu trong quy trình khám nội tiết giúp kiểm tra hoạt động của các loại hormone, đo chỉ số đường huyết, kiểm tra chức năng gan thận,…
Các xét nghiệm nội tiết gồm:
– Xét nghiệm định lượng HbA1c, đường huyết lúc đói, lúc no, ngẫu nhiên…trong trường hợp nghi ngờ tiểu đường.
– Xét nghiệm LH, FSH, Prolactin, AMH, testosterone, progesterone, E2 (Estradiol),…để kiểm tra khả năng sinh sản.
Siêu âm
Siêu âm là một kỹ thuật thăm dò không xâm lấn giúp phát hiện một số bệnh về nội tiết như:
– Các bệnh lý tuyến giáp:
Siêu âm giúp phát hiện nhân đơn độc, bướu giáp đa nhân, viêm giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp, theo dõi định kì các tổn thương tuyến giáp.
Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ có nhân tuyến giáp; bệnh nhân tiền sử xạ trị vùng cổ hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư tủy tuyến giáp, ung thư tế bào nhú tuyến giáp, đa u nội tiết type 2 (kết hợp 3 loại ung thư gồm ung thư tủy tuyến giáp, ung thư tuyến cận giáp và ung thư tủy thượng thận); bệnh nhân xuất hiện hạch cổ chưa rõ nguyên nhân; bệnh nhân chuẩn bị làm phẫu thuật cắt tuyến giáp do ung thư tuyến giáp, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ; theo dõi lâu dài sau cắt tuyến giáp.
– Các bệnh lý ở tử cung:
Giúp đánh giá hình thái tử cung, buồng trứng, phát hiện dị tật, bất thường ở tử cung, đánh giá độ dày hay mỏng của niêm mạc tử cung. Phương pháp này giúp chẩn đoán một số bệnh lý như u xơ, polyp, ung thư; nhận diện buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, ứ nước vòi trứng, viêm áp xe phần phụ…
Ngoài, trong một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có thể được sử dụng như:
– Chụp X-quang tim phổi: Nhằm đánh giá chức năng của tim phổi, thường dùng ki nghi ngờ các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
– CT/MRI: Dùng trong các trường hợp nghi ngờ u tuyến thượng thận, u ở tử cung, buồng trứng mà phương pháp siêu âm khó tiếp cận.
Dựa vào những kết quả này, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng tuyến nội tiết của bạn và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
3. Một số lưu ý khi khám nội tiết
Sau khi hiểu khám nội tiết là gì và gồm những bước nào, bạn cần lưu ý thêm một số điều sau để quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng và chính xác nhất:
– Để không mất thời gian chờ đợi, bạn nên đặt lịch khám trước ở những cơ sở y tế có dịch vụ này.
– Khi khám nội tiết thường bạn sẽ phải thực hiện các xét nghiệm máu và siêu âm. Một số trường hợp có thể cần nhịn ăn. Bạn nên hỏi trước nhân viên y tế và bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết hoặc tốt nhất nên nhịn ăn sáng trước khi đi khám.
– Trong quá trình thăm khám, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và các nhân viên y tế để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.
4. Khi nào nên đi khám nội tiết
Nếu đã mắc các bệnh nội tiết và đang điều tri, bạn nên đi khám nội tiết định kỳ để theo dõi, kiểm soát các chỉ số quan trọng và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.
Ngoài ra, bạn nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường như: tăng, sụt cân bất thường; khát nước, uống nhiều nước; đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm; vết thương lâu lành; suy giảm trí nhớ; run tay, mất ngủ; hồi hộp đánh trống ngực; rối loạn kinh nguyệt; táo bón…
Các triệu chứng này biểu hiện rất mờ hồ ở giai đoạn đầu, thậm chí không xuất hiện. Vì thế, việc duy trì thăm khám định kỳ sẽ rất có ích trong việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nội tiết.
Như vậy, qua những thông tin trên đây hẳn bạn đã biết khám nội tiết là gì và quy trình khám được thực hiện như thế nào. Trước khi thăm khám, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín. Ở đó sẽ có hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Như vậy quá trình thăm khám sẽ nhẹ nhàng và đạt kết quả cao nhất.
Từ khóa » Khoa Nội Tiết Gồm Những Bệnh Gì
-
Các Bệnh Nội Tiết Thường Gặp | Vinmec
-
Khám Nội Tiết Là Khám Những Gì? | Vinmec
-
Điểm Danh Các Bệnh Nội Tiết Thường Gặp Nhất Hiện Nay | Medlatec
-
Khám Bệnh Nội Tiết Là Khám Những Gì? Vì Sao Nên Khám Nội Tiết?
-
Các Bệnh Nội Tiết Thường Gặp Và Biến Chứng Nguy Hiểm
-
Những Bệnh Nội Tiết Có Thể Bạn Mắc Bệnh Mà Không Biết
-
CÁC BỆNH NỘI TIẾT THƯỜNG GẶP - CÓ THỂ MẮC PHẢI MÀ ...
-
Khoa Nội Tiết | Bệnh Viện Việt Pháp
-
Khi Nào Cần Khám Chuyên Khoa Nội Tiết | PK BV Đại Học Y Dược 1
-
Tổng Quan Các Rối Loạn Nội Tiết - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
7 Bệnh Viện, Phòng Khám Chữa Bệnh Nội Tiết Tốt Tại Hà Nội
-
Khám Nội Tiết Cần Xét Nghiệm Những Gì? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Điểm Danh Ngay Các Bệnh Nội Tiết Thường Gặp Nhất Hiện Nay | BvNTP
-
Khoa Nội Tổng Quát - CarePlus