Khám Phá 10 Công Dụng Của Hạt Mè đối Với Sức Khỏe Cả Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Hạt mè (hay hạt vừng, mè đen) là một loại hạt khá quen thuộc với người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của hạt mè đối với sức khỏe và những lợi ích to lớn mà chúng mang lại
Mè đen có tác dụng gì? Không chỉ có công dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp, giúp da mịn màng, tươi trẻ, hỗ trợ làm đen tóc tự nhiên mà hạt mè còn tốt cho hệ tiêu hóa vì có tác dụng nhuận tràng, chữa khó tiêu. Ngoài ra, loại hạt này còn là nguồn cung vitamin E, B và canxi tốt cho cơ thể. Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu chi tiết 10 công dụng của hạt mè.
1. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt
Tiêu thụ khoảng 30g hạt mè chưa bóc vỏ (tương đương 3 thìa súp) cung cấp cho cơ thể 3,5g chất xơ, chiếm 12% lượng chất xơ mà chúng ta cần hằng ngày.
Chất xơ có tác dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa. Ngoài ra, gần đây các nhà khoa học còn chỉ ra việc tăng chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể đóng vai trò trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một số bệnh ung thư, béo phì và đái tháo đường tuýp 2.
2. Công dụng của hạt mè: Giảm cholesterol và chất béo trung tính
Tác dụng của mè đen có thể giúp giảm cholesterol và lượng chất béo trung tính cao. Điều này làm giảm yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim.
Hạt mè có 15% chất béo bão hòa, 41% chất béo không bão hòa đa (chất béo không no đa nguyên) và 39% chất béo không bão hòa đơn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn so với chất béo bão hòa có thể giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, loại hạt này chứa hai hợp chất thực vật là lignans và phytosterol cũng có tác dụng giảm nồng độ cholesterol.
3. Nguồn cung cấp protein thực vật dồi dào
Nếu ăn 30g hạt mè, cơ thể bạn sẽ được cung cấp 5g protein. Protein rất cần thiết cho sức khỏe của con người vì giúp xây dựng mọi thứ từ cơ bắp đến hormone. Do đó, hạt mè là một nguồn cung cấp protein từ thực vật tương đối cao.
Để tối đa hóa lượng protein sẵn có, bạn hãy ngâm và rang vừng đen trước khi dùng. Quá trình rang giúp làm giảm oxalat và phytates có trong loại hạt này. Đây là hai hợp chất gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu protein của cơ thể.
Đáng chú ý, hạt mè có hàm lượng lysine thấp, một loại axit amin thiết yếu có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do đó, nếu là người ăn chay, bạn có thể bù đắp loại axit amin này cho cơ thể bằng cách tiêu thụ các loại đậu như đậu thận và đậu xanh vì chúng có hàm lượng lysine cao. Mặt khác, hạt mè chứa nhiều methionine và cysteine, hai loại axit amin mà các loại đậu không có nhiều.
4. Giúp hạ huyết áp là công dụng của hạt mè
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Hạt mè rất giàu magie, khoáng chất có tác dụng giúp giảm huyết áp. Ngoài ra, lignans, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác trong hạt mè có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám hình thành trong động mạch, có khả năng duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Trong một nghiên cứu, những người bị huyết áp cao đã tiêu thụ 2,5g bột hạt mè đen. Vào cuối tháng, chỉ số huyết áp tâm thu của họ đã giảm 6% so với nhóm được cho dùng giả dược.
5. Hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh
Hạt mè nguyên hạt hay đã bóc vỏ đều rất giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe của hệ xương. 30g hạt mè cung cấp cho cơ thể các khoáng chất so với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày:
Canxi
- Loại nguyên hạt: 22%
- Loại đã tách vỏ: 1%
Magie
- Loại nguyên hạt: 25%
- Loại đã tách vỏ: 25%
Mangan
- Loại nguyên hạt: 32%
- Loại đã tách vỏ: 19%
Kẽm
- Loại nguyên hạt: 21%
- Loại đã tách vỏ: 18%
6. Mè đen có tác dụng gì? Có thể làm giảm viêm
Việc ăn hạt mè có thể giúp chống viêm. Tình trạng viêm kéo dài dù là mức độ thấp có thể là một trong nhiều nguyên nhân gây ra một số tình trạng mãn tính như: béo phì, ung thư, các bệnh về tim và thận.
Những người mắc bệnh thận ăn hỗn hợp gồm 18g hạt lanh, 6g hạt mè và 6g hạt bí ngô mỗi ngày trong 3 tháng, các dấu hiệu viêm của họ giảm từ 51 ‒ 79%. Tuy nhiên, vì nghiên cứu này thử nghiệm với hỗn hợp gồm 3 loại hạt, nên tác dụng chống viêm của riêng hạt mè là không chắc chắn. Nhưng các nghiên cứu tiến hành trên động vật sử dụng dầu hạt mè cũng cho thấy tác dụng chống viêm. Điều này có thể là do sesamin, một hợp chất được tìm thấy trong hạt mè và dầu mè.
7. Nguồn cung vitamin B tốt
Tác dụng của mè đen, mè trắng là cung cấp dồi dào các vitamin nhóm B như: thiamine (B1), niacin (B3) và vitamin B6 tốt, cần thiết cho chức năng tế bào và chuyển hóa thích hợp. Ngoài ra, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tạo ra huyết sắc tố.
Ba thìa súp hạt mè (khoảng 30g loại có vỏ) cung cấp 1 số vitamin so với nhu cầu khuyến nghị hằng ngày:
Thiamine (B1)
- Loại nguyên hạt: 17%
- Loại đã tách vỏ: 19%
Niacin (B3)
- Loại nguyên hạt: 11%
- Loại đã tách vỏ: 8%
Vitamin B6
- Loại nguyên hạt: 5%
- Loại đã tách vỏ: 14%
8. Công dụng của hạt mè: Giúp hình thành tế bào máu
Để tạo ra các tế bào hồng cầu, cơ thể bạn cần một số khoáng chất và vitamin như: sắt, đồng, vitamin B6. Hạt mè là một nguồn cung dồi dào các khoáng chất này. Nhằm phát huy tác dụng của vừng đen thì theo nhu cầu khuyến nghị hằng ngày, 3 thìa súp hạt mè (khoảng 30g) cung cấp khoảng:
Sắt
- Loại nguyên hạt: 24%
- Loại đã tách vỏ: 10%
Đồng
- Loại nguyên hạt: 57%
- Loại đã tách vỏ: 46%
Để tăng khả năng hấp thụ của cơ thể đối với các khoáng chất này, bạn nên ngâm hay rang loại hạt này trước khi sử dụng.
9. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Hạt mè chứa ít carbs nhưng lại giàu protein và chất béo lành mạnh nên có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, rất thích hợp cho người bị đái tháo đường. Ngoài ra, trong loại hạt này còn có chứa pinoresinol, một hợp chất có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của enzyme tiêu hóa maltase.
Maltase phá vỡ đường maltose, loại đường được sử dụng làm chất làm ngọt cho một số thực phẩm. Nó cũng được sản xuất trong ruột của bạn từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, mì ống, bún, phở… Việc pinoresinol ức chế quá trình tiêu hóa đường maltose có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hơn.
10. Công dụng mè đen, mè trắng: Giàu chất chống oxy hóa
Các nghiên cứu trên động vật và người cho thấy rằng tiêu thụ hạt vừng có thể làm tăng tổng lượng hoạt động chống oxy hóa trong máu của bạn. Lignans trong hạt mè có chức năng như chất chống oxy hóa, giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa, một phản ứng hóa học có thể làm hỏng các tế bào của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Ngoài ra, hạt mè có chứa một dạng vitamin E được gọi là gamma-tocopherol, một chất chống oxy hóa có tác dụng giúp chống lại bệnh tim.
Công dụng của hạt mè mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nếu bất kỳ thành viên nào trong gia đình có tiền sử dị ứng thì không nên ăn hoặc ăn từng ít một để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đưa đến bệnh viện ngay.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Tác Dụng Của Hạt Mè Trắng
-
Hạt Mè: Thức ăn Bổ Thận, Bổ ích Cho Phụ Nữ
-
Điểm Mặt Các Tác Dụng Của Mè Trắng, ăn Mè Trắng Có Mập Không
-
Hạt Vừng Trắng (Mè Trắng) - 9+ Lợi ích Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe Gia đình
-
Mè Trắng Là Gì? Công Dụng Tuyệt Vời Của Mè Trắng Mà Bạn Chưa Biết
-
Mè Trắng Có Tác Dụng Gì? Vai Trò Của Mè Trắng đối Với Sức Khỏe
-
Hạt Mè Và 10 Công Dụng Bất Ngờ Với Sức Khỏe Của Bạn
-
Hạt Vừng Có Tác Dụng Gì? Tác Hại Khi ăn Quá Nhiều Mè Trắng
-
Có Thể Bạn Chưa Biết Những Lợi ích Của Hạt Mè Cho Sức Khỏe
-
Mè Trắng, Vừng Trắng Organic Queen Nature
-
Hạt Mè Trắng Và Mè Đen Có Tác Dụng Gì? Lợi Ích ... - FAQ Vegan
-
Phân Biệt Mè đen Và Mè Trắng? Mè đen Có Tốt Hơn Mè Trắng Không?
-
Ăn Mè Trắng Có Tác Dụng Gì
-
Mè Trắng (vừng Trắng) Là Gì? Ăn Hạt Mè Trắng (vừng Trắng) Có Tác ...
-
Hạt Mè Trắng Có Giá Trị Dinh Dưỡng Cao - LinkedIn