KHÁM PHÁ 7 PHẢN XẠ ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện AIH
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch khám
Trang chủ / Tin tức /KHÁM PHÁ 7 PHẢN XẠ ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ SƠ SINH
KHÁM PHÁ 7 PHẢN XẠ ĐẦU ĐỜI CỦA TRẺ SƠ SINH
28/02/2020
00 Mặc dù trẻ sơ sinh thường dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ, nhưng khi thức, trẻ cũng rất bận rộn phản xạ với tác động xung quanh lắm ba mẹ nha. Phần lớn các chuyển động và hoạt động của trẻ sơ sinh là phản xạ hoặc không tự nguyện - em bé của bạn không cố tình thực hiện các chuyển động này. Các phản xạ phổ biến ở trẻ sơ sinh bao gồm: 1. Phản xạ tìm kiếm: Phản xạ này xảy ra khi khóe miệng trẻ được vuốt ve hoặc chạm vào, trẻ sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng được vuốt ve. Phản xạ này giúp bé tìm vú mẹ hoặc bình sữa. 2. Phản xạ mút: Khi vòm miệng trẻ được chạm vào vú mẹ hoặc núm vú giả, trẻ sẽ mút ngay. Phản xạ này bắt đầu vào khoảng tuần thứ 32 của thai kỳ và phát triển chưa đầy đủ cho đến khoảng 36 tuần. Trẻ sinh non có thể có khả năng mút yếu hơn, vì trẻ được sinh ra trước khi phản xạ này phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng có phản xạ đưa tay lên miệng mút ngón tay hoặc cả bàn tay. 3. Phản xạ Moro (phản xạ giật mình): Phản xạ thường xảy ra khi trẻ giật mình vì âm thanh lớn hoặc có chuyển động mạnh. Để phản ứng lại âm thanh, trẻ có thể dang tay và chân ra khỏi người, khóc, nhưng ngay sau đó, trẻ sẽ thu tay lại như thể đang ôm lấy mình. Đôi khi, tiếng khóc của chính trẻ làm trẻ giật mình và bắt đầu phản xạ này. Phản xạ Moro kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 5 - 6 tháng tuổi. 4. Phản xạ phòng vệ (phản xạ cổ không đối xứng): Khi đầu của trẻ quay sang một bên, cánh tay bên phía đó duỗi thẳng và khuỷu tay đối diện gập lại tạo tư thế như đấu kiếm. Phản xạ kéo dài cho đến khi trẻ được khoảng 6 - 7 tháng tuổi. 5. Phản xạ cầm nắm: Khi ba mẹ vuốt ve lòng bàn tay trẻ, trẻ sẽ khép ngón tay lại. Phản xạ nắm bắt chỉ kéo dài một vài tháng và mạnh hơn ở trẻ sinh non. 6. Phản xạ Babinski (Phản xạ của các ngón chân): Với phản xạ Babinski, khi lòng bàn chân trẻ được vuốt mạnh, ngón chân cái uốn cong lên trên và các ngón chân khác quạt ra. Đây là một phản xạ bình thường cho đến khi trẻ được 2 tuổi. 7. Phản xạ bước: Phản xạ này còn được gọi là phản xạ đi bộ hoặc khiêu vũ vì trẻ dường như thực hiện các bước đi hay nhảy khi được giữ thẳng đứng với đôi chân chạm vào một bề mặt rắn. Khi hệ thống thần kinh trẻ bắt đầu phát triển, những phản xạ này sẽ nhường chỗ cho những hành vi có mục đích khác. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không thấy trẻ có những phản xạ thông thường trên thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để theo dõi những bất thường sớm và điều trị kịp thời. Bài trước VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT - CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBài kế DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ GAN NHIỄM MỠThíchBình luậnChia sẻBình luận
Tìm kiếm
Tin mới nhất
Mới nhất23/12/2024
THÔNG BÁO LỊCH HOẠT ĐỘNG TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
21/12/2024
CHẤN THƯƠNG DÂY CHẰNG CHÉO SAU - ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?
16/12/2024
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) THÀNH CÔNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU VỚI CÁC DIỄN GIẢ ĐẾN TỪ BỆNH VIỆN RAFFLES SINGAPORE VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM
Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên
Đội ngũ bác sĩCác chuyên gia tại AIH
Orly Attia Dafni
Khoa Nhi
Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice.
Tìm hiểu thêmYutaro Hara
Khoa Nhi
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.
Tìm hiểu thêmPhạm Công Luận
Khoa Nhi
Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.
Tìm hiểu thêmBùi Thị Thùy Tâm
Khoa Nhi
Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với hơn 16 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.
Tìm hiểu thêm
Từ khóa » Cơ Chế Phản Xạ Babinski
-
Phản Xạ Da Lòng Bàn Chân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dấu Hiệu Babinski: Dấu Hiệu Triệu Chứng Và Nguyên Nhân
-
Làm Thế Nào để Đánh Giá Phản Xạ - Rối Loạn Thần Kinh - MSD Manuals
-
Dấu Hiệu Babinski: Khám Thực Hành Lâm Sàng Thần Kinh - Y Sĩ đa Khoa
-
Khám Phản Xạ - Health Việt Nam
-
- DẤU HIỆU BABINSKI :") 1. MÔ TẢ Đáp ứng...
-
1. MÔ TẢ Đáp ứng Babinski Là Một Phản Xạ Da Bàn Chân ... - Facebook
-
Mô Tả Cơ Chế Dấu_hiệu_Babinski - Tieng Wiki
-
[PDF] THẦN KINH HỌC: RỐI LOẠN PHẢN XẠ
-
Khám Phản Xạ - SlideShare
-
Dấu Hiệu Babinski Là Gì, Nguyên Nhân, Cơ Chế, Ý Nghĩa, Hình Ảnh
-
Rối Loạn Phản Xạ - Triệu Chứng Thần Kinh - Thuốc Chữa Bệnh
-
Phản Xạ Babinski Là Gì? / Thuốc | Thpanorama