Khám Phá 8 Cách Hiệu Quả đánh Bật Làn Da Không đều Màu

Hầu hết mọi phụ nữ đều mong muốn sở hữu làn da mịn màng, trắng sáng không tỳ vết. Thế nhưng theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên cộng hưởng thêm các yếu tố tác động từ bên ngoài làm xuất hiện các vết thâm nám hoặc mảng sẫm màu trên bề mặt, khiến da không đều màu. Vậy làm thế nào để chăm sóc làn da đều màu trở lại? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên!

Nội dung

  • 1. Da không đều màu là gì?
  • 2. Nguyên nhân khiến màu da không đồng đều 
    • 2.1 Ánh nắng mặt trời
    • 2.2 Thay đổi nội tiết tố
    • 2.3 Lão hóa tự nhiên
    • 2.4 Viêm da
    • 2.5 Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
  • 3. Da không đều màu phải làm sao?
    • 3.1 Khắc phục da không đều màu bằng mặt nạ thiên nhiên
    • 3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
    • 3.3 Chăm sóc da đúng cách
      • Giữ cho da sạch và đủ độ ẩm
      • Tẩy tế bào chết
      • Sử dụng kem chống nắng
    • 3.4 Bổ sung các hoạt chất dưỡng trắng cho da không đều màu
    • 3.5 Điều trị bằng laser
    • 3.6 Cải thiện da không đều màu nhờ chế độ ăn uống
    • 3.7 Thay da sinh học để loại bỏ các đốm da không đều màu

1. Da không đều màu là gì?

Màu da không đều là hiện tượng chênh lệch tông màu giữa các vùng da trên cơ thể như da mặt, cổ, tay, lưng hoặc đùi. Về cơ bản, da sạm đen không đều màu xuất phát từ quá trình sản xuất Melanin dư thừa. 

Khi các sắc tố da tự nhiên tăng quá cao, chúng tạo ra những vùng da sẫm màu hơn so với các vùng khác, dẫn tới tình trạng da lốm đốm không đều màu. Điều này dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng giảm tính thẩm mỹ, khiến chị em trở nên mặc cảm và tự ti khi giao tiếp xung quanh.

2. Nguyên nhân khiến màu da không đồng đều 

Da không đều màu là tình trạng da xuất hiện các vết nám, tàn nhang; da mặt cũng như nhiều vùng da khác trên cơ thể loang lổ màu sáng tối. Tình trạng này xảy ra khi các sắc tố da tự nhiên tăng quá cao, tạo ra những vùng da sẫm màu hơn so với các vùng khác. Điều này dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến bạn trở nên mặc cảm, tự ti vì làn da của mình.

Một số tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng da không đều màu, bao gồm:

2.1 Ánh nắng mặt trời

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho màu da không đồng đều. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ thúc đẩy tế bào tăng sinh sắc tố Melanin để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, các tế bào này sẽ tạo ra sắc tố Melanin nhiều hơn, làm da đen sạm đi và hình thành vết nám gây xỉn màu.

Đặc biệt, ở một số vùng da không được quần áo che chắn kỹ càng như trán, cổ, gáy… thường bị tia UV tác động nhiều hơn, khiến các vùng da có sự chênh lệch màu sắc với nhau rõ rệt.

2.2 Thay đổi nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như stress, căng thẳng, lạm dụng thuốc tránh thai, mang thai và cho con bú… nhưng chủ yếu là sự suy yếu của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng ở phụ nữ sau tuổi 30, làm ba nội tiết tố nữ Estrogen, Progesterone và Testosterone bị xáo trộn, gây tăng sinh sắc tố dư thừa.

Đặc biệt, nội tiết tố nữ Estrogen còn giữ vai trò kiểm soát hoạt động hormone MSH – hormone kích thích sản sinh sắc tố trên da. Do đó, sự rối loạn của Estrogen sẽ kích thích hoạt động hormone MSH khiến da xuất hiện những đốm thâm nám, sẫm màu, gây tình trạng không đều màu giữa các khu vực.

2.3 Lão hóa tự nhiên

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, làn da đã bắt đầu lão hóa từ tuổi 25 nhưng đến sau tuổi 30, sự suy giảm về chất lượng lẫn số lượng của Protein dạng sợi (Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin) và các phân tử giữ nước Proteoglycan khiến cấu trúc nền – “bộ khung” nâng đỡ làn da trở nên lỏng lẻo, mất độ đàn hồi, khô sạm nhanh chóng.

Cùng với đó là hoạt động của hệ trục “vàng” dần suy yếu gây rối loạn nội tiết, làn da không đủ sức chống chọi với các tác nhân từ bên ngoài gây nên tình trạng lão hóa như nám, sạm, đồi mồi, tàn nhang, màu da phân bổ không đồng đều và nhăn nheo.

2.4 Viêm da

Nhiều người thường chủ quan và không mấy chú trọng chăm sóc các nốt mụn trứng cá hay tổn thương trên da. Tuy nhiên, chúng sẽ tạo ra những vết thương hở có thể dẫn đến viêm da. Lúc này, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ thực hiện chức năng của mình bằng cách tăng sinh sắc tố để bảo vệ da trước sự tấn công của vi khuẩn cũng như các tác nhân gây hại khác, kết quả là khiến màu da không đồng đều.

2.5 Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách

Không ít chị em mắc phải lỗi trong cách chăm sóc da là chỉ chú trọng đến một vài phần trên cơ thể như dưỡng da mặt mà quên vùng cổ gáy, cánh tay… Điều này vô tình khiến vùng da này không được bảo vệ, dễ lão hoá và tổn thương từ đó xuất hiện tình trạng da không đều màu. 

Bên cạnh đó, vì mong muốn sở hữu làn da trắng sáng nhanh chóng mà nhiều người đã tìm đến các loại kem trộn, kem lột, kem tẩy trắng, phương pháp tắm trắng… Tuy nhiên, các liệu pháp này thường chứa nhiều hóa chất gây nguy hiểm cho da.

Cụ thể như hoạt chất Corticoid có thể làm teo da, sau khi dùng một thời gian da có dấu hiệu mỏng dần, dễ bắt nắng, ửng đỏ, căng rát; tiếp đến là Hydroquinone phá hủy hoàn toàn sắc tố khiến da mất đi lớp bảo vệ, dễ sinh ra bạch biến. Đặc biệt, hàm lượng thủy ngân cực độc có trong mỹ phẩm kém chất lượng có khả năng thấm qua da, gây nhiễm độc và đi vào máu làm tổn thương gan, thận, thần kinh.

3. Da không đều màu phải làm sao?

3.1 Khắc phục da không đều màu bằng mặt nạ thiên nhiên

Các biện pháp chăm sóc và cải thiện làn da bằng nguyên liệu tự nhiên thường có ưu điểm là dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Chanh, nha đam, cà chua, mật ong, đu đủ… chứa lượng lớn dưỡng chất chống oxy hóa, ngăn phản ứng viêm, giúp cải thiện da không đều màu. Thế nhưng, trước khi lựa chọn phương pháp này bạn phải thử trước các nguyên liệu để xác định có làm da bị phản ứng hay không. Đồng thời, phải kiên trì thực hiện và bôi kem chống nắng mỗi ngày.

3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nhằm tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế sắc tố da nhanh phát triển, bạn hãy tạo thói quen ngủ sớm, không nên thức quá khuya và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thêm vào đó, những bài tập thể dục nhẹ nhàng (thiền, yoga, đi bộ…) sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và điều hòa nội tiết trong cơ thể nhờ đó làm da căng mịn, sáng khỏe hơn.

3.3 Chăm sóc da đúng cách

Giữ cho da sạch và đủ độ ẩm

Đây là hai bước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Việc này không chỉ giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh để chống lại các nhân tố gây hại từ bên ngoài lẫn bên trong mà còn hạn chế các vấn đề về da như mụn, lão hóa… gây tình trạng da không đều màu. Đồng thời, việc giữ da sạch sẽ, cung cấp đủ độ ẩm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng sinh Collagen, tái tạo tế bào, cải thiện da sáng và đều màu hơn.

Tẩy tế bào chết

Chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa và cải thiện tình trạng da không đều màu được nhiều chuyên gia khuyến nghị áp dụng là thực hiện tẩy tế bào chết cho da mặt và cả da toàn thân 1-2 lần/tuần. Nhờ việc loại bỏ lớp sừng già, bụi bẩn, các tế bào bị tổn thương hay sậm màu… mà làn da trở nên khỏe mạnh, sáng mịn và hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.

Sử dụng kem chống nắng

Như đã chia sẻ, ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân chính gây hại nghiêm trọng cho da. Chính vì thế, việc thoa kem chống nắng đều đặn sẽ bảo vệ làn da của bạn, khắc phục tình trạng da không đều màu hiệu quả. Bên cạnh khả năng ngăn ngừa sự hình thành vết nám, tàn nhang, đồi mồi… kem chống nắng còn góp phần hạn chế gia tăng sắc tố sau viêm cũng như tránh cho tình trạng da không đều màu trở nên trầm trọng hơn.

Khi bôi kem chống nắng cho mặt, bạn đừng quên bôi những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như cổ, ngực, cánh tay để vùng da nào cũng được bảo vệ, tránh tình trạng da không đều màu.

3.4 Bổ sung các hoạt chất dưỡng trắng cho da không đều màu

Những dưỡng chất tốt giúp da sáng đẹp, đều màu như:

  • Vitamin C: Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, ớt, kiwi, dâu tây… có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện màu sắc của làn da đồng đều hơn.
  • Vitamin B3 (Niacin): Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho da, tóc và móng. Đối với da, Niacin giúp cải thiện làn da không đều màu, giảm nếp nhăn và làm da sáng khỏe hơn. Bạn có thể tìm thấy Niacin có mặt nhiều nhất trong thịt gia cầm, đậu xanh, nấm, cá ngừ…
  • Axit glycolic: Không chỉ có tác dụng điều trị mụn trứng cá, ngăn ngừa sẹo, vết thâm… mà axit glycolic còn có tác dụng làm giảm thiểu sự phân bổ màu sắc không đồng đều trên da. Đây là thành phần có nhiều trong các loại trái cây (đặc biệt là trong mía).
  • Axit salicylic: Trong các loại kem dưỡng da, sản phẩm tẩy tế bào chết không thể nào thiếu thành phần này. Axit salicylic mang lại khả năng tẩy da chết, loại bỏ những tế bào da bị hư hại, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị da mụn, sẹo thâm và không đều màu.
Xem thêm
  • Bí quyết chọn viên uống sáng da tự nhiên, an toàn
  • Phụ nữ bị sạm da uống thuốc gì mau khỏi?
  • 9 cách làm trắng da mặt hiệu quả tại nhà

3.5 Điều trị bằng laser

Phương pháp điều trị bằng laser đang được nhiều người sử dụng để cải thiện màu sắc da, làm trắng da, ngừa sẹo thâm… Theo đó, các ánh sáng hoạt động theo cơ chế phá vỡ cấu trúc Melanin thành hạt nhỏ để xử lý và đào thải tự nhiên. Hiện có nhiều loại tia laser với cường độ bước sóng khác nhau, phù hợp với tính chất và mức độ của sạm nám.

Tuy nhiên, nếu thực hiện ở địa chỉ không uy tín, bác sĩ không có chuyên môn giỏi có thể sử dụng sai bước sóng, làm tổn thương da, khiến da mỏng yếu, dễ bắt nắng và nhanh lão hóa.

3.6 Cải thiện da không đều màu nhờ chế độ ăn uống

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cũng là cách giúp bạn hạn chế và cải thiện tình trạng da không đều màu. Hãy tránh những thực phẩm không lành mạnh, có thể làm xáo trộn nội tiết tố như đồ uống nhiều đường, đồ chiên nướng, nhiều tinh bột, chất kích thích như rượu bia.

Thay vào đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện làn da, chứa chất chống oxy hóa như cá, rau lá màu xanh đậm, trái cây, trà xanh… để góp phần cung cấp dưỡng chất giúp cải thiện làn da đều màu trở lại từ bên trong.

3.7 Thay da sinh học để loại bỏ các đốm da không đều màu

Hay còn gọi là thay da hoá học, đây là phương pháp điều trị da không đều màu, sử dụng các chất hóa học như axit lactic, axit glycolic hay axit salicylic có khả năng làm trắng, giữ ẩm và kích thích nguyên bào sợi tăng cường sản sinh Collagen và Elastin, từ đó tẩy nhẹ đi lớp da chết trên cùng và làm mờ mảng da không đều màu.

Tuy vậy, liệu pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhẹ thì đỏ da, kích ứng, bong da còn nặng hơn tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo sẹo, da mỏng đỏ, hay tăng sắc tố sau viêm… càng khiến cho tình trạng da không đều màu nặng nề hơn.

biến chứng của thay da hóa học
Việc thay da hóa học cần có sự tư vấn từ bác sĩ da liễu để tránh những rủi ro, tai biến và tác dụng phụ có thể gặp phải

Từ khóa » Da Lưng Không đều Màu