Khám Phá Bí ẩn Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê Hàng Trăm Tuổi - Vntrip

Nội dung chính

  • Lịch sử ngôi nhà
  • Kiến trúc độc đáo nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
  • Câu chuyện tình buồn
  • Tình trạng nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện nay
  • Thông tin nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
    • Các khách sạn ở gần:

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một nhà văn Pháp Marguerite Duras,  và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20. 

Xem thêm: Du lịch Đồng Tháp

nhà cổ huỳnh thủy lê

nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Ảnh st)

Lịch sử ngôi nhà

Ngôi nhà vốn là nơi ở của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê – là người tình đầu tiên của nữ văn sĩ người Pháp, Marguerite Duras. Mối tình này về sau trở thành hồi ký để bà viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Người tình (The Lover) năm 1984. Tác phẩm này được đạo diễn người Pháp Jean-Jaques Annaud chuyển thể thành phim L’Amant năm 1992.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

phim Người Tình chuyển thể từ tiểu thuyết Người Tình của tác giá chính là tình nhân 1 thời của ông Huỳnh Thủy Lê (Ảnh st)

Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.

Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2 với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.

Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.

nhà cổ huỳnh thủy lê

những mái vòm kiểu Pháp (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Kiến trúc độc đáo nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Toàn bộ ngôi nhà được xây dựng trên diện tích 258 mét vuông có hình dáng theo kiểu nhà truyền thống người Việt, mái lợp ngói âm dương, hai bên đầu hồi cong vút hình thuyền theo kiểu đình chùa Bắc bộ nhằm tạo nét mềm mại cho mái. Tuy nhiên, kiến trúc bên trong nhà cao ráo thoáng mát, tường được xây bằng gạch đặc rất dày từ 30-40cm bao lấy kết cấu khung gỗ làm tăng khả năng chịu lực theo lối kiến trúc truyền thống của Pháp.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

tường nhà xây rất dày (Ảnh st)

Nhà có ba gian, trang trí bên trong theo kiểu người Hoa. Các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc rất giống như chùa người Hoa, khung bao lơn chính giữa có chạm đôi Loan Phụng thể hiện “Loan Phụng hòa minh sắc cầm thỏa hiệp” có ý nghĩa là hạnh phúc trường tồn. Các khung bao hai bên chạm trổ chim muông hoa lá thể hiện sự sung túc của gia đình.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Một nét độc đáo trong các mô – típ trang trí của tòa nhà là theo yếu tố phong thủy, hình tượng tứ linh được thể hiện “long, lân, bức (con dơi), phụng”, mà không phải là “long, lân, quy, phụng”.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

long-lân-quy-dơi (Ảnh st)

Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ…, tất cả được trang trí bằng các phù điêu kiểu thời Phục hưng. Vòm cửa cong theo kiến trúc La Mã. Phần kiến trúc phương Đông được thấy qua những đường nét chạm khắc rất sắc sảo và được sơn son thếp vàng như hình chim muông, cây trái và các loại hoa như: trúc, mai, cúc, đào… Mặt ngoài ngôi nhà cổ có kiến trúc phương Tây pha trộn kiểu Hoa.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

chạm trổ hoa- lan- cúc- bướm (Ảnh st)

Nhiều loại vật liệu xây nhà như gạch, kính được nhập từ Pháp.Gạch lát nền nhà kích thước 30x40cm được nhập từ Pháp năm 1917, mặt sau viên gạch ghi rõ nơi và năm sản xuất.Đặc biệt, nền gạch ở giữa nhà trũng xuống vì ông Huỳnh Cẩm Thuận quan niệm “nước chảy về chỗ trũng”, tiền bạc sẽ đổ về nhà ông.

nhà cổ huỳnh thủy lê

gạch men (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

viên gạch còn nguyên vẹn (Ảnh st)

Tay nắm cửa hình tiêu đồ, linh vật giữ nhà theo quan niệm truyền thống  của người Trung Hoa.

nhà cổ huỳnh thủy lê

tay nắm cửa (Ảnh st)

Diện tích nhà không lớn, chia làm ba gian, phần ngoài thờ tự và tiếp khách, phần sau có hai phòng ngủ hai bên tạo một hành lang rộng dẫn xuống nhà dưới. Bên trong nhà, một vài vật liệu nội thất như gạch bông, kính màu được nhập từ Pháp, trần laphông gian giữa trang trí rồng, dơi… rất tinh xảo.

nhà cổ huỳnh thủy lê

phòng ngủ không chỉ được giữ nguyên mà còn có dịch vụ cho khách du lịch ngủ lại chính căn phòng này (Ảnh st)

Ngay ở cửa chính của ngôi nhà có một khung cửa với các thanh gỗ tròn song song nằm ngang có thể kéo qua lại. Buổi trưa nhà không đóng cửa chính mà kéo khung cửa này lại. Ánh sáng và gió vẫn có thể lùa vào nhà, hàng xóm thấy khung cửa được kéo cũng sẽ không gọi làm phiền.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Gian giữa nhà là ban thờ Quan Công, tín ngưỡng truyền thống thể hiện sức mạnh và sự phồn thịnh trong cuộc sống của gia chủ. Các bao lam, thành vọng bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, chạm khắc cầu kỳ thể hiện sự quyền quý của những gia đình giàu có ngày xưa.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Các cửa gỗ, các loại tủ, giường, bàn thờ đều được chạm khắc rất công phu. Những đồ dùng trong gia đình như tủ rượu, giá sác hay những bộ ấm, bình, đèn, máy hát vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

nhà cổ huỳnh thủy lê

đồ dùng vẫn nguyên vẹn (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

máy hát cổ (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

đồng hồ cổ (Ảnh st)

Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, cho đến nay, ngôi nhà vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và trở thành biểu tượng cho một nền kiến trúc độc đáo hàng trăm năm trước.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh: @hauyen.uyen)

Câu chuyện tình buồn

Ngôi nhà cổ được nhiều người biết đến từ khi tiểu thuyết L’Amant của nữ văn sĩ người Pháp Margueritte Duras được đạo diễn Jean – Jacques Annaud dựng thành phim. Những tình tiết trong phim đã từng lấy không ít nước mắt của nhiều người khi xem. Huỳnh Thủy Lê là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này và nữ văn sĩ người Pháp này cũng chính là người tình của ông Huỳnh Thủy Lê.

nhà cổ huỳnh thủy lê

cuốn tiểu thuyết Người Tình (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

hình ảnh ngoài đời của ông Huỳnh Thủy Lê và bà Manguerite Duras

Hai người tình cờ gặp gỡ trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929, khi nàng vừa mới chưa đầy 16 tuổi và chàng đã 32 tuổi. Họ đã có một mối tình thật đẹp với nhau. Tuy vậy, họ lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của ông Huỳnh Cẩm Thuận.

nhà cổ huỳnh thủy lê

cảnh trong phim Người Tình (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

cảnh trong film Người Tình (Ảnh st)

Khi cha biết chuyện, ông Lê đã quỳ lạy xin cha cho mình sống với người con gái mà ông cảm nhận một tình yêu mãnh liệt mà có thể chỉ đến một lần trong đời. Song vì sự khác biệt văn hóa Đông – Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau. Mối tình chỉ kéo dài 18 tháng. Ngày Marguerite lên tàu về Pháp, từ mạn tàu nàng thấy thấp thoáng từ xa chiếc xe hơi sang trọng màu đen quen thuộc của người tình Trung Hoa lặng lẽ đến tiễn biệt. Không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy cô vợ trẻ cũng người Trung Hoa môn đăng hộ đối.

nhà cổ huỳnh thủy lê

Huỳnh Thủy Lê và người vợ Việt Nam (Ảnh st)

nhà cổ huỳnh thủy lê

cảnh trong phim (Ảnh st)

Nhiều năm sau, sau biết bao nhiêu dâu bể cuộc đời, chàng có dịp đến Paris cùng vợ. Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. “Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết” (trích tiểu thuyết Người Tình).

nhà cổ huỳnh thủy lê

cảnh trong phim (Ảnh st)

Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã viết nên thiên tình sử nổi tiếng, kể lại câu chuyện tình hơn 50 năm trước tưởng đã ngủ yên trong lòng. Năm 1984, tiểu thuyết Người tình được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim cùng tên và được công chiếu tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1991.

nhà cổ huỳnh thủy lê

bà Marguerite Duras khi về già (Ảnh st)

Ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê vốn không phải là nơi diễn ra mối tình giữa nàng và chàng với những giây phút nồng ấm. Ngôi nhà hai người đã bốc cháy trong nhau tọa lạc trong Chợ Lớni. Song người ta vẫn muốn tìm đến nơi người tình của Margueritte từng sống để hình dung một không gian cổ xưa với nếp văn hóa đậm nét Trung Hoa hòa lẫn văn hóa vùng sông nước miền Tây, nơi Huỳnh Thủy Lê đã sống cùng người vợ trẻ sau khi đau đớn dứt áo tình cũ.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Dường như ở góc trưng bày chiếc tivi cổ, chiếc máy hát chạy dĩa than quay tay, bộ bàn ghế cổ chạm xà cừ óng ánh, người ta vẫn còn thấy thấp thoáng bóng người tình Trung Hoa trầm tư dõi theo những bản tin thời sự hay những bản nhạc tình du dương mà thả hồn sống trong gian nhà ở Chợ Lớn với cửa sổ có lá sách và rèm che, nơi ông đã gởi lại một tình yêu bất tận sâu kín cho đến phút giây cuối cùng.

nhà cổ huỳnh thủy lê

(Ảnh st)

Tình trạng nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện nay

Sau khi ông Huỳnh Thủy Lê mất, các con của ông đều định cư ở nước ngoài. Ngôi nhà của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê được Nhà nước trưng dụng, làm trụ sở Đội Cảnh sát kinh tế Công an thị xã Sa Đéc. Đến năm 2007, ngành du lịch ở Đồng Tháp đã chính thức “mở cửa” khai thác ngôi nhà cổ, phục vụ cho khách tham quan trong và ngoài nước.

nhà cổ huỳnh thủy lê

khách du lịch tới thăm quan (Ảnh st)

Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009. Sau nhiều nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ du khách, lượng khách đến với ngôi nhà cổ này ngày càng đông.

nhà cổ huỳnh thủy lê

du khách thăm quan rất đông (Ảnh st)

Đa số du khách nước ngoài tới đây đều biết tới ngôi nhà qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Người Tình. Họ muốn tới, để cảm nhận được hơi thở mãnh liệt từ câu chuyện tình yêu ngắn ngủi nhưng bất diệt ấy.

nhà cổ huỳnh thủy lê

cảnh trong phim (Ảnh st)

Thông tin nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

  •  Phí vào cổng cho cả Việt Nam và người nước ngoài là: 20.000 đồng (bao gồm một hướng dẫn viên nói tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc Việt Nam; nước trà và mứt gừng).
  •  Du khách có thể ăn trưa hoặc ăn tối tại đây, giá: 100.000 đồng/người.
  • Có hai phòng cho bốn người, nếu du khách muốn ở lại nghỉ đêm tại đây, giá: 550.000-1.000.000 đồng/đêm (bao gồm một bữa ăn trưa và một bữa ăn sáng).
  • Địa chỉ: 255A Nguyễn Huệ, P. 2, Thị Xã Sa Đéc, Đồng Tháp
  • Giờ mở cửa: 8:30 AM- 5:30 PM
  • Hướng dẫn đường đi đến nhà cổ.

Các khách sạn ở gần:

Chúc bạn có những trải nghiệm thú vị! Và đừng quên chia sẽ những khoảnh khắc tuyệt vời đó với VNTRIP nhé!

Tin liên quan:

  • Khám phá đồng sen Tháp Mười nổi tiếng – “Xua tan nắng hè oi bức”
  • Về miền Tây “không thể bỏ lỡ” khu du lịch Xẻo Quýt Đồng Tháp

Từ khóa » Thuyết Minh Nhà Cổ Huỳnh Thủy Lê