Khám Phá Cầu Việt Trì – Cây Cầu Nối Liền Lịch Sử Và Tương Lai

Theo dòng chảy thời gian, con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với dòng sông Lô xanh biếc và dòng sông Đà “nước xanh như ngọc”, cùng cầu Việt Trì là biểu tượng của văn hóa, là chứng nhân lịch sử một thời hoa lửa của thành phố Việt Trì cổ xưa, kinh đô đầu tiên của nước ta buổi đầu dựng nước – Nhà nước Văn Lang.

Cầu Việt Trì khi đêm xuống
Cầu Việt Trì – Cây cầu nối liền lịch sử và tương lai

Cầu Việt Trì ở đâu?

Phú Thọ là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trung tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc trọng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng.

Vị trí địa lý thuận lợi này là điều kiện để các trục đường sắt, đường bộ, đường thủy cắt ngang nối liền Phú Thọ với các tỉnh khác. Cầu Việt Trì là tuyến giao thông quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của khu vực miền Bắc, là cầu nối của thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc.

Cầu Việt Trì ở đâu?
Cầu Việt Trì nhìn từ trên cao xuống

Cầu Việt Trì ở đâu? – Cây cầu đường bộ, đường sắt kết hợp tại vị trí km52+990 của quốc lộ 2 bắc qua sông Lô. Từ năm 2014, sau khi khánh thành cầu Hạc Trì, cách cầu cũ khoảng 0,3 km, thì cầu này chỉ dành cho xe máy, ô tô dưới 7 chỗ, xe tải nhẹ dưới 2 tấn và xe thô sơ đi qua.

Cầu Việt Trì xây dựng năm nào?

Cầu Việt Trì được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1901 trong chiến lược khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cùng đợt với cầu Long Biên ở Hà Nội. Cây cầu đã bị đánh sập ngày 9/4/1942. Hoà bình lập lại, năm 1956, cầu Việt Trì được xây dựng lại, về cơ bản giữ kiểu kiến trúc cũ.

Theo Báo Nhân dân số 712, ra ngày 14/2/1956: Trên công trường khôi phục cầu Việt Trì, với nhịp độ khẩn trương, quyết tâm hoàn thành kế hoạch, hàng trăm công nhân gồm bộ đội, thanh niên xung phong, cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết và chuyên gia Trung Quốc đã lao động quên mình ngày đêm để gấp rút thông cầu.

Bác Hồ về thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì ngày mùng 1 Tết Bính Thân năm 1956. Ảnh tư liệu
Bác Hồ về thăm công trường xây dựng cầu Việt Trì ngày mùng 1 Tết Bính Thân năm 1956. Ảnh tư liệu

Khi cầu đã lao xong hai nhịp, còn hai nhịp nữa thì hoàn thành, đúng 13 giờ ngày mùng 1 Tết, Bác về thăm và chúc Tết. Sau khi đi thăm chỗ ăn nghỉ của chuyên gia, công nhân, Người ra thăm công trường đang gấp rút chuẩn bị lao các nhịp cầu để nối liền đôi bờ sông Lô.

Chỉ hơn một tháng sau khi Bác Hồ về thăm, động viên các chiến sĩ cán bộ, ngày 23/3/1956, cầu Việt Trì hoàn thành, thông suốt giao thông đường sắt và đường bộ, nối liền các tỉnh phía Bắc với các tỉnh đồng bằng và Thủ đô Hà Nội, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh phát triển lên một bước mới.

Cầu Việt Trì nơi khắc ghi lịch sử

Năm 1965 đế quốc Mỹ đưa 50 vạn quân vào miền Nam, đồng thời điên cuồng mở rộng chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc. Không khí chiến tranh đã bao trùm khu vực Bắc Bộ.

Mục tiêu oanh tạc của không quân Mỹ là cầu Việt Trì và khu công nghiệp có 7 nhà máy quan trọng như: điện, giấy, đường, hóa chất, mì chính,…

Chỉ huy không lực Hoa Kỳ ở Sài Gòn đã lập sa bàn mô phỏng để huấn luyện chiến thuật cho giặc lái đánh phá cầu Việt Trì, cầu Hàm Rồng.

Trong những năm 1956 -1957, giặc Mỹ đánh phá khu công nghiệp, cầu Việt Trì với cường độ cao và ác liệt nhất. Khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề, phường Bạch Hạc sầm uất cũng trở thành đống gạch vụn. Mặc dù, Cầu Việt Trì bị đánh phá liên tục, nhưng huyết mạch giao thông vẫn thông suốt góp phần không nhỏ vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.

Cầu Việt Trì nối liền lịch sử và tương lai

Cây cầu đặc biệt đi ngược chiều với những cầu cầu khác

Tại sao cầu Việt Trì lại đi bên trái đường? Giải thích về hiện tượng lưu thông kỳ lạ này, theo lời kể từ những người đã từng sinh sống và làm việc gần khu vực Cầu Việt Trì, trước năm 1992 lối đi của cầu vẫn tuân theo đúng luật là đi bên phải đường. Tới năm 1992 thì các phương tiện di chuyển theo chiều ngược (đi bên trái) như bây giờ bởi vì:

  • Trước năm 1992, thiết kế có đường tàu hỏa đi ở giữa, khi đó phân luồng cho các phương tiện từ từng chiều đi lần lượt.
  • Sau năm 1992, cầu Việt Trì được xây mới có cả đường bộ và đường sắt di chuyển trên cầu, các phương tiện khác đi hai bên trái để không bị ảnh hưởng đến đường tàu hỏa.

Cầu Việt Trì đường bộ kết hợp đường sắt với kiểu đi “lấy trái làm phải” độc đáo nhất cả nước đến nay vẫn tồn tại. Thay vì gánh cả hai vai đường bộ và đường sắt, bây giờ cầu Việt Trì chỉ làm nhiệm vụ “cõng” tàu hỏa là chủ yếu. Ngoài ra, chỉ các xe ô tô dưới 7 chỗ và xe máy được phép qua cầu.

Cầu Việt Trì bên cạnh cầu Hạc Trì - Ảnh: Tùng Vy
Cầu Việt Trì bên cạnh cầu Hạc Trì – Ảnh: Tùng Vy

Với những cây cầu mới được xây dựng như cầu Tiên Dung, Văn Lang, Hạc Trì thì cầu Việt Trì vẫn luôn là biểu tượng kiên cường, hiên ngang của TP. Việt Trì trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cây cầu hơn 100 tuổi này, sẽ lặng yên khắc ghi những chiến tích lịch sử của dân tộc ta mãi mãi cùng dòng chảy của thời gian.

Từ khóa » Cầu Mới ở Việt Trì