Khám Phá Chùa Bửu Long: Ngôi Chùa Kiến Trúc Thái Giữa Lòng Sài Gòn

Chùa Bửu Long

Với lối kiến trúc vô cùng lộng lẫy mà cũng không kém phần linh thiêng, chùa Bửu Long ở Sài Gòn đã trở thành điểm đến tham quan chiêm ngưỡng, đặc biệt là du khách hành hương khó lòng mà bỏ qua.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Bửu Long, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.

Chùa Bửu Long
Nam Phạm

Chùa Bửu Long ở đâu?

Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, khuôn viên rộng 11 ha, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Bửu Long

Cách 1: Từ ngã tư Thủ Đức

– Rẽ phải vào Lê Văn Việt.

– Đi khoảng 4,5km đến cuối đường Lê Văn Việt gặp Ngã ba Mỹ Thành (trước mặt có cây xăng Mỹ Thành).

– Rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng. Đi khoảng 2km gặp ngã rẽ bên phải có ghi tên đường là Nguyễn Xiển nhưng đừng rẽ vào đây mà tiếp tục đi thẳng, đường đi thẳng này cũng là Nguyễn Xiển. Bạn đi tiếp sẽ gặp trường THPT Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 1km nữa là thấy chùa Bửu Long.

Cách 2: Đi từ hầm Thủ Thiêm

– Chạy thẳng đại lộ Mai Chí Thọ.

– Rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định, chạy khoảng 700 m quẹo trái vào đường Nguyễn Duy Trinh

– Chạy hết đường Nguyễn Duy Trinh sẽ là đường Nguyễn Xiển, nhưng ở quận 9 có 2 đoạn đường tên là Nguyễn Xiển nên bạn cứ tiếp tục chạy thẳng cho hết đường này rồi sau đó rẽ tay phải, chạy khoảng thêm 3km nữa là tới.

Đường đến chùa Bửu Long
Danny Filan

Cách 3: Từ Suối Tiên

Từ ngã tư Thủ Đức tiếp tục chạy thẳng theo Xa lộ Hà Nội đến suối Tiên, chạy thêm khoảng 2,5km gặp Cây xăng Hiệp Phú 2 tại Ngã ba đường mới nằm bên phải xa lộ Hà Nội.

Rẽ vào Ngã ba đường mới, đi hết đoạn đường ngắn này (1,5km), gặp đường Nguyễn Xiển cắt ngang trước mặt, rẽ phải một chút qua cầu Đồng Tròn, chạy tiếp khoảng hơn 700 m sẽ thấy chùa Bửu Long nằm bên phải đường.

Kiến trúc chùa Bửu Long

Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.

Khu vực chính điện và khuôn viên xung quanh chùa được xây dựng hoàn toàn dựa theo thiết kế của trụ trì Thích Viên Minh.

Chùa liên tục được trùng tu tôn tạo với các khu vực chính bao gồm: chánh điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, ni viện, ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân.

Kiến trúc chùa Bửu Long
Lê Thành Nghiệp

Giá vé và giờ mở cửa tại chùa Bửu Long

  • Giá vé: Miễn phí
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 11:00 /14:00 – 21:00

Lưu ý: Chùa sẽ không đón khách từ 11:00 đến trước 14:00. Nếu đến giờ này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa.

Những điểm hấp dẫn ở chùa Bửu Long quận 9

Thiết kế khuôn viên độc đáo

Đến chùa Bửu Long, bạn như hòa vào giữa thiên nhiên xanh mát cùng không gian thanh tịnh, yên bình. Khuôn viên rộng 11ha được phủ bởi muôn vàn cây lá xanh tươi.

Dọc lối đi vào là những hàng cây thẳng tắp; chính giữa khuôn viên, là hồ nước lớn màu xanh ngọcm thấp thoáng của ngọn đồi phía Tây nhánh sông Đồng Nai kỳ vĩ.

Tháp Gotama Cetiya nổi tiếng bên trong Chùa Bửu Long Quận 9

Tháp Gotama Cetiya được phủ bởi màu trắng thanh khiết, bên trên là đỉnh chóp sơn vàng, nổi bật, đẹp rực rỡ giữa khung cảnh yên bình. Gotama Cetiya cao 56m với sức chứa lên đến 2000 người, được mệnh danh là ngọn bảo tháp lớn nhất Việt Nam. Đỉnh chóp được gắn chuông gió ngân vang trong gió trời.

Tháp Gotama Cetiya nổi tiếng bên trong Chùa Bửu Long Quận 9
Nguyễn Tài

Ngôi chùa phiên bản Thái Lan ngay tại Sài Gòn

Người dân địa phương thường gọi chùa Bửu Long quận 9 là chùa Thái Lan bởi mang nét kiến chung của những ngôi chùa xứ Chùa Vàng. Đó là những ngôi chùa được thiết kế, xây dựng kỳ công, với phần đỉnh chóp màu vàng cùng lối chạm trổ cầu kỳ, tinh tế.

Ngoài ra, chùa Bửu Long còn mang dấu ấn văn hóa Việt được thể hiện qua nét chạm trổ cùng các bức tượng rồng. Nơi đây trở thành là ngôi chùa phiên bản Thái là điểm chụp hình yêu thích của nhiều du khách trẻ.

Chốn thanh tịnh, nơi cầu nguyện không cần hương khói

Với vị trí đặc thù nằm giữa đồi cây xanh mát, chùa Bửu Long được rất nhiều người, không chỉ riêng khách hành hương, lựa chọn làm điểm đến chay tịnh để ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh, tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả hàng ngày.

Khuôn viên chùa được bao quanh bởi không gian xanh mát
Danny Filan

Đặc biệt, chùa Bửu Long được mệnh danh là “ngôi chùa không nhang khói”, du khách đến đây không cần mang theo hương đèn, chỉ cần có lòng thành, bái Phật cầu nguyện.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm du lịch Sài Gòn – Thành phố “không ngủ”
  • Khám phá nhà thờ Đức Bà: Kiệt tác kiến trúc gần 140 năm tuổi của đô thị Sài Gòn
  • Dự báo thời tiết TPHCM theo giờ cập nhật dành cho du lịch
  • Khám phá chợ Bến Thành, Sài Gòn
  • Khám phá Landmark 81: Tòa nhà cao nhất Việt Nam, top 15 thế giới
  • Ghé thăm phố đi bộ Nguyễn Huệ: “Trái tim” của thành phố “không ngủ”
  • Top 10 quán cafe cá koi ở Sài Gòn, Hà Nội, Cần Thơ 
  • Top 12 món ngon và đặc sản Sài Gòn làm quà hấp dẫn

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.cóom/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Từ khóa » Chùa Vàng Q9