Khám Phá Chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam (bài 1) - Dân Việt

CLIP: Khám phá vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai hơn 1.000 năm tuổi, ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).

Cổ tự ngàn năm trong hình hài mới

Trò chuyện cùng PV Báo điện tử Dân Việt, Đại đức Thích Minh Quang, Trụ trì chùa Địa Tạng Phi Lai cho biết, với thông điệp mỗi lần gọi tên là một lần đánh thức bản nguyện của Bồ Tát Địa Tạng trong chính mỗi con người, biết lựa chọn cách nghĩ cho người và lối sống vì mọi người. "Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể không bao giờ đến nơi này", chính bởi lẽ đó, chùa mới có tên là Địa Tạng Phi Lai.

Hà Nam - Ảnh 1.

Chùa Địa Tạng Phi Lai (trước có tên là chùa Đùng) nằm ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm (Hà Nam).

Chùa Địa Tạng Phi Lai có tên gọi cũ là chùa Đùng, theo lời kể của dân làng và qua những cổ vật tìm thấy trong quá trình trùng tu và xây dựng các nhà sử học, nhà nghiên cứu nhận định chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ X.

Theo vận động biến đổi của thời gian, tàn phá của chiến tranh, kiến trúc, cảnh quan bị bào mòn, nhiều năm không được tu tạo, cây cối mọc hoang, quây kín nên chùa Đùng dường như đã bị bỏ quên và xuống cấp nghiêm trọng.

Với quan điểm hài hòa, sống gần gũi với thiên nhiên, sau hơn 5 năm trùng tu, xây dựng, sư thầy trụ trì Thích Minh Quang cùng nhân dân gần xa đã tạo nên một kiệt tác không gian thiền vị qua kiến trúc cảnh quan, hệ thống tượng thờ đặc biệt, tạo nên sự an lạc cho bất kỳ một ai đến thăm, lễ Phật tại Địa Tạng Phi Lai tự

Hà Nam - Ảnh 2.
Hà Nam - Ảnh 3.

Kiến trúc và bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai được thiết kế gần gũi với thiên nhiên.

Đại đức Thích Minh Quang chia sẻ: "Tôi về tiếp nhận chùa từ tháng 12/2015 và cũng là sư trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này. Đây là ngôi chùa cổ nghìn năm tuổi, trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa xuống cấp trầm trọng. Sau khi về tiếp nhận, tôi cùng nhân dân đã tu tạo, xây dựng và đổi tên chùa thành Địa Tạng Phi Lai".

Cũng theo lời kể của các cụ cao niên ở thôn Ninh Trung, chùa Đùng được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ X, với quy mô hơn 100 gian. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng làm nơi ở ẩn và vua Tự Đức cũng chọn nơi này đến cầu tự. Chùa Địa Tạng Phi Lai tựa lưng vào núi, núi mang thế ngai vàng, hai bên là tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 4.

Trước sân chùa Địa Tạng Phi Lai thờ hai vị Hộ Pháp kim cang.

Hà Nam - Ảnh 4.

Nhà thờ Tổ là nơi thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa Đùng nay là Địa Tạng Phi Lai tự.

Trên lối vào chùa là 1 cây đa xòe rộng tán lá xanh, cùng tảng đá lớn đề tên Địa Tạng Phi Lai Tự. Theo lời Đại đức Thích Minh Quang, Địa Tạng là danh hiệu của một vị Bồ Tát có đại nguyện lớn lao, nguyện cứu độ và giải thoát hết cho tất cả mọi chúng sinh tội khổ rồi mới thành Phật đản.

Hà Nam - Ảnh 5.
Hà Nam - Ảnh 6.

Nơi thờ Phật Bà Quan Thế Âm được đặt giữa hồ sen.

Giống như bố cục của các ngôi chùa truyền thống, lớn nhất là tòa Tam Bảo, chùa Địa Tạng Phi Lai thờ Tứ Đại Thiên Vương ở gian đầu tiên khi bước vào Tam Bảo.

Quay về với chân phương, mộc mạc, gần thiên nhiên

Bên trong gian thờ Tam Bảo nổi bật với 4 bức tượng chính, đó là, tượng Bồ Tát Địa Tạng ngự phía trước, phía sau ngự trên tòa sen cao hơn là tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên là tượng ngài A Nan và Ca Diếp, 2 trong số 10 đại đệ tử của Đức Phật.

Hà Nam - Ảnh 7.
Hà Nam - Ảnh 8.

Tượng thờ Đức Phật Thích Ca tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Sự khác biệt nằm ở hệ thống tượng thờ bên trong được tạc bằng gốm không nung và có sắc diện gần gũi với khuôn mặt của người Việt.

Theo chia sẻ của Đại đức Thích Minh Quang, ban đầu cũng có ý định làm tượng bằng gỗ, bằng đồng nhưng khi nhớ lại trong dân gian từng có câu: "Tượng vàng thì Phật đất, tượng đất thì Phật vàng".

Đại đức Thích Minh Quang nói tiếp, tượng có bằng gỗ, bằng đồng hay bằng đất thì cũng chỉ để thờ, để lễ cái giả tìm về cái thật - lễ Phật giả để tìm về Phật thật ở trong mình. Chính bởi vậy, nhà chùa đã lựa chọn tạc tượng bằng chất liệu từ gốm không nung để tạo cảm giác chân phương, mộc mạc, gần gũi.

"Bên dưới tòa sen, nơi bệ ngồi Đức Phật có dát một chút vàng trên mặt với thông điệp vàng, bạc chỉ là thứ lót ngồi với những bậc đã giác ngộ" - Đại đức Thích Minh Quang chia sẻ.

Hà Nam - Ảnh 9.

Chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi

CLIP: Sư thầy Thích Đức Thiện giới thiệu về khuôn viên và các điểm thăm quan trên núi tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Theo chân sư thầy Thích Đức Thiện, PV Báo điện tử Dân Việt có cơ hội được đến các điểm dừng chân khác nhau của chùa Địa Tạng Phi Lai. Hiện, chùa có gần 20 điểm dừng chân khác nhau trên con đường lên tới đỉnh núi.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 11.

Tại các điểm dừng chân tại chùa Địa Tạng Phi Lai, du khách có thể dừng lại thưởng thức trà và ngắm nhìn khung cảnh núi rừng.

"Các vườn thiền có thể là trải đá trắng, có vườn thiền là thảm cỏ xanh rì, có vườn thiền lại là những viên gạch cổ khắc họa tiết rồng thời Lý. Bên cạnh đó còn có những không gian thưởng trà, nằm võng, ghế đã để ngắm toàn bộ không gian chùa từ trên cao" - sư thầy Thích Đức Thiện chia sẻ và cho biết, tại khuôn viên chùa có nhiều vườn trái cây và vườn hoa khác nhau xung quanh các dãy núi.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 12.

Các sản vật từ nông nghiệp như: ngô, chuối, rau xanh, nấm... đều được các sư và người dân tự trồng.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 13.

Ngôi nhà thuốc tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Theo chia sẻ của sư thầy Thích Đức Thiện, nơi đây còn có các loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh, thảo dược để tắm, rau rừng để ăn lẩu…Chúng được chăm sóc và cả tạo thường xuyên bởi các sư và các người dân trong thôn. Tại chân núi, chùa có xây dựng một nhà trồng nấm khoảng 20m2 để cung cấp lương thực sạch cho các bữa lẩu chay hoặc để làm ruốc.

Điều đặc biệt, trong tất cả các căn nhà dừng chân thì đều được chát bằng bùn trộn với rơm khô. Đây là một trong những điểm đặc sắc, tạo không gian mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên, hòa mình vào cây cỏ, núi rừng.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 14.

Bên trong căn nhà được chát bằng bùn trộn với rơm khô (diểm dừng chân) tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 15.

Một điểm dừng chân trên núi tại chùa Địa Tạng Phi Lai.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 16.
Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 17.

Con đường dẫn lên các điểm dừng chân của chùa Địa Tạng Phi Lai.

Hà Nam: Vẻ đẹp yên bình bên trong ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi, ai đến rồi cũng không muốn về (bài 1) - Ảnh 18.

Theo các nhà sử học, chùa Địa Tạng Phi Lai được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Đến nay, chùa đã có tuổi đời hơn 1.000 năm.

  • Quảng Nam: Khám phá linh địa Trà Kiệu-nơi từng là kinh đô Chăm Pa nay là xứ đạo bình yên và khá giả

    Quảng Nam: Khám phá linh địa Trà Kiệu-nơi từng là kinh đô Chăm Pa nay là xứ đạo bình yên và khá giả 04/06/2021 05:44

  • Thanh Hóa: Làng Gia Miêu, nơi phát tích vương triều Nguyễn và bản hương ước kỳ lạ đến vua cũng phải nể

    Thanh Hóa: Làng Gia Miêu, nơi phát tích vương triều Nguyễn và bản hương ước kỳ lạ đến vua cũng phải nể 02/06/2021 05:45

  • Lễ cúng Giọt nước của dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai: Thần linh cũng vui buồn, biết giận hờn, biết yêu thương

    Lễ cúng Giọt nước của dân tộc Jrai ở tỉnh Gia Lai: Thần linh cũng vui buồn, biết giận hờn, biết yêu thương 29/05/2021 05:45

  • TP Thủ Đức: Đình Phong Phú cổ xưa nhất Nam bộ với làng cách mạng, xã anh hùng

    TP Thủ Đức: Đình Phong Phú cổ xưa nhất Nam bộ với làng cách mạng, xã anh hùng 27/05/2021 05:45

Từ khóa » Phi Lai địa Tạng