Khám Phá Chùa Hương - Hành Trình Về Miền Linh Thiêng đất Phật

Nội dung chính

  • 1. Lịch sử hình thành chùa Hương
  • 2. Kiến trúc chùa
  • 3. Lễ hội chùa Hương

Chùa Hương nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 65km, là một quần thể chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Đây là nơi được nhiều du khách tìm đến mỗi dịp lễ tết để cầu bình an cho gia đình.

Xem thêm: Đền Quán Thánh – Ngôi đền trấn phương bắc của Thăng Long kinh kì

Đầu xuân lên chùa đi lễ cầu bình an đã trở thành một trong những nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân cả nước lại có dịp hành hương về với đất cửa phật, về với chùa Hương, vừa để lễ phật đầu năm, thanh tịnh tâm hồn, vừa để thả mình trong vẻ đẹp của núi non sông nước.

Chùa Hương

Chùa Hương nằm hòa mình với núi non hùng vĩ (Ảnh sưu tầm)

1. Lịch sử hình thành chùa Hương

Dân gian quen gọi là “chùa Hương”, nhưng thực chất nơi đây có tên đầy đủ là Hương Sơn, là cả một quần thể văn hóa rộng lớn với rất nhiều chùa, đền đình khác nhau. Hương Sơn chính xác nằm ở mạn phải của sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Trong, hay vẫn luôn được gọi là chùa Hương, nằm ở trung tâm của Hương Sơn và được xây dựng từ những năm cuối của thế kỉ 17. Tuy nhiên, những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1947) đã khiến cho chùa Hương gần như là bị phá hủy hoàn toàn và chỉ được dựng lại sau này theo hướng dẫn của cố hòa thượng Thích Thanh Chân (1988).

Toàn cảnh chùa Hương từ trên cao

Toàn cảnh chùa Hương từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

Bến Trò nhìn từ trên cao

Bến Trò nhìn từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

2. Kiến trúc chùa

Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.

Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn thường được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa.

Chùa Hương với kiến trúc cổ kính

Chùa Hương với kiến trúc cổ kính (Ảnh sưu tầm)

Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người, chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây, bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.

Lối vào động Hương Tích

Lối vào động Hương Tích (Ảnh sưu tầm)

Bên trong động Hương Tích

Bên trong động Hương Tích (Ảnh sưu tầm)

Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương. Giá vé thuyền cũng vô cùng”hạt dẻ”, chỉ 50.000 VND/người cho chuyến đò Hương Tích.

Ngồi trên con thuyền độc mộc nhỏ trôi theo dòng nước suối, mỗi mùa bạn lại được ngắm nhìn vẻ đẹp của một loài hoa khác nhau. Là màu đỏ tươi tắn, rực rỡ của hoa gạo mỗi khi hè về, chút tím nhạt mộng mơ của hoa súng mỗi dịp cuối thu hay sắc trắng tinh khôi ngập trời của hoa ban, hoa mận mỗi độ xuân về. Cũng bởi vậy mà bến đò bên con suối nhỏ lúc nào cũng tấp nập người đến thăm..

Suối Yến

Suối Yến (Ảnh sưu tầm)

Cầu Hội trên dòng suối Yến

Cầu Hội trên dòng suối Yến (Ảnh sưu tầm)

Sắc đỏ của hoa gạo ở chùa Hương

Sắc đỏ của hoa gạo (Ảnh sưu tầm)

Hoa súng ở chùa Hương

Hoa súng cuối thu (Ảnh sưu tầm)

Hoa mận nở ở chùa Hương mỗi độ xuân về

Hoa mận nở mỗi độ xuân về (Ảnh sưu tầm)

3. Lễ hội chùa Hương

Khách gần xa về chùa Hương có người chỉ với mục đích ngắm cảnh, nhưng đã về rồi thì chẳng có ai mà không lên thắp một nén nhang, khấn vài câu cầu bình an cho bạn bè, người thân, gia đình. Thế nhưng đông vui nhất phải là lễ hội chùa Hương. Dòng người kéo về từ khắp ngả, từng con thuyền nhỏ nối đuôi nhau di chuyển trên dòng suối Yến. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội dài nhất năm với thời gian kéo dài đến 3 tháng, từ mùng 6 tháng riêng cho đến hết tháng 3.

Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái cũng như các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ du khách gần xa. Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội. Giá vé hiện hành cho việc tham quan toàn bộ khu di tích là 78.000 VND/người (chưa tính 2000 VND/người phí bảo hiểm. Các tuyến đường chính mà bạn có thể lựa chọn khi đến đây là Thiên Trù – Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn, Thanh Sơn…

Dòng người nối đuôi nhau hướng về chùa Hương

Dòng người nối đuôi nhau hướng về chùa Hương (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương (Ảnh sưu tầm)

Lễ hội chùa Hương

Điện chính của chùa Hương Tích (Ảnh sưu tầm)

Chùa Hương hương khói quanh năm, không chỉ là thắng cảnh du lịch mà còn là điểm đến tâm linh cho nhiều người, những người muốn tìm về với đất Phật. Nếu bạn có ghé về thăm nơi đây thì nhớ chia sẻ cảm nhận của mình cùng VNTRIP.VN nha.

Khách sạn

Từ khóa » Hình ảnh Lễ Hội Chùa Hương