Khám Phá Công Trình Kiến Trúc độc đáo Nhà Thờ Đá Sapa❤️
Có thể bạn quan tâm
Thị trấn Sapa nằm ở phía Tây Bắc nước ta, thuộc tỉnh Lào Cai, đây là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Hàm Rồng, bản Cát Cát, thung lũng Mường Hoa…Sapa còn làm say lòng du khách bởi kiến trúc cổ kính, độc đáo của nhà thờ đá Sapa – biểu tượng du lịch thị trấn sương mờ này.
Cùng Khát Vọng Việt khám phá sức hút của công trình kiến trúc lâu đời này ngay trong bài viết dưới đây để những chuyến đi tour Sapa của bạn ý nghĩa và hoàn hảo nhất nhé!
Tham khảo bài viết: Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Sapa cập nhật mới nhất.
1. Giới thiệu về nhà thờ Đá Sapa
Tọa lạc ở vị trí trung tâm của thị trấn Sapa, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích lịch sử ấn tượng này. Hình ảnh nhà thờ đá Sapa trải qua bao tháng ngày, vượt ngàn biến cố của thời đại vẫn đứng hiên ngang, sừng sững giữa đất trời Sapa tươi đẹp.
Cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
Nhà thờ có khá nhiều tên gọi do thói quen của người dân và khách du lịch, một số tên phổ biến như: Nhà thờ đá cổ Sapa, nhà thờ Đức Mẹ Mân côi, nhà thờ đá, nhà thờ Sapa, nhà thờ cổ Sapa…Mỗi tên gọi đều hướng về hình ảnh của một công trình kiến trúc đã tồn tại hơn trăm tuổi, cổ kính, trang nghiêm và là biểu tượng du lịch độc đáo của vùng đất sương mù.
Lịch sử nhà thờ Đá Sapa: Nhà thờ đá Sapa được xây dựng năm nào? Được biết, công trình cổ kính này được xây dựng vào năm 1895, công trình này được chính những kiến trúc sư người Pháp, thiết kế và xây dựng. Nhà thờ Sapa này được coi là dấu ấn duy nhất còn vẹn toàn của người Pháp trên mảnh đất Sapa. Trước khi tiến hành xây dựng, người Pháp đã nghiên cứu rất kỹ để chọn lựa vị trí đặc địa tựa núi, hướng về phía mặt trời mọc để xây nhà thờ.
Phía trước nhà thờ là một khu đất rộng và khá bằng phẳng, phía sau được che chắn bởi núi Hàm Rồng kì vĩ. Việc chọn vị trí cũng như hướng nhà thờ luôn có một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng đối với những người công giáo. Nhà thờ đá cổ Sapa được xây dựng với đầu hướng về phía mặt trời mọc – phía Đông bởi theo họ đây là hướng đón nguồn sáng của Thiên Chúa. Cuối nhà thờ là khu Tháp chuông hướng theo phía Tây – nơi sinh thành của Chúa Kito.
2. Kiến trúc độc đáo nhà thờ Đá Sapa
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gotic La Mã với mái nhà, vòm cuốn, tháp chuông…tất cả đều có hình chóp tạo cho công trình nét thanh thoát, bay bổng. Toàn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá đẽo, liên kết với nhau bằng hỗn hợp vôi, cát, mật mía vô cùng vững chắc trước những biến động của thời gian và thiên nhiên.
Du lịch Sapa, đừng quên khám phá thêm: Các địa điểm du lịch Sapa không thể bỏ lỡ.
Phần tường cánh thánh giá phái bên phải được tạo nhám như những hàng nhũ đá đổ dài càng tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của công trình kiến trúc độc đáo này. Toàn bộ trần của nhà thờ trước kia được làm hoàn toàn bằng vôi rơm nay đã được tu bổ khang tramg hơn. Tuy nhiên, phần trần phía gác chuông vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, chưa được sửa chữa lần nào vậy nên không gian nơi đây còn lưu lại sự cổ kính, thu hút lạ kì.
Tổng diện tích nhà thờ khoảng 6000 m2, được chia thành nhiều khu gồm: khu nhà thờ, nhà ở thầy tu, dãy nhà xứ, khu chăn nuôi, nhà thiên sứ, sân, khu Vườn Thánh và hàng rào. Trong đó, khu nhà thiên thần bao gồm: 3 gian tầng trên chuyên để cứu chữa những người bệnh tật hay cho những người lữ hành qua đêm, một tầng hầm, bếp ăn, khu để xác và công trình vệ sinh…
Khu nhà thờ rộng hơn với diện tích 500 m2 gồm 7 gian, phần tháp chuông cao trên 20 m. Bên trong tháp chuông bảo quản một quả chuông được đúc từ năm 1932, nặng 500 kg, cao 1,5 m. Hiện nay, trên quả chuông những thông tin về số người quyên góp tiền để làm quả chuông này vẫn được khắc rõ nét. Phần giá đỡ chuông làm bằng gỗ pơ mu, sau khi được trùng tu vẫn giữ nguyên trạng.
Do sự biến động của đất nứt, chiến tranh, loạn lạc, nhà thờ Sapa cũng trải qua nhiều biến cố của lịch sử. Kể từ khi xây dựng, nhà thờ Sapa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ phục vụ bà con giáo dân. Tuy nhiên những năm chiến tranh liên miên nên dân chúng phải đi sơ tán, giáo xứ hầu như không còn sinh hoạt, nhà thờ, nhà xứ bỏ hoang do sự có mặt của quân đội Nhật. Sau đó, nhà thờ trở thành kho gạo, nhà xứ là trường dạy học.
Bắt đầu từ năm 1995, chính quyền địa phương cho phép trùng tu nhà thờ lần thứ nhất và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cùng thời gian này, hai họ đạo Hầu Thào, Lao Chải (họ đạo dân tộc thiểu số Mông thành lập năm 1920) cũng được tái lập và bước đầu sinh hoạt.
Tuy vậy chỉ vào dịp lễ trọng trong năm mới có các cha đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn. Tháng 5/2006, giáo xứ Sapa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú sau gần 60 năm không có cha xứ. Năm 2006 tiến hành lần trùng tu thứ hai sửa lại mái, nền, nhà thờ đá cổ Sapa vẫn được giữ nét trầm mặc như vốn có đến ngày hôm nay.
Văn hóa đặc sắc nhà thờ Đá Sapa
Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sapa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước là khu vực sân quần và hàng thông lưu niên, nhà thờ Đá Sapa buổi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra những sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”.
Tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của chàng trai, cô gái người Mông, Dao… Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần, không gian nhà thờ thêm phần lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.
Khách sạn gần nhà thờ Đá Sapa
Nằm ngay tại trung tâm thị trấn Sapa, việc tìm kiếm khách sạn để nghỉ chân khi du lịch nhà thờ Đá Sapa vô cùng tiện lợi. Khát Vọng Việt chia sẻ một số khách sạn tốt nhất gần nhà thờ Sapa giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn như:
Sapa Horizon Hotel:
- Địa chỉ: 018 Phạm Xuân Huân, Thị trấn Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.1 km.
Hotel de la Coupole Mgallery by Sofitel:
- Địa chỉ: Số 1 Hoàng Liên Sơn, Thị trấn Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.2 km.
Khách sạn Sapa Dragon:
- Địa chỉ: Số 1A Thác Bạc, Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.3 km.
Khu nghỉ dưỡng và Spa Victoria Sapa:
- Địa chỉ: Đường Xuân Viên, Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.1 km.
BB Hotel Sapa:
- Địa chỉ: Số 8 Cầu Mây, Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.1 km.
Khách sạn Châu Long II:
- Địa chỉ: Số 24 phố Đồng Lợi, Sapa.
- Cách nhà thờ Đá 0.3 km.
Sau đợt tuyết rơi vào những tháng cuối năm 2013, nhà thờ đá cổ Sapa được giới yêu du lịch biết đến nhiều hơn bởi phong cảnh và kiến trúc mang nét văn hóa Châu Âu sâu sắc. Lên kế hoạch và đặt tour du lịch Sapa tại Khát Vọng Việt để khám sự độc đáo của công trình này ngay hôm nay, bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm
- Tour Sapa 2 ngày 3 đêm giá rẻ
"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"
Nguyễn Thanh Minh - CEO công ty du lịch Khát Vọng Việt.Từ khóa » Thuyết Minh Nhà Thờ đá Sapa
-
Giới Thiệu Nhà Thờ Đá Sapa
-
Nhà Thờ Đá Ở Sapa
-
Nhà Thờ đá Sapa: Biểu Tượng Của Thành Phố Sương Mờ
-
Khám Phá Nhà Thờ đá Sapa - Lịch Sử, Kiến Trúc, Lưu ý - XIMGO
-
Nhà Thờ đá Sapa - Du Lịch Sapa
-
Nhà Thờ đá Sapa: Biểu Tượng Của Thành Phố Sương Mờ
-
[Sapa] Nhà Thờ Đá Sapa - Vẻ đẹp In Dấu Theo Thời Gian
-
Đôi Nét Về Kiến Trúc Nhà Thờ Đá Sapa | Viet Fun Travel
-
Nhà Thờ Đá - Du Lịch Sapa
-
Lịch Sử, Kiến Trúc Cổ Nhà Thờ đá Sa Pa - ChuduInfo - Chudu24
-
Nhà Thờ đá Sapa Kiến Trúc Châu Âu Tại Tây Bắc 8/2022
-
Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay
-
Nhà Thờ đá Cổ Sapa - Tuyệt Tác Kiến Trúc Giữa đại Ngàn Tây Bắc
-
Nhà Thờ đá Sapa – Dấu ấn Lịch Sử Kiến Trúc Châu Âu