Khám Phá Dàn Vũ Khí 'khủng' Của Lực Lượng Tên Lửa Và Pháo Binh ...

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
  • Người lính
TPO - Lực lượng Tên lửa và Pháo binh trực thuộc Bộ binh Nga sở hữu các phương tiện hỏa lực và hạt nhân chủ lực có thể tiêu diệt kẻ thù khi tiến hành các chiến dịch chiến đấu phối hợp.

Ngày Pháo binh Nga 19/11, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1944 nhằm tôn vinh chiến công của pháo binh trong trận phản công ở Stalingrad vào năm 1942. Đến năm 1964, Ngày pháo binh đã được đổi tên thành Ngày lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga.

Nhân ngày này cùng nhìn vào kho vũ khí của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga và điểm mặt một số hệ thống tên lửa, pháo phản lực, pháo tự hành nổi bật.

 Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 1 Hệ thống phóng tên lửa đa nòng BM-27 Uragan được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước và vẫn được quân đội Nga sử dụng tới bây giờ. Nhiệm vụ chính của nó là tiêu diệt quân đội và mục tiêu của địch từ khoảng cách 10 đến 35 km.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 2 Pháo tự hành Gvozdika được thiết kế để ngăn chặn và tiêu diệt bộ binh, đồn bốt, pháo và xe chiến đấu bọc thép.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 3 Hệ thống rocket đa nòng Smerch được thiết kế để đánh bại hầu hết các mục tiêu trong phạm vi từ 20 đến 90 km. Nó được mệnh danh là vũ khí hủy diệt mạnh nhất của lực lượng bộ binh trên thế giới, chỉ xếp sau vũ khí hạt nhân.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 4 Khrizantema-S là vũ khí mạnh nhất trong tất cả các hệ thống tên lửa chống tăng hiện nay trên thế giới. Nó được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp bộ binh, đồn bốt và các mục tiêu trên mặt đất cũng như trên không bay tốc độ chậm.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 5 Pháo tự hành Coalition-SV với tầm bắn lên tới 70 km, tốc độ bắn 23 phát/phút, Nga tự tin cho rằng một khẩu pháo tự hành Coalition-SV thay thế cả khẩu đội pháo thông thường. Pháo có thể tiêu diệt các đơn vị pháo mặt đất lẫn xe tăng, thiết giáp, hệ thống phòng không, sở chỉ huy và cả các vũ khí hạt nhân chiến thuật của đối phương.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 6 Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn 9K720 Iskander là một trong những vũ khí "đình đám" nhất của quân đội Nga trong suốt thời gian dài vừa qua. Phiên bản nội địa Iskander-M mà quân đội Nga sử dụng có tầm bắn lên tới 500 km, sai số chỉ trong khoảng 5 - 7 m và mang theo đầu đạn trọng lượng 480 - 700 kg, có sức công phá cực lớn.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 7 Súng cối tự hành 240mm 2S4 Tulip có thể và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 20 km và sử dụng nhiều loại đạn pháo khác nhau như đạn nổ, đạn gây cháy, đạn định hướng, bom bi và thậm chí là đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 8 Hệ thống pháo phản lực đa nòng Grad được phát triển từ thời Liên Xô, có khả năng phá hủy hỏa lực, địa điểm chỉ huy, trang thiết bị, hệ thống pháo và súng cối cùng nhiều mục tiêu khác của đối phương.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 9 Pháo tự hành 2S19 Msta-S được thiết kế từ năm 1980, và phải tới 8 năm sau mới có thể đưa vào sản xuất hàng loạt cho tới tận hôm nay. Khẩu pháo được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các trận địa pháo cối, tên lửa, sở chỉ huy, kho tàng căn cứ đối phương.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 10 Bastion-P là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động do Nga phát triển và chế tạo. Hiện có 3 quốc gia đang sở hữu hệ thống này là Nga, Syria và Việt Nam. Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 11 Pháo phòng không Shilka được mệnh danh là Quái thú một thời của quân đội Xô Viết với tốc độ bắn 4.000 viên/phút, pháo Shilka có thể bắn trúng các mục tiêu trên không bay với tốc độ 450m/s trong tầm bắn 2.500m khi ngắm bắn theo góc chéo hay 2.000m khi ngắm bắn thẳng đứng  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 12 Súng chống tăng 125 mm của Liên Xô 2A45M "Sprut-B" được phát triển vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Súng có khả năng chiến đấu không chỉ với các mục tiêu bọc thép nặng mà còn được sử dụng như một phương tiện tăng cường cho các đơn vị súng trường trên chiến trường.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 13 Pháo tự hành vạn năng 2S34 Khosta, có khả năng bắn không chỉ đạn pháo 120 mm mà cả đạn cối. Điểm độc đáo của Khosta là ở chỗ nòng pháo có thể nâng lên đến 80 độ, gần như thẳng đứng, trong khi các pháo khác chỉ nâng nòng lên được 50 độ.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 14 Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Ball (phiên bản xuất khẩu là Bal-E) được thiết kế để kiểm soát các vùng biển chủ quyền và eo biển, bảo vệ các căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển (trải dài đến 400km) trên những hướng đối phương có thể đổ bộ.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 15 Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 được biết đến là hệ thống phòng không cực mạnh có thể tiêu diệt diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình, bom có điều khiển.  Khám phá dàn vũ khí 'khủng' của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga ảnh 16 Pháo cối tự hành 2S23 "Nona-SVK" dùng để đè bẹp pháo binh và súng cối, hệ thống tên lửa, các mục tiêu bọc thép, tiêu diệt các hệ thống vũ khí, trạm chỉ huy và lực lượng đối phương, phủ khói và chiếu sáng địa hình. Thanh Huyền Xem nhiều

Người lính

Vụ nổ cực lớn ở Syria được so sánh với cuộc tấn công hạt nhân

Thế giới

Số phận Syria bấp bênh trước sự tranh giành của nhiều cường quốc

Người lính

Nga chuyển hàng trăm binh sĩ từ Damascus đến căn cứ không quân Khmeimim

Thế giới

Mỹ tin rằng Triều Tiên hứng ‘tổn thất đáng kể’ trong trận chiến với Ukraine

Người lính

Tàu sân bay USS Harry Truman của Mỹ đến Trung Đông giữa lúc căng thẳng leo thang
Tin liên quan
Nhìn xuyên nòng pháo tự hành Malka khai hỏa ở vùng Tambov

Nhìn xuyên nòng pháo tự hành Malka khai hỏa ở vùng Tambov

Pháo binh Nga khai hỏa dữ dội trong cuộc tập trận ở Orenburg

Pháo binh Nga khai hỏa dữ dội trong cuộc tập trận ở Orenburg

MỚI - NÓNG
197 quốc gia họp 2 tuần không thống nhất được kế hoạch 'sống còn'
197 quốc gia họp 2 tuần không thống nhất được kế hoạch 'sống còn'
Sóng xanh TPO - Mặc dù diễn ra suốt 2 tuần tại Riyadh - Ả Rập Xê Út nhưng 197 quốc gia tham gia Công ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc lần thứ 16 (COP 16) không thống nhất được kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán toàn cầu, khiến nhiều cộng đồng trên thế giới nguy cơ đối diện với nạn đói.
Lưu Diệc Phi chơi trội, Dương Mịch - Lưu Thi Thi không nhường nhau
Lưu Diệc Phi chơi trội, Dương Mịch - Lưu Thi Thi không nhường nhau
Giải trí TPO - Lưu Diệc Phi mặc váy sai dresscode bị chê cười, trong khi đó dàn tiểu hoa đán Dương Mịch, Dương Tử, Lưu Thi Thi được khen ngợi.
Nhận định Singapore vs Thái Lan, 19h30 ngày 17/12: Vé sớm cho Bầy voi chiến
Nhận định Singapore vs Thái Lan, 19h30 ngày 17/12: Vé sớm cho Bầy voi chiến
Thể thao TPO - Nhận định bóng đá Singapore vs Thái Lan, bảng A ASEAN Cup 2024 lúc 19h30 ngày 17/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Tuy không phải phiên bản mạnh nhất nhưng Thái Lan vẫn đang đi đúng hướng tại ASEAN Cup 2024. Thêm một chiến thắng nữa trước Singapore, họ sẽ ghi tên ở bán kết và theo đuổi chức vô địch thứ 3 liên tiếp, cũng là lần thứ 8 trong lịch sử. Lực lượng Tên lửa và Pháo binh Nga Iskander-M Msta-S

Từ khóa » Pháo Binh Mạnh Nhất Thế Giới