Khám Phá Hệ Thống đánh Lửa Trên ô Tô | DPRO Việt Nam

Skip to content Trang chủ / Công nghệ & Xe / Cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa trên ô tô Cấu tạo và những hư hỏng thường gặp của hệ thống đánh lửa trên ô tô

Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng của động cơ, nó kết hợp cùng với các hệ thống khác để đảm bảo xe hoạt động một cách ổn định nhất.

Hệ thống đánh lửa trên ô tô ra đời từ rất lâu và được cải tiến không ngừng cho đến nay.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhiều nghe nhắc đến hệ thống đánh lửa. Nhưng bạn có biết hệ thống này có cấu tạo và cách thức hoạt động như thế nào ?

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu khái quát nhất về hệ thống đánh lửa trên ô tô.

cau-tao-he-thong-danh-lua-tren-o-to
Cấu tạo hệ thống đánh lửa trên ô tô

Nhiệm vụ hệ thống đánh lửa trên ô tô

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ chính là sản sinh ra dòng điện cao áp từ nguồn điện chỉ 12v để tạo ra tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hòa khí nhằm tạo ra năng lượng giúp xe chuyển động.

Cụ thể là hệ thống đánh lửa trên ô tô phải biến dòng điện một chiều có điện áp thấp (12V) từ ắc quy thành dòng điện cao áp( >20.000V)đủ để tạo ra tia lửa điện xuyên qua khe hở trên đỉnh bugi và đốt cháy hòa khí vào đúng thời điểm theo thứ tự nổ của từng xilanh.

Hơn nữa, hệ thống đánh lửa thường trên ô tô phải điều khiển thời điểm đánh lửa sao cho đúng lúc và chuyển đến đúng xi lanh yêu cầu

Cấu tạo và các thành phần chính của hệ thống đánh lửa

Các loại hệ thống đánh lửa trên ô tô thường chia làm 2 phần, đó là mạch sơ cấp và mạch thứ cấp. Phần mạch sơ cấp hoạt động dựa trên nguồn điện của ắc quy (12-14.5V), có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu đến mobin đánh lửa.

thanh-phan-chinh-cua-he-thong-danh-lua
Thành phần chính của hệ thống đánh lửa

Mobin đánh lửa sẽ chuyển đổi từ dòng 12V trở thành dòng cao áp, sau đó nó đi đến mạch thứ cấp và cung cấp trực tiếp cho bugi cần thiết tại đúng thời điểm.

Các thành phần chính của hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô bao gồm:

Bugi

Về lý thuyết thì bugi là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang thông qua một khoảng trống (giống như tia sét).

bugi-danh-lua
Bugi đánh lửa

Nguồn điện này phải có điện áp lớn để tia lửa mới mạnh và có thể phóng qua khoảng trống. Thông thường, điện áp giữa hai cực của bugi khoảng từ 40.000 đến 100.000 vôn.

Bugi phải chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt trong xilanh như áp suất và nhiệt độ rất cao và cần phải xuất hiện đúng theo vị trí đã định trước của các điện cực.

Bugi sử dụng chất liệu bằng sứ để cách và phải đảm bảo để tia lửa phóng ra đúng ở hai đầu của điện cực chứ không phải ở bất cứ điểm nào khác.

Hơn nữa sứ này còn có tác dụng không bị bám các bụi than bám trong quá trình sử dụng cũng như tận dụng sức nóng để làm sạch chính các bụi than này khỏi điện cực.

Bugi có 2 loại là bugi nóng và bugi lạnh.

Bôbin

Là bộ phận sinh ra cao áp để tạo ra tia lửa., nó giống như một biến thế. Bobin gồm một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp và được cuốn xung quanh cuộn thứ cấp (có số vòng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp).

bobin-danh-lua
Bobin đánh lửa

Điện thế cao được sinh ra do cảm ứng giữa hai cuộn dây này.

Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, đột ngột bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa. Khi đó từ trường điện do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột.

Theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Và do cuộn thứ cấp có số vòng lớn gấp rất nhiều lần nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 vôn).

Dòng điện cao áp này được tạo ra và được bộ chia điện đưa đến bugi qua dây cao áp.

Bộ chia điện

Bộ chia điện có chức năng chia nguồn điện cao áp từ tăng điện đến các xi lanh. Nó được thực hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu.

Đồng thời cuộn thứ cấp của tăng điện được kết nối với con quay, ở nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây cao áp đến các xi lanh.

Khi con quay chuyển động theo vòng tròn thì điện chia cho các xi lanh theo một tứ tự nhất định.

Một số vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa

Lâu ngày theo thời gian hoạt động của xe ô tô, hệ thống đánh lửa có thể gặp một số vấn đề hoặc hỏng hóc.

mot-so-van-de-thuong-gap-o-he-thong-danh-lua
Một số vấn đề thường gặp ở hệ thống đánh lửa
  • Hỏng biến áp: Biến áp có thể bị hư hỏng thường gặp như : chập mạch, cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ, nắp biến áp bị bể, nứt…Khi có các vấn đề trên cần kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng.
  • Hỏng bộ chia điện: Thời gian sử dụng lâu bộ chia điện cũng sẽ bị hao mòn và nứt, bể nắp delco ..khiến rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa.
  • Hỏng bugi: Khi sử dụng lâu ngày bugi có thể gặp một số hư hỏng như: bể đầu sứ, bị mòn, chảy điện cực đánh lửa không đúng tâm, bị bám muội than làm giảm khả năng đánh lửa, … Lúc này cần phát hiện hư hỏng và sửa chữa và thay thế kịp thời.
  • Tia lửa yếu: với các biểu hiện như xe nổ không đều, động cơ yếu hay chết máy, nhiên liệu không được đốt cháy hết và bám muội than đen khiến việc đánh lửa kém. Lúc này cần vệ sinh và thay thế bugi.
  • Đánh lửa không đúng thời điểm: đánh lửa sớm hoặc muộn. Lúc này động cơ cần được kiểm ra, đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về hệ thống đánh lửa trên ô tô cũng như cấu tạo và các hư hỏng thường gặp.

Hy vọng rằng bài viết của DPRO sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích và có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi sử dụng xe.

Bạn đừng quên like và chia sẻ bài viết để ủng hộ chuyên mục chăm sóc xe của DPRO.

Search

Bài viết mới

Giảm thuế đón xế cưng – DPRO tưng bừng khuyến mại

Xem bài viết »

Có nên độ đèn xe ô tô: Sự nâng cấp hay xu hướng tất yếu ?

Xem bài viết »

Thay đổi màu sơn xe ô tô: Quy trình, thủ tục cần thiết

Xem bài viết »

So sánh Kia Sorento 2021 và Santafe 2021 – SUV nào tốt hơn?

Xem bài viết »

So sánh phim cách nhiệt 3M và Llumar mới nhất [Tháng 7/2022]

Xem bài viết »

Tổng hợp các lỗi thường gặp trên mazda 3 mới nhất

Xem bài viết »

Top 7+ cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở NHẠY và HIỆU QUẢ

Xem bài viết »

So sánh phim cách nhiệt 3M và Vkool 2022? Loại nào tốt?

Xem bài viết »

Hyundai Santafe 2021: Review và đánh giá [07/2021]

Xem bài viết »

Top 7 phần mềm chỉ đường cho ô tô tốt nhất

Xem bài viết » Scroll to Top

Từ khóa » Hình ảnh Hệ Thống đánh Lửa Trên ô Tô