Khám Phá Nghề Câu Kiều độc đáo ở Miền Tây
Có thể bạn quan tâm
Có một công việc gắn bó với những ngư dân vùng biển không có điều kiện sắm tàu to, ghe lớn. Có một công việc dù cực nhọc, không ít hiểm nguy nhưng đang từng ngày, từng giờ làm cho cuộc sống của những ngư dân nghèo bám biển trở nên dễ dàng hơn. Và có một công việc, không biết có từ đâu và từ bao giờ, cũng không biết có mối liên hệ như thế nào nhưng được ngư dân ưu ái đặt cho cái tên gắn liền với một tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Vâng, đó chính là nghề Câu Kiều. Với đặc điểm lưỡi câu, hình thức câu hầu như chỉ bắt được những loại cá lớn, làm cho cá nhỏ có thời gian sinh trưởng, không khai thác quá mức như các hình thức đánh bắt khác, nhất là đánh bắt bằng lưới điện. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên.
Hãy cùng với Hương Sắc Miền Tây tìm hiểu về nghề truyền thống đặc sắc này nhé!
Câu Kiều- tìm về nguồn cội
Nghề Câu Kiều chủ yếu được phát triển ở khu vực ven biển, hoặc các nhánh sông lớn từ Bắc chí Nam. Điển hình ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ như Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa,… Xuôi về phương Nam, nghề này phổ biến ở khu vực cửa biển lớn thuộc tỉnh Cà Mau (cửa biển vàm Kinh Tư, cửa biển Khánh Hội) hoặc vùng biển Miệt Thứ thuộc tỉnh Kiên Giang.
Mặc dù đã gắn bó rất lâu, nắm rõ quy trình làm dây câu, những “mẹo” thả câu, thu dây, bắt cá, song, khi được hỏi về nguồn gốc nghề Câu Kiều, bà con ngư dân đang hành nghề đều lắc đầu nguầy nguậy. Hỏi nhiều người lắm thì may ra nhận được câu trả lời chung chung, đại khái kiểu rằng “nghề này có lâu rồi, cha truyền con nối, hoặc bà con hàng xóm thấy làm ăn được giới thiệu, chỉ bảo cho nhau thì nó duy trì vậy thôi!”.
Nghề câu kiều: nghệ thuật đánh bắt không mồi
Nghề Câu Kiều luôn được nhắc đến như một nghệ thuật bởi lẽ đặc điểm cách câu này phụ thuộc vào độ dao động của mặt nước biển, hoàn toàn không cần đến mồi câu như những loại hình giăng câu thường thấy. Chính vì vậy, cách làm câu và thả câu là vô cùng quan trọng.
Lưỡi câu đòi hỏi phải có độ sắc bén cao, độ dài của luồng tùy thuộc vào cách buộc của mỗi người. Nhưng thông thường, mỗi luồng câu có hơn chục gấp câu, và mỗi gấp là hơn 100 dây câu buộc lên, mỗi lưỡi câu sắp xếp đều nhau, được quấn lại cẩn thận và kẹp giữa hai thanh tre, nứa. Việc làm dây câu này hết sức quan trọng, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ cao, không chỉ ở việc phải đảm bảo khoảng cách phù hợp với độ dao động của dòng nước, mà còn ở khoảng cách giữa các lưỡi câu phải đảm bảo cách đều nhau, không quá thưa để khi cá mắc câu nếu vùng vẫy thì bị dính vào những lưỡi bên cạnh, sẽ được giữ lại và tránh bị sẩy mất. Phía trên các luồng câu còn được gắn các phao nổi để đánh dấu vị trí thả câu.
Nếu làm câu là bước cơ bản đầu tiên, thì thả câu là yếu tố thứ hai gần như tiên quyết quyết định “thu nhập” trong một buổi ra khơi. Để thả câu tốt đòi hỏi người hành nghề phải có kinh nghiệm, phải biết nước lên xuống, chảy yếu hay chảy mạnh để có cách thả câu cho đúng. Dây câu phải được thả sao cho lưỡi câu nằm lơ lửng trong dòng nước, gần như không chạm sát mặt đáy biển để các luồng cá khi di cư, đi săn bắt con mồi vô tình chạm phải và bị móc vào lưỡi câu.
Vui buồn chuyện nghề Câu Kiều
Để kịp giờ thả câu, ngư dân làm nghề Câu Kiều thường ra khơi vào khoảng tầm đầu giờ chiều, tranh thủ kiểm tra mọi thứ để chuẩn bị thả câu. Những dụng cụ mang theo thường là đèn pha báo hiệu, vợt bắt cá, dao cắt dây khi cần thiết, phao, đôi khi là cả mền để tranh thủ chợp mắt lúc chờ cá dính câu, và cuối cùng không thể thiếu là những nẹp dây câu đã được sắp xếp ngay ngắn. Sau khi thả câu, ngư dân thường tranh thủ ăn để lấy sức, khi là mì gói, lúc là cơm đã mang theo sẵn. Khi màn đêm buông xuống, gió thổi mát rượi, không gian lấp lánh những ánh đèn báo hiệu xa xa từ các tàu, ghe đánh cá, câu mực cũng là lúc họ ngồi lại với nhau, uống tách trà ấm, kể chuyện cuộc đời.
Trời gần sáng cũng thì bắt đầu thu dây câu. Những người lành nghề thường chỉ cần nắm sợi dây, căn cứ vào độ dao động của dây và trên mặt nước thì biết ngay bên dưới có cá hay không mà nhanh tay dùng vợt hỗ trợ kéo cá, gỡ hoặc cắt dây cho lên ghe. Hôm nào may mắn trúng luồng cá thì việc thu dây kéo sẽ nặng và cực hơn nhiều nhưng nụ cười đôn hậu vẫn không tắt trên môi của những người đang dồn sức kéo. Câu Kiều chủ yếu dính cá da trơn như cá ngát, cá đuối,…thỉnh thoảng dính cả những loại cá có vải, cua biển, mực,…
Sau một đêm dài lênh đênh trên biển, những ngư dân này trở về với chiến lợi phẩm đầy ắp cá, ai cũng thấm mệt nhưng gương mặt không giấu nổi sự hạnh phúc, chắc mẩm hôm nay sẽ được kha khá tiền và bữa ăn gia đình cũng được cải thiện. Chú Tư cười tươi rói, khoe với mấy cô đi chợ sớm: “Thịt cá ngát ngọt, dai lắm bây, làm món gì cũng ngon!”. Mà thiệt là vậy đó, những người con xứ biển mà đi xa thì nhớ lắm tô canh chua cá ngát với bông chuối vườn, giá đổ, một ít bạc hà và ngò gai thơm phức. Rồi nhớ cả nồi cá kho rệu với nước dừa, thịt cá thấm đều, mằn mặn, ngọt ngọt đúng khẩu vị miền tây cùng chút cay cay đầu lưỡi bởi ớt sừng đỏ tươi.
Nghề Câu Kiều vẫn chịu nhiều thách thức
Không thể phủ nhận Câu Kiều là nghề vốn ít, đem lại lợi nhuận cao góp phần ổn định cuộc sống, giúp rất nhiều ngư dân thoát khỏi cảnh túng thiếu, nuôi con cái học hành thành tài đỗ đạt. Song, nghề câu kiều thực tế đã, đang và sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức. Rõ ràng, Câu Kiều là một công việc cực nhọc, đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và sức khỏe của người lao động từ tất cả các khâu, nhất là làm lưỡi và kéo câu.
Mặc dù thu nhập mang lại tương đối cao nhưng có tính bấp bênh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, luồng cá và sản lượng cá trong tự nhiên. Thêm nữa, việc thả câu trên những chiếc xuồng, ghe máy thô sơ lênh đênh giữa biển vào những lúc sóng to, gió lớn cũng là một trong những thách thức lớn mà ngư dân hành nghề Câu kiều phải đối mặt.
Hương Sắc Miền Tây
XEM THÊM:
- Chuyên mục: Văn hóa Miền Tây
- Chuyên mục: Ẩm thực Miền Tây
- Chuyên mục: Du lịch Miền Tây
Từ khóa » Câu Cua Biển Miền Tây
-
36 | Cách Câu Cua Biển ở Miền Tây | Sea Crab - YouTube
-
Câu CUA BIỂN RANG ME Món Ngon Người Miền Tây - YouTube
-
Câu Cua Biển Miền Tây ... Géc Gô
-
Câu Cua Biển ẩm Thực Chỉ 250.000 đồng/kg
-
Câu Cua Biển - Du Lịch Sinh Thái Miền Tây 9 Sông
-
Lagi Daripada Vlog Miền Tây - Facebook
-
Miền Tây Kỳ Thú - Đi Câu Cua Biển | Facebook
-
Gần Triệu đồng Một Con Cua Biển Miền Tây Loại Lớn - VietNamNet
-
Cua Biển Miền Tây - Doanh Nhân Sài Gòn
-
Xem Video Cách Nấu Lẩu Cua Biển Miền Tây - LATIMA
-
Câu CUA BIỂN RANG ME Món Ngon Người Miền Tây - Tập 431
-
Câu Cua - Quang Silic
-
Mở Cửa Biển Cho Miền Tây - Báo Người Lao động