Khám Phá Nhựa đỏ Loài Cây Gỗ Tếch ở Nam Phi

Truy cập nội dung luôn Tin khoa học - công nghệ quốc tế Khám phá nhựa đỏ loài cây gỗ tếch ở Nam Phi 14/01/2014 Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết.

Pterocarpus angolensis là một loài cây thân gỗ có khả năng kì lạ - chảy máu. Là một giống cây mọc ở Nam Phi, loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như Kiaat, Mukwa hay loài cây chảy máu.

Không giống như các loài cây khác, Pterocarpus angolensis mang trong mình một loại nhựa có màu đặc biệt. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.

Pterocarpus angolensis có rất nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế và y học. Nhựa của cây được người bản địa sử dụng như thuốc nhuộm. Họ còn dùng nó để trộn cùng mỡ động vật tạo thành một sản phẩm chăm sóc da.

Gỗ của cây được sử dụng để tạo ra nhiều vật dụng có giá trị như dùng để đóng thuyền hay lát sàn. Cây cũng có nhiều tác dụng trong việc chữa các căn bệnh về mắt, dạ dày hay máu.

Hình ảnh về loài cây Pterocarpus angolensis:

T1.DICH8.1

T1.DICH8.2

T1.DICH8.3

Biên dịch: Quỳnh Trang

Tweet Tags: Làm thế nào các san hô non chống lại quá trình tẩy trắng và sống sót trước biến đổi khí hậu 15/11/2024 Sự sống trên sao Hoả có thể đã tồn tại gần đây hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ 06/11/2024 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các tương tác loài ở Bắc Cực 06/11/2024 Hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh "Sao Thổ" cực nóng cách chúng ta 250 năm ánh sáng 26/09/2024 Phương pháp điều trị ung thư mới bằng hạt nano giúp thu nhỏ thành công và loại bỏ khối u tuyến tuỵ 17/09/2024
CÁC BÀI XEM NHIỀU NHẤT

Bình minh vũ trụ

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN hưởng ứng Chiến dịch mùa hè xanh và Kỳ nghỉ hồng năm 2024

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

ĐỀ TÀI NỔI BẬT

Nghiên cứu về nhóm côn trùng gây hại và côn trùng tác nhân kiểm soát sinh học bộ cánh nửa (Insecta: Hemiptera) của Việt Nam và Hàn Quốc

Nghiên cứu liên ngành về lý thuyết kỳ dị, sắp xếp các siêu phẳng và đa tạp 3,4 chiều

Nghiên cứu khai thác, phát triển một số loài Lan có giá trị kinh tế cao của Tây Nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED và các chế phẩm sinh học

Từ khóa » Cây Lấy Nhựa ở Việt Nam