Khám Phá Những Điều Chưa Biết Về Đền Mẫu Hưng Yên.

Nằm cách ngôi đền Trần chỉ vài mét, đền Mẫu là một nơi thờ cúng linh thiêng không kém được nhiều du khách và người dân đến tham quan và cúng lễ. ” Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”. Đền Mẫu Hưng Yên không hề kém cạnh so với các địa danh khác ở cùng phố Hiến, thu hút vô số khách thập phương đến thăm. Vậy nên, hôm nay ta hãy cùng tìm hiểu về khám phá điều chưa biết về Đền Mẫu Hưng Yên.

đền mẫu hưng yên

Khám Phá Điều Chưa Biết Về Đền Mẫu Hưng Yên:

  • Khái quát: nằm trên con đường Bãi Sậy náo nhiệt, tuy vậy đền Mẫu vẫn giữ cho mình một nét trầm mặc và linh thiêng không dễ mất với quang cảnh xung quanh cũng yên tĩnh và bình dị không kém. Đây là ngôi đền thờ cổ hiếm có nhất trong lịch sử Việt Nam.
  • Lịch sử: tương truyền rằng đền Mẫu được xây lên để thờ vị hoàng hậu cuối cùng của triều Tống- Dương Quý Phi( Trung Quốc) nhằm củng cổ và thể hiện tình cảm đoàn kết giữa mối quan hệ Việt Trung bấy giờ. Theo sử sách ghi chép, vào năm 1279, khi quân Nguyên đem quân xâm lược triều Tống, vì không chịu được tra khảo và hành thích, vua Tống và các phi tần đã nhảy xuống biển tự sát để tuẫn tiết. Khi đó thi thể của Dương Quý Phi trôi dạt về phía bờ biển nước ta và được dân ta tìm thấy, chôn cất và lập đền thờ bà sau này năm 1278.
  • Tổng quan kiến trúc: với diện tích lên đến 3000m2, đền Mẫu tọa lạc trên thế “ngọa long” và ” Sơn Diễu Thủy” khi bao quanh đền là hồ bán nguyệt lãng mạn xanh biết và bãi đê sông Hồng. Dẫu đã trải qua bao lần tu sửa, đền Mẫu vẫn không đánh mất cái vẻ cổ kính trầm lắng của mình mà ngày càng tạo ra nét văn hóa giá trị đặc trưng thời xưa cổ. Cổng nghi môn của đền được dựng theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái với cửa vòm cuốn. Ở trên cửa có các mảnh gốm lam tạo thành chữ ” Dương Thiên Hậu- Tống Triều “.Tiếp theo là  tòa tiền tế gồm 2 gian với các phần mái được uốn cong uyển chuyển như rồng chầu và ngói được lợp theo kiểu vẩy rồng. Chính điện là nơi đậm nét kiến trúc Việt nhất với 2 bên đại bái là cung Quảng Hàn và điện Lưu Ly cùng với bức châm được viết bằng chữ vàng từ năm 1896. Ngay tại giữa gian, kiệu bát cống được đặt với đường nét chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ tinh tế đậm dấu ấn hậu Lê. Kế đến là phần Hậu cung- nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi cùng 2 người hầu là Liễu Thị và Kim Thị được sơn son thếp vàng. Bên trong gian thờ được trang trí bằng đèn nến mờ ảo cùng khói hương tạo ra cảm giác tĩnh lặng và thiêng liêng cho ai đến thăm viếng. Thậm chí, bạn còn có thể  nghe tiếng chim hót khi đến đền Mẫu tham quan. Trước sân Đền là 3 cây cổ thụ to lớn lâu đời khoảng 800 năm khiến đền càng thêm trang nghiêm và linh thiêng. Bên cạnh đó, nhiều người cho biết 3 cây cổ thụ mọc theo kiểu kiềng 3 chân tượng trưng cho bàn tay của thánh Mẫu luôn mở sẵn chào đón các con trở về.
  • Một vài hoạt động khi đến đền Mẫu: nhiều người truyền tai nhau khi đến đền Mẫu nhất định phải cầu tình duyên may mắn, cầu sức khỏe gia đình luôn bình an, cầu con đường làm việc luôn hanh thông và thuận lợi. Qua một vài nhận xét của du khách, khi ước nguyện với tấm lòng trong sáng, xuất phát từ chính nội tâm chứ không phải tham lam, sân si thì sẽ rất nhanh chóng đạt được điều mà mình muốn. Vì vậy mà xin lộc ở đền Mẫu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu khi đến đền Mẫu đó.
Đọc Thêm: Những Điều Chưa Biết Về Đền Trần Hưng Yên

đền mẫu hưng yên

  • Các lễ hội ở đền Mẫu: diễn ra từ 10- 15/ 3 âm lịch với các hoạt động như phần tế ( rước kiệu xung quanh đền và người dân địa phương lập bàn đặt mâm hoa quả nghênh đón thánh Mẫu đi qua) và phần hội ( biểu diễn văn nghệ, hát chầu văn, thi đối, tổ chức các trò chơi dân gian,…), cầu lộc cầu tài,….

đền mẫu hưng yên

Một Số Đặc Sản Hưng Yên Bạn Nên Thử:

  • Chả gà Tiểu Quan: một món ăn quen thuộc của người Hưng Yên không biết có từ bao giờ vào những dịp lễ hay dịp Tết. Thịt gà được chọn lọc và giã tỉ mỉ khéo léo bằng cối đá, sau đó được phết lên phên nướng cùng quả thông khô trên than hoa để tạo ra món chả gà đậm chất Hưng Yên Tiểu Quan.
  • Bánh dày làng Gàu: một loại bánh có trong dịp Tết để tưởng nhớ về công ơn của các thế hệ trước. Gạo nếp cái hoa vàng được vo sạch và ngâm kỹ, sau khi thêm nhân thịt mặn hoặc nhân đậu xanh ngọt thì bánh được đồ nếp đến khi chín, tạo ra miếng bánh dày vừa dẻo vừa thơm của vùng quê.
  • Gà Đông tảo: một loại gà quý và hiếm sống ở Hưng Yên, với đặc điểm nhận dạng là đôi chân to, sần sùi và được nuôi cẩn thận, đòi hỏi nhiều bước kỹ lưỡng tỉ mỉ. Thịt gà không quá mềm bở như gà công nghiệp nhưng cũng không quá dai như gà thả vườn thông thường nên được nhiều thực khách ưa thích. Gà Đông tảo được chế biến thành gà luộc, canh gà, xôi gà, gà nướng,… và trở thành món ăn đặc sản vùng Hưng Yên.
Đọc Thêm: Những địa chỉ sửa điều hoà tại Hưng Yên uy tín

Trên đây là thông tin về khám Phá điều chưa biết về Đền Mẫu Hưng Yên. Chúc các bạn có một trải nghiệm thật vui vẻ ở ngôi đền này nhé!

Từ khóa » đền Mẫu Hung Yen