Khám Phá Những Thú Vị Về Mặt Trăng - Báo Cần Thơ Online
Có thể bạn quan tâm
Ảnh:betsydevine.com |
Các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng được hình thành từ cuộc va chạm lớn giữa một thiên thạch có kích thước bằng sao Hỏa với Trái đất cách đây 4,6 tỉ năm thời điểm Mặt trời và Thái Dương hệ vừa mới hình thành. Sau cuộc va chạm đó, vật chất từ Trái đất và thiên thể kia văng vào không gian và bắt đầu quay quanh Trái đất. Dần dần, vật chất này trở nên lạnh hơn và cô đặc lại thành các thực thể nhỏ và rắn chắc. Các thực thể sau đó hội tụ lại với nhau và hình thành Mặt trăng.
Trái đất khiến Mặt trăng mọc, lặn
Hàng ngày, Mặt trăng mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây, giống như Mặt trời và các ngôi sao khác. Nguyên nhân là vì Trái đất xoay theo chiều từ Tây sang Đông nên chúng ta nhìn thấy mọi vật trên bầu trời theo hướng ngược lại. Bên cạnh đó, Mặt trăng cũng quay quanh Trái đất với chu kỳ 29,5 ngày và theo chiều Tây sang Đông. Điều này khiến mỗi ngày, Mặt trăng lại mọc trễ hơn khoảng 50 phút. Đó cũng là lý do tại sao có lúc Mặt trăng mọc vào đầu đêm nhưng có lúc mọc khi trời gần về sáng.
Mặt trăng không có “phần tối”
Khác với những gì chúng ta nghĩ, vệ tinh duy nhất của Trái đất không hề có “phần tối”. Tuy nhiên, nó có một mặt mà chúng ta không nhìn thấy được do hầu như chỉ hướng một phía duy nhất về Trái đất.
Lực hút của Mặt trăng nhỏ hơn nhiều so với Trái đất
Mặt trăng chỉ to bằng 27% so với Trái đất và tất nhiên cũng nhẹ hơn nhiều. Lực hút của Mặt trăng chỉ bằng 1/6 lực hút của Trái đất. Nếu bạn ném một hòn đá trên Mặt trăng, nó sẽ rơi xuống chậm chạp. Nếu bạn cân nặng khoảng 70 kg ở Trái đất, bạn sẽ chỉ còn hơn 11 kg khi lên Mặt trăng.
Kích thước trăng tròn các tháng không giống nhau
Mặt trăng quay quanh Trái đất theo hình oval, không phải hình tròn như chúng ta vẫn nghĩ. Do đó, khoảng cách từ tâm Trái đất đến tâm Mặt trăng cũng không giống nhau trong suốt chu kỳ. Tại cận điểm, khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất là 363.300 km. Tại viễn điểm, khoảng cách đó là 405.500 km. Nếu trăng tròn tại cực điểm, chúng ta sẽ thấy kích thước của nó lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với các lần trăng tròn khác.
Lịch sử những miệng hố
Các miệng hố trên Mặt trăng cho biết nó từng va chạm với các thiên thạch và sao chổi. Vì Mặt trăng không có khí quyển, thời tiết và hoạt động địa chất như Trái đất nên các miệng hố này được bảo quản khá tốt. Bằng cách xác định niên đại của những miệng hố này, các nhà khoa học khám phá ra rằng cùng với Trái đất, Mặt trăng đã trải qua thời kỳ va chạm Late Heavy Bombardment cách đây khoảng 4 tỉ năm. Vụ va chạm được cho là tác nhân giúp hình thành sự sống trên Trái đất.
Mặt trăng không tròn
Mặt trăng không phải hình tròn như mọi người vẫn nghĩ, mà nó mang hình dáng giống như một quả trứng. Nếu ngắm Mặt trăng từ bên ngoài không gian, bạn sẽ nhìn thấy đầu nhỏ hơn của “quả trứng”. Do vậy, tâm khối của Mặt trăng không nằm ở tâm hình học của nó mà nằm lệch khoảng 2 km về bên phải.
Động đất trên Mặt trăng
Trong những chuyến thám hiểm Mặt trăng, các nhà du hành vũ trụ khám phá ra rằng hành tinh này không phải là một nơi hoàn toàn không có hoạt động địa chất. Những cơn động đất nhỏ vẫn thường xảy ra ở độ sâu vài km tính từ mặt đất và được cho là do lực hút Trái đất gây ra. Thỉnh thoảng, bề mặt của hành tinh này cũng xuất hiện một vài vết nứt làm khí ga thoát ra ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng Mặt trăng cũng có lõi và nóng chảy một phần như lõi Trái đất. Song, dữ liệu từ tàu vũ trụ Lunr Prospector của NASA (Mỹ) năm 1999 cho thấy lõi Mặt trăng khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2-4% trọng lượng của nó. Trong khi đó, lõi Trái đất chiếm đến khoảng 30% trọng lượng của nó.
Mặt trăng làm thủy triều dâng
Thủy triều ở Trái đất chủ yếu do Mặt trăng gây ra, Mặt trời chỉ tác động rất nhỏ. Lực hút của Mặt trăng khiến nước ở các đại dương trên Trái đất dâng lên. Vào thời điểm trăng tròn, thủy triều thường cao hơn. Khi trăng mới mọc hoặc sắp tàn, thủy triều bắt đầu hạ xuống. Vào thời điểm Mặt trăng gần Trái đất nhất, thủy triều dâng cao nhất.
Mặt trăng ngày càng xa chúng ta
Mỗi năm, Mặt trăng sử dụng năng lượng “lấy cắp” từ Trái đất để tự đẩy mình lên cao khỏi quỹ đạo khoảng 4 cm. Theo các nhà khoa học, khi được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, Mặt trăng chỉ cách trái đất 22.530 km. Tuy nhiên, khoảng cách này ngày nay là 450.000 km.
Bên cạnh đó, tốc độ xoay của Trái đất ngày càng chậm hơn và vì thế ngày của chúng ta trở nên dài hơn. Vài tỉ năm nữa, một tháng của chúng ta sẽ trở nên lâu hơn có thể bằng 40 ngày hiện tại.
BẢO TRÂM (Theo Live Science)
Từ khóa » Khám Phá Về Mặt Trăng
-
Khám Phá Kinh Ngạc Về Mặt Trăng - Báo Lao Động
-
Tìm Hiểu Về Mặt Trăng - Vệ Tinh Tự Nhiên Duy Nhất Của Trái Đất
-
Những Sự Thật Bất Ngờ Về Mặt Trăng - BaoHaiDuong
-
Mặt Trăng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sự Thật Thú Vị Về Mặt Trăng Khám Phá Thái Dương Hệ Top 5 Bí Ẩn
-
Khám Phá Bề Mặt Mặt Trăng
-
Khám Phá Mới Về Mặt Trăng - Báo Nhân Dân
-
Giáo án KPKH Khám Phá Về Mặt Trời, Mặt Trăng Và Các Vì Sao
-
Khám Phá Mặt Trăng - Báo Tuổi Trẻ
-
Vì Sao Nhiều Quốc Gia Muốn Khám Phá Mặt Trăng
-
Bộ Kit Thí Nghiệm KHÁM PHÁ BỀ MẶT MẶT TRĂNG - Bé Từ 3 Tuổi
-
Khám Phá Mặt Trăng: Robot Mini Thám Hiểm Mặt Trăng | VTV.VN
-
Khám Phá Kinh Ngạc Về Mặt Trăng - Báo Gia Lai
-
50 Năm Chinh Phục Mặt Trăng: Những Bước Tiến Vĩ đại Của Nhân Loại