Khám Phá Quả địa Cầu Theo Phương ... - Hiểu Trẻ Trước Khi Nuôi Dạy Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu về địa lý rất quan trọng, bởi lẽ địa lý kết nối trẻ với thế giới. Địa lý khiến trẻ cảm thấy mình là một phần trong một tổng thể rộng lớn. Địa lý là sợi dây dẫn dắt trẻ đến với nhiều chủ đề có mối liên hệ mật thiết với nhau: các nền văn hóa, động vật, thiên nhiên,… Đặc biệt, việc khám phá quả địa cầu theo phương pháp Montessori là điều khá thú vị, kiến thức Địa lý sẽ được cụ thể hóa bằng hệ thống giáo cụ, sự hiểu biết và cảm hứng của người dạy. Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu chung là giúp trẻ hiểu biết về thế giới sống, nuôi dưỡng tình yêu khám phá và học tập của trẻ.
Quả địa cầu đất và nước
Quả địa cầu là một dụng cụ phát triển giác quan về địa lý*. Bề mặt biểu thị phần đất liền thì thô ráp, còn bề mặt tái hiện phần nước biển thì trơn nhẵn. Độ nghiêng giống với trục quay của Trái đất là 23.4 độ.
Bạn giới thiệu quả địa cầu với trẻ: “Quả địa cầu biểu thị Trái đất thu nhỏ. Hành tinh Trái đất được đất và nước bao phủ. Đây là đất (chạm vào bề mặt thô ráp), nơi chúng ta có thể sinh sống. Còn kia (chạm vào bề mặt trơn), là biển, nơi cá sinh sống. Trẻ khám phá quả địa cầu bằng tay và bạn yêu cầu trẻ chỉ cho mình toàn bộ khu vực đất liền, kể cả những phần bị che khuất ở phía dưới quả địa cầu, rồi đến toàn bộ khu vực nước biển. Đương nhiên, trẻ sẽ nhận ra tỷ lệ của nước biển trên quả địa cầu. Mỗi khi trẻ trở lại với phần địa cầu thô ráp, trẻ sẽ khám phá thêm nhiều chi tiết khác.”
Dụng cụ phát triển giác quan địa lý này mang lại cho trẻ những khái niệm căn bản: Trái đất của chúng ta hình cầu, bao gồm đất liền và biển.
*Để làm quả địa cầu này, hãy lấy một quả địa cầu thông thường, sơn khu vực nước màu xanh bằng sơn phủ bóng rồi để cho khô. Quét hồ dính lên phần châu lục rồi lăn quả địa cầu trong một khay cát mịn để phủ kín tất cả các vùng đất.
Quả địa cầu châu lục
Quả địa cầu thứ hai giúp phân biệt các châu lục. Bạn cho trẻ so sánh với quả địa cầu đất liền và biển. Thông qua cách so sánh đó, trẻ khám phá ra rằng khu vực đất liền đã được phân chia và tô màu. “Những vùng đất liền rộng lớn này được gọi là các châu lục. Có tất cả bao nhiêu châu lục?” bạn cùng đếm to với trẻ, rồi đi tìm châu lục rộng lớn nhất hay châu lục nơi chúng ta đang sống chẳng hạn.
Bạn giải thích với trẻ rằng, mỗi màu thể hiện một châu lục khác nhau và châu lục nào cũng có con người và động vật sinh sống. Trẻ biết rằng mỗi châu lục đó đều có tên riêng nhưng chúng ta chưa nhấn mạnh với trẻ các tên gọi đó vào thời điểm này.
Bạn để cho trẻ dùng tay thám hiểm quả địa cầu và dạy trẻ từ vựng: “Lục địa” và “Đại Dương”.
>>> Có thể các mẹ sẽ cần: Theo chân bé tìm hiểu các châu lục bằng phương pháp Montessori.
Nhận biết đất, nước và không khí
Hoạt động cho trẻ tiếp xúc với quả địa cầu sẽ giúp trẻ nắm bắt được nguyên tố: đất, nước và không khí.
Chuẩn bị ba lọ nhỏ dán nhãn chứa các nguyên tố này (một lọ chứa đất, một lọ chứa nước và lọ cuối cùng không đựng gì) và một loạt thẻ để minh họa (chẳng hạn như: khinh khí cầu đang bay, cối xay gió, chim bay liệng giữa không trung). Mặt sau các thẻ và trên nhãn các lọ có hình vẽ biểu tượng đơn giản giúp trẻ tự sửa khi nhầm lẫn. Thẻ được xếp trong chiếc hộp để cạnh các lọ trên chiếc khay.
Bạn giải thích cho trẻ rằng: Trái đất bao gồm đất, nước và được khí quyển bao bọc, rồi giới thiệu từng lọ cho trẻ, đồng thời chỉ tên trên lọ: “Lọ này đựng mẫu đất.” Sau đó bạn rút các thẻ minh họa ra: “Có một số hình ảnh biểu thị đất, nước và không khí mà chúng ta thấy ở trên Trái đất.”
Bạn giới thiệu hình ảnh đầu tiên, rồi hỏi trẻ xem hình ảnh đó có liên quan đến nguyên tố nào. Bạn có thể trao đổi với trẻ nếu trẻ thắc mắc. Sau đó, bạn đặt hình ảnh trước chiếc lọ tương ứng. Lần đầu, chúng ta cùng làm với trẻ cho đến khi tất cả thẻ đều được phân loại xong. Cuối cùng, chúng ta bày cho trẻ cách sửa những nhầm lẫn qua việc đối chiếu với hình vẽ ở mặt sau các thẻ. Như vậy, trẻ có thể tự mình lặp lại hoạt động.
*Có thể mở rộng hoạt động trên bằng cách bổ sung những tập thẻ mới, chẳng về các phương tiện giao thông, hay về động vật, nhưng cần sắp xếp theo ba nguyên tố.
“Trích tủ sách ươm mầm – Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori.”
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Quả địa Cầu
-
Quả địa Cầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quả địa Cầu Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Quả địa Cầu Và Bản đồ
-
Khám Phá Quả địa Cầu Theo Phương Pháp Montessori ... - Nhadep247
-
Giới Thiệu Quả địa Cầu Của Trái đất - YouTube
-
Tìm Hiểu Về Trái đất Qua Quả địa Cầu - YouTube
-
Quả địa Cầu Có Công Dụng Gì - Bách Khoa Tri Thức
-
Quả địa Cầu - Vuonggiabooks
-
Quả Địa Cầu Trái Đất – Vật Dụng Không Thể Thiếu Trên Bàn Làm ...
-
Quả địa Cầu Xưa Nhất Có Vẽ Tân Thế Giới?
-
Quả địa Cầu Hành Chính Tiếng Việt Nhiều Kích Thước Phi 16,23,30 Cm
-
Dạy Con Thông Minh Với Quả địa Cầu - MarryBaby
-
Mô Hình Trái Đất - Quả địa Cầu - Tài Liệu - 123doc
-
Trái đất Quả địa Cầu - Tài Liệu Text - 123doc