Khám Phá Quá Trình Massage Sau Sinh Tại Nhà Giúp Mẹ Nhanh Phục ...
Có thể bạn quan tâm
Ngoài những lợi ích tuyệt vời như giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng, làm mờ vết rạn trên bụng bầu, kích thích tuyến sữa… massage sau sinh tại nhà còn giúp giảm stress, trầm cảm sau sinh hiệu quả.
Vì vậy, đối với vấn đề có nên massage sau sinh không? Mẹ có thể yên tâm rằng việc massage cho phụ nữ sau sinh là hoạt động luôn được khuyến khích, là phần thưởng xứng đáng dành cho phụ nữ sau 9 tháng mang thai vất vả cùng cuộc vượt cạn đầy khó khăn. Massage sau sinh giúp phụ nữ đang trong thời gian ở cữ giảm đau, thư giãn, nhanh chóng lấy lại vóc dáng, giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện để thuê kỹ thuật viên thực hiện massage sau sinh tại nhà, bạn có thể tranh thủ ngủ cùng con, nghe những bản nhạc êm dịu, trò chuyện với người thân, bạn bè để tinh thần được thư thái.
Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn quy trình massage cho phụ nữ mới sinh và những lưu ý quan trọng để việc massage diễn ra thuận tiện.
Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành massage sau sinh tại nhà?
Massage sau sinh thường được tiến hành sau khi bạn rời bệnh viện về nhà và thường diễn ra trong 40 ngày sau sinh. Nếu có điều kiện, bạn có thể duy trì việc này lâu hơn để nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe lẫn tinh thần.
Để buổi massage sau sinh tại nhà không gặp trở ngại nào, bạn cần:
- Tìm người thân giúp trông coi bé yêu trong thời gian massage: Một buổi massage sau sinh có thể kéo dài đến một giờ nên bạn cần có người trông con để có thể thay tã hay dỗ khi bé cưng quấy khóc.
- Chuẩn bị quần áo, khăn tắm, khăn sữa:
- Sau khi buổi massage kết thúc, bạn sẽ đi tắm để loại bỏ lượng dầu massage thừa bám trên da và lớp tế bào chết. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái tinh thần và thực sự thư giãn.
- Dùng khăn sữa lót trong áo ngực để tránh tình trạng sữa chảy ra làm ướt áo. Nguyên do là việc massage sau sinh giúp cơ thể bạn giải phóng oxytocin, hormone giúp kích hoạt cơ chế sản xuất sữa nên có thể khiến sữa chảy ra nhiều.
- Tháo tất cả các món trang sức ra: Nếu bạn có đeo trang sức như dây chuyền, hoa tai, lắc tay, lắc chân, nhẫn, đồng hồ… hãy tháo chúng ra trước khi tiến hành massage để không bị vướng víu hay trầy xước da trong quá trình massage.
- Cho bé bú trước khi massage: Việc này giúp bé cưng không bị đói trong khi bạn đang được massage hoặc bạn có thể chọn massage vào khung giờ mà bé ngủ.
- Tìm kiếm kỹ thuật viên massage có tay nghề, đáng tin cậy ngay từ trước khi bạn sinh con: Nếu bạn không biết một kỹ thuật viên massage nào đáp ứng được các tiêu chí kể trên, bạn nên nhờ bạn bè thân quen giới thiệu giúp một kỹ thuật viên massage sau sinh tại nhà có tay nghề, thật thà hay liên hệ các đơn vị uy tín có cung cấp dịch vụ này.
- Dầu massage: Để việc massage có hiệu quả cao, bạn nên dùng dầu để xoa bóp. Các loại dầu mà bạn có thể dùng là dầu dừa, dầu hạnh nhân hay dầu massage cho bé.
Ngoài ra, trong khi massage, bạn có thể mở những bản nhạc dịu êm yêu thích và xông hương tinh dầu để tăng khả năng thư giãn.
Massage sau sinh tại nhà được tiến hành như thế nào?
Việc massage sau sinh sẽ bắt đầu với việc xoa bóp từ bàn chân, đùi, hông, bụng, ngực, vai và kết thúc ở đầu.
1. Massage chân
Massage cho phụ nữ mới sinh thường sẽ bắt đầu massage chân trước tiên. Kỹ thuật viên massage sẽ dùng tay ấn với lực vừa phải lên lòng bàn chân để giúp bạn giảm đau và thư giãn. Tiếp đến họ sẽ xoa bóp các ngón chân và kéo nhẹ chúng bằng cách đan năm ngón tay vào các kẽ chân của bạn và kéo nhẹ.
Có thể bạn quan tâm: 5 bài tập thể dục sau sinh mổ giúp mẹ sớm lấy lại eo thon
2. Massage cơ bắp chân
Kỹ thuật viên sẽ tiến hành massage cơ bắp chân của bạn theo tuần tự từ mắt cá chân lên đến đầu gối. Điều này sẽ giúp giảm đau cơ chân sau thời gian mang thai vất vả và cải thiện lưu thông máu. Kỹ thuật viên massage tiến hành xoa bóp từ dưới lên trên là nhằm hỗ trợ các tĩnh mạch chống lại trọng lực đưa máu từ chân về tim.
Lưu ý là nếu bị giãn tĩnh mạch, bạn tuyệt đối không được xoa bóp theo chiều từ trên xuống dưới và nhắc người massage không nên tác động lực quá mạnh.
3. Massage cơ đầu gối và cơ đùi
Để massage đầu gối cho bạn, kỹ thuật viên sẽ dùng những chuyển động tròn xoay xung quanh đầu gối. Sau đó họ yêu cầu bạn co gối lại để có thể tiến hành massage đùi. Việc massage đùi được tiến hành bằng những cú vuốt tương đối mạnh theo hướng từ đầu gối lên đến hông.
Những động tác vuốt dài này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng cho cơ đùi và hông của bạn. Đây là những bộ phận chịu nhiều áp lực từ ca sinh nở.
4. Massage bụng
Để massage bụng cho phụ nữ mới sinh, kỹ thuật viên massage sẽ tiến hành xoa bóp vùng bụng một cách nhẹ nhàng. Nếu nhận thấy lực xoa bóp tác động lên bụng mạnh hoặc bạn cảm thấy không thoải mái, hãy nói cho họ biết để điều chỉnh. Massage bụng sau sinh giúp cơ bụng săn chắc hơn nên có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Các kỹ thuật viên massage sẽ sử dụng lòng bàn tay và cạnh bàn tay của họ trong khi massage xoa bóp từ xương sườn xuống xương mu. Trong khoảng thời gian sau khi mới sinh, tử cung của bạn đang co bóp để tống xuất sản dịch ra ngoài. Do đó, việc massage vùng bụng rất hữu ích trong việc hỗ trợ tử cung đẩy sản dịch ra ngoài hiệu quả.
Ngoài ra, các kỹ thuật viên massage sẽ sử dụng lòng bàn tay của cả hai tay để xoa bóp theo chiều kim đồng hồ trên bụng của bạn. Động tác xoa bóp này có tác dụng giúp mọi thứ chuyển động dọc theo đường tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Một lưu ý là nếu bạn sinh con theo phương pháp mổ bắt con, bạn nên đợi cho vết mổ lành hẳn rồi mới tiến hành massage bụng. Và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa về thời điểm nào là tốt nhất để tiến hành massage. Bởi việc gây áp lực lên vùng bụng, gần với vết mổ sau sinh có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hại (nhiễm trùng vết mổ, nứt vết mổ…).
[embed-health-tool-ovulation]
5. Massage lưng
Trong khi bạn chuyển dạ sinh con, các cơ ở lưng dưới có thể bị căng rất nhiều. Việc massage lưng thường xuyên có thể giúp giảm đau cho vùng lưng và thư giãn.
Bạn phải nằm úp để các kỹ thuật viên massage lưng cho bạn. Một số phụ nữ sau sinh thích được massage lưng trước khi tiến hành xoa bóp tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Nếu sinh mổ, bạn có thể massage lưng trong tư thế ngồi để tránh gây đau cho vùng bụng. Ngoài ra, việc hai bầu vú đang căng sữa cũng có thể gây cản trở khi bạn nằm sấp nên bạn có thể đặt một chiếc gối mềm dưới ngực hoặc ngồi.
6. Massage làm dịu cơ bắp đau lưng
Việc massage sau sinh thực sự có thể giúp làm dịu bất kỳ điểm đau nào trên lưng. Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng chuyển động tròn đều để làm dịu những căng thẳng ở lưng. Việc hít thở sâu trong khi massage giúp bạn thư giãn nhiều hơn.
Trong những ngày đầu cho con bú, cơ vùng lưng của bạn có thể bị đau khá nhiều. Hãy cố gắng tìm một tư thế cho con bú phù hợp. Nếu cho con bú ở tư thế ngồi, bạn nên dùng 1 cái gối kê lưng và có thể đặt một chiếc gối khác dưới mông và lưng của bé. Điều này giúp bạn không phải cúi xuống trong khi cho bé bú, đồng thời bé cũng không phải rướn trong khi bú mẹ.
Bạn hãy đọc thêm bài viết Mách mẹ 4 cách cho con bú sữa mẹ qua từng tư thế để chọn được tư thế cho bé bú mẹ phù hợp.
7. Massage cơ vai và cổ
Sau khi sinh, cơ vai và cổ của bạn có thể bị đau do phải bế bé liên tục hoặc cho bé bú sai tư thế. Sự căng thẳng từ vai có thể tích tụ vào khu vực cổ và dẫn đến đau đầu.
Các kỹ thuật viên massage sẽ xoa bóp vai và cổ cho bạn trong khi bạn ngồi. Các kỹ thuật viên massage sẽ tiến hành xoa bóp hai vai của bạn để giảm căng thẳng. Họ cũng có thể sử dụng hai ngón tay cái của mình để day lên cổ bạn trong khi massage.
8. Xoa bóp cánh tay
Các kỹ thuật viên massage sẽ tiến hành xoa bóp cánh tay bạn một cách nhẹ nhàng theo hướng từ vai xuống bàn tay.
9. Xoa bóp các ngón tay
Sau khi xoa bóp cánh tay cho bạn, kỹ thuật viên massage sẽ tiến hành xoa bóp lòng bàn tay, ngón tay và khu vực giữa các ngón tay.
10. Massage đầu
Để massage đầu cho bạn, các kỹ thuật viên massage sẽ sử dụng các đầu ngón tay để day và xoa đầu của bạn theo hình tròn.
Bạn có thể không cần phải dùng dầu massage để massage đầu nhằm tránh tình trạng mái tóc có quá nhiều dầu.
11. Massage bầu ngực
Bạn đã nghe nói đến lợi ích của việc massage ngực sau sinh giúp thông tắc tia sữa và giảm nguy cơ viêm vú.
Khi massage ngực, kỹ thuật viên sẽ sử dụng lực tác động rất nhẹ nhàng vì các tác động mạnh có thể làm tắc các ống dẫn sữa. Lời khuyên của Hello Bacsi là bạn nên tự xoa bóp bầu ngực của mình. Vì đây là bộ phận khá nhạy cảm nên chỉ có bạn mới biết lực tác động như thế nào là vừa phải. Để tự massage ngực, bạn hãy bắt đầu ở nách với các chuyển động tròn nhẹ nhàng. Tiếp theo, bạn vuốt nhẹ khắp bầu vú và núm vú.
Việc massage ngực có thể khiến bầu vú tiết sữa, do đó bạn nên chuẩn bị khăn thấm sữa hoặc massage ngực trong khi tắm.
Sau khi hoàn tất quá trình massage, bạn nên đi tắm. Nếu có thể, bạn nên tắm bồn và tranh thủ chợp mắt sau khi tắm để cơ thể và tâm trí thực sự được thư giãn.
Từ khóa » Xoa Bụng Sau Sinh Mổ
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Massage Bụng Sau Sinh Giúp Giảm Mỡ Thừa
-
Phương Pháp Làm Co Tử Cung Sau Sinh Vô Cũng Dễ Dàng
-
PHỤC HỒI SAU KHI SINH MỔ | Thư Viện Sức Khỏe
-
Kiểm Soát Các Cơn đau Dạ Con Sau Sinh | Vinmec
-
Cách Xoa Bụng Sau Sinh Vừa đẩy Sản Dịch, Vừa Giảm Béo
-
Tuyệt Chiêu Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh Mổ Bằng Rượu Gừng - Monkey
-
Xoa Bóp Cho Bà Mẹ Sau Sinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh: 13 Cách Hiệu Quả Nên áp Dụng
-
Cách Massage Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh - Lấy Lại Vòng Eo - Wiki Bác Sĩ
-
Bí Quyết Giúp Mẹ Nhanh Phục Hồi Sau Sinh Mổ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh Mổ Tại Nhà Chỉ Sau 3 Tháng - MarryBaby
-
Táo Bón Sau Sinh Tại Sao Lại Nguy Hiểm? Khi Nào Mẹ Cần Gặp Bác Sĩ?
-
Giảm Mỡ Bụng Hiệu Quả Sau Sinh Mổ - Care With Love
-
Làm đẹp Sau Sinh Mổ Từ A – Z | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc