Khám Phá Tác Dụng Của Cây Mía Dò Với Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Giới thiệu về Cây Mía dò
- 2. Cây mía dò chữa bệnh gì?
- 3. Lưu ý khi sử dụng
- 4. Một số bài thuốc kinh nghiệm
Cây Mía dò (hay còn gọi là Cát lồi) là một loại cây được trồng làm cảnh khá nhiều nơi ở nước ta. Tuy vậy, không ít người vẫn còn chưa rõ về nhiều tác dụng của cây thuốc này. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu trên.
1. Giới thiệu về Cây Mía dò
Tên thường gọi: Mía dò, Cát lồi, Ðọt đắng, Đọt hoàng, Tậu chó
Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Sm.
Họ khoa học: thuộc họ Mía dò (Costaceae). Một số hệ thống phân loại trước đây xếp vào họ Gừng (Zingiberaceae), hiện nay thì tách chi Mía dò ra thành họ riêng.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Costi Speciosi
1.1. Mô tả toàn cây
Cây mía dò là cây thảo cao chừng 50 – 60cm, có thể lên tới 1m, có thân xốp. Thân rễ to phát triển thành củ nạc. Lá xòe ra hình mác, mọc so le, có bẹ. Lá non thường mọc thành một đường xoắn ốc, mặt dưới lá có lông mịn. Cuống lá ngắn. Cụm hoa moc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mang nhiều hoa màu trắng, có lá bắc màu đỏ xếp cặp đôi không đối xứng. Quả nang dài 13mm, chứa nhiều hạt đen nhẵn bóng.
Cây Mía dò1.2. Đặc điểm sinh trưởng, thu hái và chế biến
Cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á, ngoài ra cũng được đưa tới quần đảo Cook, Hawaii và Fiji. Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaysia, mọc hoang ở nhiều nơi trong các lùm bụi, trên các gò đất, chỗ đất ẩm mát. Loài này sinh trưởng bằng thân rễ, được phát tán bằng hạt nhờ chim chóc. Có thể trồng bằng đoạn thân, thân rễ, mầm của thân và hạt. Thu hoạch thân rễ vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhỏ, đồ chín và đem phơi khô.
Mía dò sau khi bào chế1.3. Thành phần hóa học, tác dụng dược lý
1.3.1. Thành phần hóa học
Diosgenin, diosgenone, dioscin, tigogenin, saponins, β-sitosterol, α-tocopherol, gracillin, Cycloartanol (25-en-cycloartenol và octacosanoic acid), costunolide, eremanthin
Các chất béo như: α-humulene, zerumbone, camphene, α-amyrin stearate, β-amyrin, costunolide và lupeol
1.3.2. Tác dụng dược lý của cây mía dò
Mía dò có hoạt tính kháng ở mức độ trung bình các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Staphylococcus epidermis, và Bacilus subtilis. Một số tác dụng của cây mía dò:
- Có hiệu quả kháng viêm, giảm đau và hạ sốt.
- Hỗ trợ điều trị viêm hầu họng, amiđan rất tốt với hiệu quả tương đương với kháng sinh sau ngày thứ 5 điều trị
- Hoạt tính chống ung thư nhờ điều hòa hướng lên các phân tử apoptosis tế bào như p53, p21, p27 và caspases. Đồng thời điều hòa hướng xuống các tác nhân chống apoptosis như Akt, Bcl2, NFκB, STAT3, JAK, MMPs, actin, surviving và vimentin.
- Làm giảm rõ rệt đường huyết và lipid máu trên chuột thực nghiệm, bên cạnh đó làm giảm cả chỉ số xơ vữa mạch máu.
1.4. Tác dụng của cây mía dò trong y học cổ truyền
Vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chấn dương. Rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.
2. Cây mía dò chữa bệnh gì?
Có thể được dùng trong điều trị viêm thận, thuỷ thũng, xơ gan, cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu, ho gà, tiểu buốt, tiểu gắt, cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.
Liều dùng: 3-10g (có thể dùng đến 8-16g sắc uống), hoặc nấu cao uống. Thân rễ được dùng ngoài trị bệnh mề đay, mụn nhọt sưng đau và viêm tai giữa. Có thể giã nhỏ đắp lên chỗ sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa.
Ở Ấn Ðộ, người ta còn dùng để trị rắn cắn. Có nơi nhân dân dùng cành lá tươi đem nướng, vắt lấy nước hoặc giã lấy nước chữa đau tai, đau mắt.
3. Lưu ý khi sử dụng
Dùng quá liều Mía dò tươi có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chóng mặt, đau bụng, nôn mửa. Do đó chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
4. Một số bài thuốc kinh nghiệm
4.1. Điều trị cổ trướng do xơ gan
Sử dụng 10g Mía dò phơi khô, hạt Dành dành (Chi tử), lá Bồ công anh, mỗi vị 10g, Nhân trần 15g, sắc với 4 bát nước đến còn 1.5 bát thì được. Chia thành 2 lần dùng uống với buổi sáng và buổi tối, trước bữa ăn khoảng 15 phút.
4.2. Chữa viêm gan do virus
Dùng 12g Mía dò, 20g Nhân trần, Chi tử, Xà tiền tử, Thổ phục linh, Bồ công anh, Sâm bố chính, mỗi vị 12g, Mạch môn 10g, Cam thảo đất 6g, Thủy xương bồ 8g. Mang các vị thuốc sắc uống mỗi ngày một thang.
4.3. Điều trị tiểu gắt tiểu buốt, nước tiểu màu vàng
Dùng Mía dò, Mã đề, Bồ công anh, Rau má, Râu ngô, Cam thảo dây, rễ Cỏ tranh, mỗi vị 10g, sắc thành nước, dùng uống 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi ngày uống một thang.
4.4. Chữa tai đau nhức, viêm tai mạn tính
Sử dụng ngọn cây Mía dò tươi, rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai. Để yên 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.
Mía dò là một vị thuốc có hoạt tính tiềm năng chống ung thư và nhiều tác dụng tuyệt vời khác như giảm đau, hạ sốt, kháng viêm và kháng sinh. Tuy nhiên bạn đọc không nên tự ý sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn. Hi vọng với bài viết trên có thể cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về tác dụng đặc biệt của loại dược liệu này.
Từ khóa » Cây Mía Bách Giải Chữa Bệnh Gì
-
Cây Mía Bách Giải Chữa Bệnh Gì, Cây Mía Đỏ Làm Thuốc
-
14 Bài Thuốc Chữa Bệnh Tuyệt Vời Từ Cây Mía
-
Cây Bách Giải: Mô Tá, Tính Vị, Cách Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Mía Bách Giải, Nấu Cao Tăng Cân Cho Người Gầy - YouTube
-
Mía Bách Giải Chữa Bách Bệnh - YouTube
-
Tác Dụng Của Cây Mía Bách Giải Archives
-
Cây Bách Giải Với Tác Dụng Của Cây Bách Giải Và Cách Dùng điều Trị ...
-
Chữa Bách Bệnh Nhờ Cây Mía - Dân Sinh
-
Công Dụng Của Cây Mía
-
Cây Bách Giải Là Cây Gì, Vì Sao Lại được Tôn Sùng Là Thần Dược ?
-
Lá Mía Bách Giải 1kg | Shopee Việt Nam
-
Mất Ngủ, ăn Uống Không Ngon Sẽ Hết Ngay Nhờ Nắm Lá Cây Trong ...