Khám Phá Tác Dụng Của Cỏ Lúa Mì - 'vua Thực Phẩm Kiềm' Quý Giá

Mục lục
  1. Cỏ lúa mì là gì?
  2. 12 tác dụng của cỏ lúa mì đối với sức khỏe
    1. Tác dụng của cỏ lúa mì giải độc gan, thanh lọc cơ thể
    2. Kiểm soát đường huyết
    3. Điều trị thiếu máu
    4. Ngăn ngừa ung thư
    5. Cải thiện táo bón
    6. Tăng cường sức đề kháng
    7. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
    8. Điều hòa huyết áp
    9. Tác dụng của cỏ lúa mì hỗ trợ giảm cân 
    10. Phục hồi vết thương
    11. Làm đẹp da, chống lão hóa
    12. Khử mùi cơ thể
  3. Hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì tại nhà
    1. Ngâm hạt giống
    2. Ủ hạt
    3. Gieo hạt giống
    4. Tưới và thu hoạch
  4. Cỏ lúa mì dùng để làm gì?
    1. Nước ép cỏ lúa mì
    2. Bột cỏ lúa mì
  5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng cỏ lúa mì
    1. Uống cỏ lúa mì bao nhiêu là tốt?
    2. Ai không nên uống cỏ lúa mì?
  6. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lúa mì

“Trào lưu” trồng và sử dụng cỏ lúa mì dù mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng thời gian khá ngắn nhưng thực sự đã “lấy lòng” được khá nhiều gia đình. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu thêm về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng cũng như tác dụng của cỏ lúa mì ngay sau đây nhé!

1. Cỏ lúa mì là gì?

Cỏ lúa mì (tiểu mạch thảo, cỏ mạch hoặc mầm lúa mì) là phần thân và rễ của cây lúa mì non, được thu hái sau khi gieo trồng khoảng 8 - 12 ngày nên thoạt nhìn sẽ thấy khá giống với cây mạ non. Lúa mì thuộc loại cây ưa nắng và khí hậu ấm áp, rất dễ sinh trưởng nên phần lớn các gia đình thường tự tìm mua hạt giống để trồng tại nhà.

kham-pha-tac-dung-cua-co-lua-mi-vua-thuc-pham-kiem-quy-gia-voh-0
Cỏ lúa mì là cây lúa mì non mới phát triển được khoảng 8 - 12 ngày (Nguồn: Internet)

2. 12 tác dụng của cỏ lúa mì đối với sức khỏe

Vốn là những lá mầm non mới nhú nên có thể nói cỏ lúa mì “hội tụ” nguồn chất dinh dưỡng cực kì dồi dào và phong phú, trong đó phải kể tới các amino acid, vitamin cùng các khoáng chất quan trọng. Nếu biết tận dụng cỏ lúa mì khoa học, hợp lý, chúng ta sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như:

2.1 Tác dụng của cỏ lúa mì giải độc gan, thanh lọc cơ thể

Nhờ được thu hái ở giai đoạn non và xanh mướt nhất, hàm lượng chất diệp lục trong cỏ lúa mì đạt mức tương đối cao. Dưỡng chất này được xem như một “trợ thủ” đắc lực của các tế bào gan, hỗ trợ bài tiết độc tố và thanh lọc cơ thể hữu hiệu.

2.2 Kiểm soát đường huyết

Tác dụng của cỏ lúa mì thực sự tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất xơ trong cỏ lúa mì giúp kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng kháng insulin.

Ngoài ra, hàm lượng magie cao trong cỏ lúa mì còn đảm nhiệm vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa sự phát triển đến giai đoạn 2 của bệnh tiểu đường, từ đây hạn chế nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Xem thêm: Gợi ý về chế độ ăn và thực đơn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

2.3 Điều trị thiếu máu

Người bệnh thiếu máu nên bổ sung cỏ lúa mì vào thực đơn hằng ngày. Điều này là bởi chất diệp lục trong loại cỏ này có tác dụng xây dựng lại các mạch máu. Bên cạnh đó, các hàm lượng chất khác như sắt, axit folic, đồng, kali trong cỏ lúa mì đều tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu khỏe mạnh. 

2.4 Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy, cỏ lúa mì là nguồn thực phẩm tạo ra môi trường kiềm nhằm ức chế hoạt động của các gốc tự do. Đặc biệt, hấp thu thêm các enzym và axit amin khác từ cỏ lúa mì sẽ giúp ngăn các tế bào ung thư nhân lên và lây lan.

kham-pha-tac-dung-cua-co-lua-mi-vua-thuc-pham-kiem-quy-gia-voh-1
Cỏ lúa mì được mệnh danh là "vua thực phẩm kiềm", hỗ trợ phòng chống ung thư hiệu quả (Nguồn: Internet)

2.5 Cải thiện táo bón

Nguồn chất xơ dồi dào trong cỏ lúa mì giúp trị táo bón, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Cùng với đó, các enzyme từ cỏ lúa mì có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và đào thải các chất thải một cách nhanh chóng. 

Xem thêm: Áp dụng cách này, chứng táo bón sẽ tự ‘rời xa’ bạn ngay mà không cần phải ‘đuổi’

2.6 Tăng cường sức đề kháng

Theo phân tích dinh dưỡng, có tới hơn 17 amino acid khác nhau được tìm thấy trong cỏ lúa mì, chúng đều rất cần thiết cho việc hình thành protein. Khi cơ thể sản sinh đủ lượng protein, hoạt động tái cấu trúc tế bào và vận chuyển dưỡng chất sẽ diễn ra trơn tru, đảm bảo duy trì sự sống cũng như củng cố mạnh mẽ hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2.7 Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Cỏ lúa mì được đánh giá là một “diệu dược” dành cho người bệnh đang điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Theo đó, những khoáng chất quan trọng như magie, canxi hay vi chất đồng do cỏ lúa mì cung cấp sẽ trực tiếp tham gia tái tạo tế bào xương mới, tăng kết nối giữa các khớp xương, xoa dịu cơn đau, sưng và cứng khớp.

Xem thêm: Những thói quen ‘tàn phá’ xương khớp bạn trước khi về già

2.8 Điều hòa huyết áp

Không chỉ tham gia ổn định tốc độ chuyển hóa đường glucose vào máu, khoáng chất magie còn có đặc tính làm mạch máu trở nên “mềm mại” hơn. Từ đây đảm bảo dòng luân chuyển máu không bị tắc nghẽn, đưa máu đi nuôi các tế bào và điều hòa huyết áp ở mức an toàn.

2.9 Tác dụng của cỏ lúa mì hỗ trợ giảm cân 

Không có chất béo, ít calo nhưng giàu chất dinh dưỡng, cỏ lúa mì quả thực là sản phẩm bổ sung tuyệt vời cho người giảm cân. Cỏ lúa mì giúp cung cấp năng lượng, đẩy lùi mệt mỏi, tạo cảm giác no lâu. Hơn nữa, 90 loại enzym trong cỏ lúa mì còn giúp thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo. 

Xem thêm: 13 công thức nước uống giảm cân, ‘đốt’ mỡ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà

2.10 Phục hồi vết thương

Nhờ vào chất diệp lục, tác dụng của cỏ lúa mì còn giúp phục hồi vết thương, vết loét cho người bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Ngoài ra, cỏ lúa mì còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ lên da non, làm khô vết thương và lành sớm.

2.11 Làm đẹp da, chống lão hóa

Nước ép cỏ lúa mì có tác dụng chữa mụn trứng cá, loại bỏ vết sẹo, giúp da sáng khỏe từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như dị ứng, gở lẻ, ngộ độc da, bệnh chàm (eczema) hay các vết côn trùng cắn. 

kham-pha-tac-dung-cua-co-lua-mi-vua-thuc-pham-kiem-quy-gia-voh-2
Dưỡng chất từ cỏ lúa mì giúp ngăn ngừa lão hóa làn da (Nguồn: Internet)

2.12 Khử mùi cơ thể

Ngoài việc khử trùng vết thương, sử dụng cỏ lúa mì để khử mùi hôi cơ thể cũng khá hiệu quả. Chất diệp lục trong cỏ lúa mì có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn, bất hoạt khả năng gây mùi khó chịu của chúng.

Xem thêm: Không còn lo lắng về mùi cơ thể nếu bạn áp dụng 7 cách hiệu quả này!

3. Hướng dẫn cách trồng cỏ lúa mì tại nhà

Công đoạn trồng cỏ lúa mì khá đơn giản, dễ dàng tự thực hiện ngay tại nhà. Cụ thể, bạn hãy áp dụng theo các hướng dưỡng sau để thu hái thành công loại cỏ giàu dinh dưỡng này:

3.1 Ngâm hạt giống

Đầu tiên, rửa sạch hạt bằng cách chà xát nhẹ tay, sau đó ngâm trong nước ấm hoặc nước lạnh đều được (nước ấm khoảng 40 độ C từ 6-8 giờ, nước lạnh thì từ 8-12 giờ). Tuyệt đối không ngâm quá 12 tiếng và lượng nước gấp đôi lượng hạt vì hạt sẽ nở ra.

3.2 Ủ hạt

Đổ hạt ra rổ để ráo nước, sau đó phủ một lớn giấy ăn hoặc khăn ướt lên hạt rồi đặt rổ hạt ở nơi tối để hạt mau nảy mầm. Hằng ngày tưới từ 2 - 3 lần. 

3.3 Gieo hạt giống

Trải giấy xuống khay, dùng bình tưới phun ướt, rải hạt vào khay thật đều và khít nhau. Sau đó, dùng bình phun tưới lại một lần nữa và phủ một lớp giấy báo hoặc vải đen lên trên.  

3.4 Tưới và thu hoạch

Hằng ngày tưới từ 2 - 3 lần, tránh để cây ngập úng. Sau 6-15 ngày là có thể thu hoạch.

4. Cỏ lúa mì dùng để làm gì?

Sau khi thu hái cỏ lúa mì, bạn có thể sử dụng trực tiếp bằng cách pha nước ép cỏ lúa mì hoặc đem phơi khô để làm bột cỏ lúa mì. Tùy theo mục đích và nhu cầu, hãy tham khảo phương pháp thực hiện cụ thể dưới đây:

4.1 Nước ép cỏ lúa mì

kham-pha-tac-dung-cua-co-lua-mi-vua-thuc-pham-kiem-quy-gia-voh-3
Nước ép cỏ lúa mì thanh mát, ngọt thơm (Nguồn: Internet)

Giống như một loại rau mầm xanh mát và ngọt thanh, cỏ lúa mì đang dần được tận dụng phổ biến để pha chế các món nước ép mát lành, bổ dưỡng. Lúc này, làm nước ép cỏ lúa mì nguyên chất hay kết hợp thêm với một số loại rau củ như cần tây, dưa leo, cà rốt, táo hay dứa (thơm) đều mang tới cho bạn một thức uống tuyệt hảo đấy!

Xem thêm: Điểm qua 9 cách làm nước ép cỏ lúa mì để 'nâng cấp' sức khỏe tốt hơn

4.2 Bột cỏ lúa mì

Bột cỏ lúa mì được bày bán khá rộng rãi và rất dễ dàng để tìm mua được, song nếu bạn tự canh trồng cỏ lúa mì thì cũng có thể bắt tay làm bột cỏ lúa mì ngay tại nhà. Hãy cắt hái cỏ lúa mì, đem phơi khô dưới nắng hoặc sấy khô rồi giã nhuyễn thành bột. Sau đó bạn sẽ pha bột cỏ lúa mì với nước ấm, thêm chút sữa và thưởng thức.

5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng cỏ lúa mì

Tác dụng của cỏ lúa mì với sức khỏe được đánh giá khá cao nhưng nếu bạn dùng sai cách thì nó có thể dẫn đến tác hại không mong muốn. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng cỏ lúa mì cần chú ý một số khuyến cáo an toàn sau:

5.1 Uống cỏ lúa mì bao nhiêu là tốt?

Để cơ thể dần dần làm quen với cỏ lúa mì, bạn chỉ nên dùng tối đa 30ml nguyên chất hoặc có thể pha loãng thành 100ml để uống. Ngoài ra, nếu là lần đầu uống cỏ lúa mì, hãy nhấm nhát từng chút một, bởi việc đột ngột nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất từ cỏ lúa mì sẽ dẫn tới tình trạng nôn ói, choáng váng giống như say xe.

Cùng với đó, tốt nhất hãy dùng hết nước ép hay bột cỏ lúa mì trong vòng 30 phút – 1 tiếng kể từ khi pha chế, tuyệt đối không tích trữ qua đêm.

Xem thêm: 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị ngộ độc thực phẩm, nhận biết sớm để tự xử lý an toàn tại nhà

5.2 Ai không nên uống cỏ lúa mì?

Dù là một “kho tàng” dưỡng chất quý giá và giúp cải thiện khá nhiều vấn đề sức khỏe nhưng trên thực tế không phải ai cũng có thể sử dụng cỏ lúa mì. Nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau, lời khuyên là nên hạn chế bổ sung loại cỏ này vào thực đơn hàng ngày:

  • Người nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng với gluten.
  • Phụ nữ mang thai (nhất là thời kì tam cá nguyệt thứ nhất) cần cân nhắc trước khi dùng cỏ lúa mì vì loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 
  • Trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.

6. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lúa mì 

Trong 100g cỏ lúa mì có chứa các thành phần dinh dưỡng sau đây:

  • Nước: 48g
  • Năng lượng: 200 calo
  • Tinh bột: 43g
  • Chất xơ: 1g
  • Chất béo: 1.25g
  • Chất đạm: 7.5g
  • Natri: 15 mg
  • Phốt pho: 201 mg
  • Sắt: 2.15 mg
  • Kẽm: 1.66 mg
  • Kali: 170 mg
  • Magie: 81 mg
  • Canxi: 30 mg
  • Vitamin B1: 0.224 mg
  • Vitamin B2: 0.156 mg
  • Vitamin B6: 0.266 mg
  • Vitamin C: 2.5 mg

Cỏ lúa mì chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như mang đến nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể thêm loại thực phẩm này vào danh sách thức uống để bổ sung thêm các khoáng chất và vitamin cần thiết nhưng cũng đừng quên thực hiện đúng các khuyến cáo an toàn trên đây nhé!

Từ khóa » Tác Dụng Của Mạ Lúa Mì