Khám Phá “Thăng Long Tứ Trấn” - Biểu Tượng Của Mảnh đất Ngàn ...
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Thụy Mộc Nhiên
17 Oct 2021 - 19 min read
Khám phá “Thăng Long Tứ Trấn” - biểu tượng của mảnh đất ngàn năm Văn hiến Hà NộiHà Nội là mảnh đất ngàn năm Văn hiến với bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, trong đó người ta không thể không nhắc tới “Thăng Long Tứ Trấn” - nét độc đáo về tâm linh chốn Kinh kỳ đồng thời là biểu tượng vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, là nơi ta có quyền tự hào về lịch sử cha ông ta thời xưa.
Đèn lồng hoa sen vàng
Thăng Long Tứ Trấn bao gồm: Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch trên mảnh đất Thăng Long để ngày đêm bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay luôn được yên bình. Mỗi ngôi đền lại mang ý nghĩa và những nét đặc trưng riêng. Nơi đây không chỉ là những di tích lịch sử mà nơi đây còn là biểu tượng của đời sống tâm linh và văn hoá của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng.
1. Đền Bạch Mã - Trấn TâyĐược xây dựng từ năm 866, nằm trong khu phố cổ ở địa chỉ số 76 Hàng Buồm, đền Bạch Mã là một ngôi đền cổ kính, linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Bạch Mã là trấn giữ phía Đông Thăng Long, được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tương truyền khi vua Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La vào năm Canh Tuất 1010 định xây thành mới nhưng lần nào thành cũng bị lở, vua bèn sai người đến cầu đảo thì thấy có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, ngựa trắng đi đến đâu để lại vết chân đến đó, sau đó thì quay trở lại vào trong đền.
Đền Bạch Mã là một điểm nhấn bức tranh phố cổ Hà Nội
Hình ảnh ngựa trắng được thờ bên trong đền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất linh thiêng của ngôi đền, được dân chúng bao đời tôn sùng, kính phục. Bên trong đền còn là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị cùng nhiều kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hình ảnh 15 tấm văn bia ghi lại những điển tích, thần thoại trong việc xây dựng đền, những nghi lễ cúng thần và các lần trùng tu tôn tạo lại đền rất chi tiết. Ngoài là một di tích lịch sử, Đền Bạch Mã còn là một điểm đến linh thiêng để cầu thần diệt trừ tai ác, bệnh tật trong Thăng Long tứ trấn.
Biển hiệu “Đền Bạch Mã”
Đền nằm giữa con phố nhộn nhịp
Giờ mở cửa của đền
Hàng đèn lồng đỏ phía bên ngoài
Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe đúng kiểu thời nhà Nguyễn được tô đậm. Khi đi lễ tại đền Bạch Mã, bạn nên lưu ý đi theo thứ tự sau: Tam Quan, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiêu Hương, Cung cấm( trong cung cấm là nơi thờ tượng thần Bạch Mã)
Ngôi đền linh thiêng giữa lòng phố Cổ
Lối kiến trúc thời nhà Nguyễn
Đền Bạch Mã không chỉ là ngôi đền thờ vị thần trấn giữ phía Đông kinh thành Thăng Long mà còn là nơi ghi dấu lại nét đặc trưng của phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với quy mô kiến trúc khá lớn, quay theo hướng Nam, được bố trí hết sức hài hòa với nghi môn, phương đình, đại bái, cung cấm, thiêu hương, nhà hội đồng ở phía sau. Lối kiến trúc tỉ mỉ, logic của thời xưa thật đáng khâm phục phải không?
Đền có diện tích hơn 500m2
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng đền vẫn được gìn giữ khá tốt
Đền Bạch Mã mở cửa 8h-11h và từ 14h-17h hàng ngày nhé các bạn. Vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, đền mở cửa lâu hơn để mọi người đến làm lễ, cầu bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Một lưu ý nhỏ cho các bạn là đền không mở cửa vào thứ Hai. Và vào ngày lễ hội 12-13/2 âm lịch hàng năm, đền thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan và xem hội. Các bạn nhớ đến sớm để không bỏ lỡ bất kì một nghi thức linh thiêng và đặc sắc nào của đền nhé.
2. Đền Voi Phục - Trấn ĐôngNằm giữa những tán cây cổ thụ, sừng sững, uy nghi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thuộc địa phận phường Cầu Giấy, Ba Đình, nằm bên công viên Thủ Lệ, đền Voi Phục được biết đến là một trong “Tứ trấn Hà Nội”. Đền Voi Phục (hay còn gọi là đền Thủ Lệ) là nơi thờ Linh Lang đại Vương. Ngôi đền ngoài những ý nghĩa trấn yểm, bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa luôn được bình yên, đền còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau xuyên suốt dòng chảy văn hóa lịch sử và đã trở thành vẻ đẹp của Hà Nội cần được giữ gìn và bảo tồn.
Ngôi đền thiêng trấn phía Tây kinh thành Thăng Long
Đền Voi Phục thờ thần Linh Lang
Trải qua biết bao biến cố và chiến tranh, đặc biệt là sau khi bị thực dân Pháp phá huỷ, đền Voi Phục đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa và đến ngày nay đã trở nên khang trang hơn, tuy có nhiều thay đổi so với ban đầu. Cửa đền có đắp hai tượng voi quỳ, chính vì vậy nên nhân dân gọi di tích này là đền Voi Phục. Lễ hội đền Voi Phục diễn ra vào ngày 9-10/2 âm lịch hàng năm với rất nhiều hoạt động sôi nổi và đậm chất văn hóa: lễ rước kiệu, lễ tế, múa rồng, múa lân, dâng hương, đấu cờ, đập niêu, chọi gà, biểu diễn văn nghệ...
Lễ hội chuẩn bị diễn ra
Theo quan niệm của người Việt xưa, rồng là con vật gắn liền với thực tại, đem lại mưa thuận gió hòa, đem lại sự màu mỡ, phì nhiêu cho đất đai. Những chi tiết chạm khắc hình rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh thời đại. Đền có rất nhiều những chi tiết chạm khắc hình rồng cùng các họa tiết trang trí hoa lá tỉ mỉ trong khung cảnh vô cùng yên tĩnh và thanh bình. Đền không chỉ có vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc mà còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng trong bản sắc văn hoá độc đáo của dân tộc. Trong khuôn viên đền có 1 cái giếng vuông mang ý nghĩa tụ thủy tụ phúc, là huyệt long mạch, mà ai dùng nước ấy sẽ gột rửa cõi lòng. Tết đến xuân về, nước giếng đền không chỉ dùng pha trà, đồ xôi mà còn để lễ tế thần linh.
Chi tiết khắc chạm hình rồng
Một chi tiết hình rồng khác
Kiến trúc cổ kính của đền
Giếng đền
Từ chùa nhìn ra cầu Thủ Lệ
Vào những buổi chiều khi nắng chiều đã tắt, đứng từ khuôn viên đền nhìn ra, bạn sẽ thấy cầu Thủ Lệ soi bóng hồ xanh trong, những cây muỗng to nhiều người ôm không xuể. Cùng hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn cảnh quan đẹp đẽ, bình yên thì còn gì bằng! Những buổi chiều, các cụ già lại tụ họp trong khuôn viên đền để chơi cờ.Chơi cờ vừa để thư giãn, vừa rèn tính người. Những trò chơi bổ ích và lành mạnh vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Hàng cây cổ thụ
Các cụ chơi cờ ở khuôn viên bên ngoài
Câu cá ở hồ Thủ Lệ
3. Đền Kim Liên - Trấn NamĐình Kim Liên (còn gọi là đền Cao Sơn), là trấn phía nam của kinh thành Thăng Long. Đình Kim Liên vốn ban đầu là ngôi đền thờ Thần Cao Sơn – theo tín ngưỡng dân gian, đây là một người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, sau theo mẹ lên núi có công trong việc trấn giữ xua đuổi tà ma cho dân chúng phía Nam thành Thăng Long. Mọi người đến Trấn phía Nam trong Tứ Trấn Thăng Long này để cầu mọi việc xuôi chèo mát mái, mã đáo thành công.
Đền Kim Liên là ngôi đền linh thiêng trấn giữ ở phía Nam
Một mặt của đình
Khi vào đình Kim Liên trấn phía Nam của Thăng Long Tứ Trấn, bạn nên lưu ý đến thự tự dâng hương trong đình đó là: Từ nghi môn, Đại bái (đình ngoài và trung đình) cuối là Hậu cung (gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương bạn cũng có thể dâng hương trước).
Mọi người đến đây để cầu mọi việc xuôi chèo mát mái, mã đáo thành công
Khuôn viên của chùa Kim Liên
Đền được xây dựng trên một gò đất cao ở phía Đông, cổng đền hướng về phía Tây, bước từ sân lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai con sấu đá có niên đại từ thời nhà Lê, tam quan được xây giống kiểu nhà hoàn chỉnh có bốn cột trụ ở bốn góc tường. Kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ. Đền Kim Liên hiện còn lưu giữ được tấm bia đá cổ được dựng từ năm 1772 khắc thần tích và bài minh ca ngợi Thần được soạn từ năm 1510 cùng 39 đạo sắc phong của các triều đại.
Đây là nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương
Tiểu cảnh bằng đá
Chùa mang lối kiến trúc cổ kính
Bàn ghế đá ngồi nghỉ chân
Lối vào sân sau
Cây khế cổ thụ
Bác ngồi ghi sớ
Sân chùa trồng rất nhiều cây
Nơi thờ tự
Chậu lan bên tường
Cây mít trong sân chùa
Hoa súng thanh khiết
Chỗ gửi xe
4. Đền Quán Thánh - Trấn BắcĐền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán, được tạo dựng từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc, quản về mây mưa gió. Đền tọa lạc bên ngã ba đường Thanh Niên – Quán Thánh. Ngôi đền này thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Trong đền còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân khi đánh lên đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Nơi thờ thánh Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc
Là một ngôi đền với lối kiến trúc khá độc đáo, hàng năm Quán Thánh thu hút rất đông đảo người dân đến tham quan, ngay ở cổng đền thờ hai con voi ở hai bên, trong đền có thờ một pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ cao lớn. Kiến trúc trong đền có giá trị nghệ thuật cao với những mảnh chạm khắc trên gỗ vô cùng độc đáo trong một không gian bố cục hài hoà.
Bên ngoài đền nhìn vào
Bạn cùng nên lưu ý thứ tự lễ trong đền: Trước nhất là lễ ở Cổng Tam Quan → bái đường nơi đặt tượng Trấn Vũ → hậu cung. Theo nhiều người, dịp đầu năm người dân thường đến đền để cầu mong hóa giải, trừ tà ma, xua đuổi những điềm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Dân gian tin rằng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ rất thiêng nên cứ hễ đầu năm du xuân hay là rằm mùng 1 thì mọi người phải chờ nhau xếp hàng để xoa bằng được chân tượng thần bằng đồng đen được dựng ở đền để lấy may mắn bình an.
Đền Quán Thánh tọa lạc ở một địa thế rất đẹp
Quả chuông đồng trên gác tam quan
Ngôi đền với lối kiến trúc khá độc đáo
Khuôn viên mát mẻ và cổ kính
Nổi bật nhất trong đền là tượng Trấn Vũ uy nghiêm được đúc bằng đồng đen với chiều cao gần 4m và nặng khoảng 4 tấn. Tượng Trấn Vũ đã thể hiện nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng độc đáo cũng như khẳng định sự tài hoa và khéo léo của những nghệ nhân Hà thành cách đây ba thế kỷ.
Tượng Trấn Vũ uy nghiêm
Những nét kiến trúc nhà cổ xưa vẫn được duy trì và bảo tồn đến ngày nay
Lời khuyên dành cho bạnTuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Tiền Đường, tức là nơi thờ tự chính của ngôi đền.Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.Đi các đền có thể chuẩn bị tiền giấy âm phủ và hương. Tiền “giọt dầu” hãy để vào hòm công đức, không đặt lên tay các thần.Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.“Tứ trấn Hà Nội” không chỉ là những di tích lịch sử ghi dấu lại một thời kỳ lịch sử oai hùng của cả dân tộc mà dường như nơi đây đã trở thành biểu tượng không thể thiếu cho sức sống của Hà Nội, cho đời sống văn hóa và tâm linh người Việt. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng giá trị của “Tứ trấn” vẫn còn vẹn nguyên. Tuy mỗi đền thờ một vị thần khác nhau, mang những nét kiến trúc độc đáo, riêng biệt nhưng bốn ngôi đền đều đã trở thành một phần không thể thiếu của nét văn hóa đất Hà Thành, “Tứ trấn” vẫn ngày đêm trấn giữ để bảo vệ cho kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay ngày càng yên bình, phồn vinh.
Tác giả: Dương Hải Ly*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal
Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại: https://www.traveloka.com/vi-vn/golocal
Khách sạnVé máy bayThings to DoLuôn biết thông tin mới nhấtĐăng ký nhận bản tin của chúng tôi để biết thêm các khuyến nghị về du lịch và phong cách sống cũng như các chương trình khuyến mãi thú vị.Đăng kýĐăng kýHợp tác với TravelokaĐối tác thanh toán
Về Traveloka
- Cách đặt chỗ
- Liên hệ chúng tôi
- Trợ giúp
- Tuyển dụng
- Về chúng tôi
Theo dõi chúng tôi trên
- TikTok
- Youtube
- Telegram
Sản phẩm
- Khách sạn
- Vé máy bay
- Vé xe khách
- Đưa đón sân bay
- Cho thuê xe
- Xperience
- Du thuyền
- Biệt thự
- Căn hộ
Khác
- Traveloka Affiliate
- Traveloka Blog
- Chính Sách Quyền Riêng
- Điều khoản & Điều kiện
- Quy chế hoạt động
- Đăng ký nơi nghỉ của bạn
- Đăng ký doanh nghiệp hoạt động du lịch của bạn
- Khu vực báo chí
- Vulnerability Disclosure Program
Tải ứng dụng Traveloka
Công ty TNHH Traveloka Việt Nam. Mã số DN: 0313581779. Tòa nhà An Phú, 117-119 Lý Chính Thắng, P. 7, Q. 3, TPHCMCopyright © 2024 Traveloka. All rights reservedTừ khóa » Bốn đền Tứ Trấn Hà Nội
-
Thăng Long Tứ Trấn - 4 Ngôi đền Linh Thiêng Bậc Nhất Chốn Kinh Kỳ
-
Chuyện ít Biết Về 4 Ngôi đền Thiêng được Xem Là 'Tứ Trấn Thăng Long'
-
Thăng Long Tứ Trấn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tứ Trấn Hà Nội - Nét Văn Hóa Lịch Sử đặc Sắc
-
Tứ Trấn Hà Nội Gồm Những đền Nào? Thứ Tự đi Tứ Trấn
-
Thăng Long Tứ Trấn: Bốn Ngôi đền Thiêng ở Hoàng Thành Thăng Long
-
"Thăng Long Tứ Trấn" Có 4 Ngôi đền Thiêng Bậc Nhất Chốn Kinh Kỳ
-
Thăng Long Tứ Trấn–bốn Ngôi đền Thiêng Của Hà Nội được Xếp Hạng ...
-
Một Trong 4 Ngôi Đền Của "Tứ Trấn Thăng Long" - Hà Nội - Tripadvisor
-
Thăm “Tứ Trấn Thăng Long” - Dấu ấn Tâm Linh Việt | VOV.VN
-
Nét Văn Hóa Lịch Sử đặc Sắc Của 4 Ngôi đền Thiêng Thăng Long Tứ Trấn
-
Quận Hoàn Kiếm đón Nhận Bằng Xếp Hạng Di Tích Quốc Gia đặc Biệt ...