Khám Phá Thành Phần Chứa Trong Vỏ Nang Mềm

Nhìn thấy nhiều, dùng nhiều viên nang mềm bạn đã bao giờ thắc mắc vỏ nang mềm làm bằng chất gì, có độc cho cơ thể không chưa?

Tham khảo bài viết của Hadupharma để khám phá thành phần chứa trong vỏ nang mềm nhé!

Vỏ viên nang mềm

Viên nang mềm được hai dược sĩ người Pháp là Mothes và Du Blanc sáng chế vào năm 1834. Do có nhiều ưu điểm, thuốc viên nang ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Vỏ nang mềm là một trong những thành phần chính cấu tạo lên viên nang mềm, vỏ viên nang mềm có các thành phần chủ yếu gồm:

Gelatin

Gelatin chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dung dịch vỏ nang mềm (khoảng 40-50%) Gelatin là sản phẩm thu được bằng cách thủy phân không hoàn toàn collagen trong da, gân, xương của động vật. Tùy tác nhân thủy phân sử dụng mà có hai loại gelatin khác nhau, đều được sử dụng để làm vỏ viên nang mềm. Dùng tác nhân thủy phân là acid thu được gelatin loại A (điểm đẳng điện khoảng 7-9), nếu thủy phân bằng kiềm thì thu được gelatin B (điểm đẳng điện là 4,7 – 5,3).

Gelatin được sử dụng làm vỏ nang mềm rất thuận lợi vì nhiều ưu điểm như:

  • Không có độc tính
  • Dễ tan trong đường tiêu hóa
  • Dễ tạo được màng phim bền
  • Gel hóa ở nhiệt độ phòng

Gelatin có thể tan trong nước và gel hóa ở nhiệt độ phòng, đây là một ưu điểm lớn khi sử dụng làm vỏ nang. Đối với dung dịch gelatin, chỉ cẩn thay đổi nhiệt độ trong một khoảng nhỏ, gelatin sẽ chuyển sang dạng gel, vì vậy dễ dàng và thuận lợi tạo màng phim.Trong khi đó, với những nguyên liệu tạo phim khác, để tạo màng cần phải thay đổi nhiệt độ trong khoảng lớn, hoặc phải dung môi hữu cơ để hòa tan.

Hai đặc tính quan trọng của gelatin quyết định khả năng tạo màng là: độ bền và độ nhớt của gel

Cấu tạo vỏ nang mềm

Chất hóa dẻo

- Chất hóa dẻo sử dụng với tỷ lệ từ 20 - 30% trỏng vỏ nang ướt

- Tỷ lệ chất hoá dẻo quyết định độ cứng của vỏ nang.

- Các chất hóa dẻo thường dùng là glycerin; propylen glycol, sorbitol,…

- Ngoài vai trò làm cho vỏ nang mềm dẻo, chất hoá dẻo còn có ảnh hưởng đến độ hoà tan, độ ổn định vật lý, hoá học của vỏ nang.

Nước

Nước thường chiếm tỷ lệ từ 30 – 40% trong công thức của dung dịch vỏ nang ướt,

tỷ lệ nước cần dùng phụ thuộc vào độ nhớt của gelatin được sử dụng. Sau khi đóng nang, lượng nước thừa trong vỏ nang được loại nhờ quá trình làm khô đến khi độ ẩm của vỏ nang còn lại khoảng 6-10%.

Chất màu

Chất màu được thêm vào dung dịch vỏ nang mềm với vai trò tạo màu đặc trưng cho viên, thường sử dụng các chất màu tan hoặc màu lake không tan. Có thể sử dụng một loại hoặc kết hợp nhiều loại màu để tạo viên nang có màu sắc mong muốn, theo nguyên tắc màu vỏ nang giống hoặc màu đậm hơn màu của dịch nhân.

Ngoài ra có thể có một số tá dược khác như:

- Chất cản quang (titan dioxyd khoảng 0,05%).

- Các chất tạo mùi (ethyl vanilin), chất bảo quản (các paraben) với tỷ lệ thích hợp.

Các chất cấu tạo lên vỏ nang đã được nghiên cứu lựa chọn chặt chẽ đảm bảo an toàn, không gây độc cho cơ thể và không tương tác gây ảnh hưởng đến dược chất chứa trong nang.

Dây chuyền sản xuất viên nang mềm

Nhà máy Hadupharma sở hữu dây chuyền sản xuất viên nang mềm được nhập khẩu đồng bộ, tích hợp công nghệ hiện đại nhất với hệ thống xử lý tiên tiến, tự động hóa từ khâu nấu gelatin tạo vỏ viên nang mềm, pha trộn, định hình, vô nguyên liệu đến khâu đóng nang, sấy nang, đạt chuẩn GMP giúp tiết kiệm gelatin, tối ưu chi phí sản xuất ở mức thấp nhất, bên cạnh đó hệ thống cũng dễ dàng vận hành giúp giảm sức lao động.

Quý khách có nhu cầu gia công viên nang mềm liên hệ với Hadupharma ngay nhé!

Từ khóa » Vỏ Gelatin