Khám Phá Tháp Rùa - Nơi Hồn Thiêng Giữa Lòng Thủ đô Hà Nội - Vntrip

Nội dung chính

  • Giới thiệu về Tháp Rùa Hà Nội
    • Tháp Rùa ở đâu ?
    • Tháp Rùa có từ bao giờ
  • Tháp Rùa – địa điểm checkin không thể thiếu khi đến với Hà Nội

Nhắc đến Hà Nội, đến Hồ Gươm thì không thể không kể đến Tháp Rùa – biểu tượng ngàn năm văn hiến của thủ đô. Công trình kiến trúc tuy chỉ nhỏ bé này nhưng ẩn trong đó là những ý nghĩa lịch sử, dấu tích trường tồn với thời gian mà không một địa danh nào có thể thay thế được.

Giới thiệu về Tháp Rùa Hà Nội

Tháp Rùa ở đâu ?

tháp rùa

Hình ảnh Tháp rùa nằm gọn trên gò Rùa giữa lòng Hồ Gươm

Tháp rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên một gò đất nhỏ rộng khoảng 350m2 nằm giữa Hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Với vị trí đắc địa đó, rất thuận lợi để bạn di chuyển từ các điểm khác nhau ở Hà Nội đến với tháp.

Tháp rùa

Du khách thường checkin với Tháp Rùa khi đứng trên bờ Hồ, những bức ảnh từ phía xa có nhìn rõ hình ảnh của tháp in bóng dưới mặt hồ.

Tháp Rùa có từ bao giờ

Tháp rùa

Tháp rùa những ngày xưa cũ

Ở thời Lê Thánh Tông, có một Điếu Đài được xây dựng trên gò Rùa này để nhà vua câu cá. Đến thế kỷ thứ 17-18 thì Chú Trịnh cho xây đình Tả Vọng nhưng đến thời Nguyễn thì không còn vết tích gì nữa

Tháp rùa

Đến năm 1883, sau khi Pháp hạ Hà Nội, dân quanh đây sơ tán hết chỉ còn lại Nguyễn Ngọc Kim – người giữ chức dịch làng Tự Pháp được cử làm trung gian giữa Pháp và Việt, ông còn được gọi là Bá Hộ Kim. Năm 1886, ông thấy gò đẹp lại phong thủy nên quyết định xây tháp để sau này chôn cất cha mình ở đó.

Tháp rùa

Hình ảnh Tháp Rùa

Tháp Rùa được hoàn thành những nguyện vọng ban đầu của ông lại không toại. Ban đầu tháp có tên là Tháp Bá hộ Kim, sau đổi thành bây giờ. Với vị trí lý đẹp, nằm ngay trung tâm thủ đô, bất kỳ du khách nào khi đến với Hà Nội cũng sẽ nhìn thấy tháp khiến ngọn tháp này dù nhỏ bé nhưng cũng trở nên vô cùng nổi tiếng.

tháp rùa

Tháp rùa soi bóng xuống mặt nước

Tháp Rùa – địa điểm checkin không thể thiếu khi đến với Hà Nội

Vì được xây dựng vào thời Pháp thuộc nên Tháp Rùa có chút hơi thở kiến trúc của Châu Âu. Tháp cao ba tầng và các tầng nhỏ dần lên đến đỉnh. Tầng đỉnh được thiết kế như một chiếc vọng lâu, bên trên chiếc cửa tròn của tầng ba có chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa.

Tháp rùa

Tháp rùa dưới ngòi bút vẽ của các họa sĩ

Nếu nói Hồ Gươm là một lẵng hoa tươi rực rỡ giữa trung tâm thủ đô Hà Nội thì có thể nói Tháp Rùa chính là bông hoa đỏ thắm nổi bật nhất của lẵng hoa đó. Giữa mặt nước hồ Gươm quanh năm một màu xanh lục thì tháp hiện lên như một điểm nhấn đầy linh thiêng.

Tháp rùa

Một thoáng Hồ Gươm

Tháp rùa

Tháp rùa khi lên đèn

Bất kỳ ai khi đến với Hồ Gươm, chắc chắn việc đầu tiên sẽ là kiếm tìm hình bóng Tháp Rùa xem nó nằm đâu giữa hồ nước rộng lớn đó. Thoáng ẩn hiện, lấp ló sau những tán lá cây ven hồ dưới những bức ảnh, ngọn tháp lại càng thêm cuốn hút những người con Việt Nam được một lần đặt chân đến đất Thủ Đô.

Tháp rùa

Tháp rùa ẩn hiện sau những tán lá

Tháp rùa

Khung cảnh thơ mộng những ngày mùa thu Hà Nội

Hơn một nghìn năm trôi qua, Tháp Rùa vẫn đứng đó hiên ngang và trở thành niềm tự hào của người dân đất Hà Thành. Những nét cổ kính nhuốm màu thời gian khiến cho Tháp Rùa càng trở nên  hấp dẫn hơn. Và tự bao giờ Hồ Gươm Tháp Rùa đã thành một.

“Hồ Gươm in bóng Tháp Rùa

Ánh đèn soi tỏ mái chùa Ngọc Sơn”

Tháp rùa

Tháp rùa (Ảnh: TuanDao)

Vì thế, nếu có dịp đến với thủ đô Hà Nội cũng đừng quên ghé Hồ Gươm, ngắm Thác Rùa và lưu lại những tấm ảnh thật đẹp ở nơi đây nhé!

Xem thêm: 

  • Kinh nghiệm du lịch Hà Nội
  • Những con phố ẩm thực ở Hà Nội không thể bỏ qua

Từ khóa » Hình ảnh Tháp Bút Hà Nội