Khám Phá TÒA THÁNH TÂY NINH Tâm Linh Đạo Cao Đài

Tòa Thánh Tây Ninh

Nổi danh là địa điểm tâm linh, Tòa Thánh Tây Ninh thu hút hàng triệu tín đồ mỗi năm. Độc đáo từ kiến trúc, thiêng liêng trong lịch sử, Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh chắc chắn là một trong những công trình tôn giáo – nghệ thuật hàng đầu tại Châu Á mà du khách không thể nào bỏ lỡ.

Hãy cùng Bánh Tráng Như Bình ghé thăm điểm tham quan mới nổi này ở Tây Ninh, ngoài ra chúng tôi còn có rất nhiều bài viết khác giới thiệu về các địa diểm du lịch Tây Ninh hấp dẫn khác trong cùng chuyên mục.

MỤC LỤC

Toggle
  • Tòa Thánh Tây Ninh Tiếng Anh Là Gì?
  • Lịch Sử Tòa Thánh Tây Ninh Cần Đọc Để Hiểu
  • Tòa Thánh Tây Ninh Có Bao Nhiêu Cổng?
  • Diện Tích Tòa Thánh Tây Ninh Là Bao Nhiêu?
  • Tìm Hiểu Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh Độc Lạ
  • Sơ Đồ Tòa Thánh Tây Ninh Chi Tiết
  • Những Lễ Hội Được Tổ Chức Tại Tòa Thánh Tây Ninh Không Nên Bỏ Qua
    • Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh
    • Rằm Tháng 8
    • Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn

Tòa Thánh Tây Ninh Tiếng Anh Là Gì?

Không riêng gì bạn mà nhiều độc giả khác vẫn thắc mắc Tòa Thánh Tây Ninh tiếng Anh là gì. Công trình vĩ đại của tín đồ Cao Đài ở Tây Ninh có thể tạm dịch là: “The Holy See of Tay Ninh” hoặc “Cao Dai Temple”.

Lịch Sử Tòa Thánh Tây Ninh Cần Đọc Để Hiểu

Vào năm 1926, theo lịch sử ghi lại rằng, tại chùa Từ Lâm Tự (là chùa Gò Kén, Tây Ninh) đã diễn ra lễ khai đạo Cao Đài. Ngôi chùa này được chủ trì bởi hòa thượng Giác Hải, là người có công trong việc vận động nhân dân cống hiến đất đai, của cải và tiền bạc để xây dựng. 

Khi Đức Chí Tôn khai đạo Cao Đài, đã độ được Hòa Thượng Như Nhãn theo và trở thành Chức sắc Đại Thiên Phong. Do đó, hòa thượng Như Nhãn đã dâng hiến chùa Từ Lâm Tự cho hội Thánh. Sau đó không lâu, Hòa Thượng Giác Hải đòi chùa lại, không hiến cho Hội Thánh Cao Đài nữa. Và kỳ hẹn rằng trong vòng 3 tháng phải dời hội Thánh đi.

Chính vì nguyên nhân này nên hội Thánh đã chọn khu đất ở Tây Ninh xây cất tòa thánh hiện nay. Đây là địa thế thuận lợi để cho người ngoại quốc có thể đến học Đạo.

Tòa Thánh Tây Ninh

Tòa Thánh Tây Ninh Có Bao Nhiêu Cổng?

Nhiều du khách lần đầu tới công trình, đều thắc mắc Tòa Thánh Tây Ninh có bao nhiêu cổng. Câu trả lời là có tất cả 12 cổng vào, được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ với hình tứ linh và hoa sen. Trong đó Chánh môn là lớn nhất, ít khi được mở, vào các dịp quan trọng, tổ chức lễ hội thì mới được phép mở.

Kiến trúc của Chánh môn nổi bật với biểu tượng Lưỡng Long Tranh cổ pháp và được đắp xung quanh là phù điêu và hoa sen. Du khách ngước mắt nhìn lên trên Chánh Môn có đắp chữ nổi “ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ” và chữ Hán ở phía dưới. 

Diện Tích Tòa Thánh Tây Ninh Là Bao Nhiêu?

Theo như ban đầu, Tòa Thánh Tây Ninh dài 135m, rộng 27m, nền cao 1,8m. Tuy nhiên, khi bắt tay xây dựng công trình thì gặp khó khăn về vấn đề tài chính nên kích thước Tòa Thánh bị thu hẹp dần. Thực tế, hiện nay công trình chỉ rộng 22m và dài 97,5m.

tòa thánh tây ninh

Tìm Hiểu Kiến Trúc Tòa Thánh Tây Ninh Độc Lạ

Không giống như các công trình khác, Tòa Thánh Tây Ninh lại được Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng không dựa trên bất cứ một bản vẽ, bản thiết kế nào cả. Tòa thánh được xây dựng theo sự ngẫu hứng, làm tới đâu thiết kế miệng tới đó. 

Người trực tiếp chỉ huy công trình là ông Phạm Công Tắc (lúc bấy giờ là Giáo chủ đạo Cao Đài). Nhờ chức tước nên ông đã huy động lực lượng đông với hơn 500 tín độ đồng trinh đến xây dựng. 

Có lẽ du khách sẽ ngạc nhiên, không nghĩ rằng, tín độ đồng trinh xây dựng chùa là các nông dân, làm bằng thủ công và không có sự can thiệp của máy móc. Tới tận bây giờ, nó đều được báo đài nước ngoài ca tụng, hàng chục ngàn họa tiết, hàng chục bức tượng đạt tính mỹ thuật cao. 

Thêm một điểm đặc điểm trong quá trình xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh, các tín độ đã không lấy bất cứ một khoản chi phí nào cả. Trong thời gian đó, thậm chí họ không lập gia đình để cân bằng âm dương trong kiến trúc. Khởi công năm 1931, vì nhiều lý do nên đến năm 1947 công trình được hoàn thiện như ngày hôm nay. 

Nhìn tổng thể, kiến trúc này có sự kết hợp giữa triết học Đông Tây, cùng Phật giáo, đạo Lão và Nho giáo. Đây là công trình có sự giao thoa giữa đất, trời và con người tạo ra một không gian linh thiêng để phục vụ mưu cầu tôn giáo và niềm tin. 

Sơ Đồ Tòa Thánh Tây Ninh Chi Tiết

Hầu như du khách nào đến với tòa thánh đều bất ngờ trước một không gian rộng lớn, khi công trình được xây dựng trên diện tích gần 12km2. Xung quanh, tòa thánh được bao bọc hàng rào.

Nổi bật nhất ở Toà Thánh là 2 tháp vuông lớn, cao vút, song song nhau. Đó là Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi  Âm Cổ Đài, thường gọi là Lầu Chuông và Lầu Trống. Mỗi tháp của Tòa Thánh Tây Ninh đều có 6 tầng, có mái ngắn bao quanh để phân chia các tầng.

Khu chính điện là nơi thờ Thiên Nhãn – biểu trưng cho con mắt của Thượng Đế nhìn thấu tất cả những hành vi thiện, ác trên khắp nhân gian, để khen – phạt một cách công minh.

Đồng thời, nơi đây cũng được thiết kế và bài trí một quả Càn Khôn khổng lồ, là biểu trưng thiêng liêng cho vũ trụ với Thiên Nhãn nằm trên vì sao Bắc Đẩu. Còn xung quanh là 3.072 vì tinh tú, biểu trưng cho 72 hành tinh địa cầu và 3.000 thế giới trong truyền thuyết của đạo Cao Đài.

Tầng trệt của 2 tháp này có 2 khuôn hoa lớn hình chữ nhật, thiết kế ở giữa có 2 chữ Nho lớn trong hình bầu dục, bên Lầu Trống là chữ CAO và bên Lầu Chuông là chữ ĐÀ.

Tầng kế bên trên Lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay cầm quyển Thiên thơ. Còn ở  Lầu Trống thì có đặt một bức tượng Bà Nữ Đầu Sư Lâm Hương Thanh, mang Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm một nhành hoa, tay trái xách giỏ hoa lam.

Tầng thứ ba ở ngay bên trên nổi bật với kiến trúc mỗi bên có gắn 2 bông gió để thông hơi. Lên tầng thứ tư với kiến trúc độc – lạ hình chữ T rất lớn cùng màu trắng thanh thoát, đắp hình một bó hoa lớn, màu sắc sặc sỡ dưới ánh bình minh.

Tầng thứ năm và thứ sáu của Tòa Thánh Tây Ninh có 4 góc đều gắn các khuôn bông thông gió, trang trí với nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt. Tầng thứ sáu là tầng cao nhất, được làm lan can bao quanh, để du khách có thể lên đứng trên đó chiêm ngưỡng toàn cảnh vùng Thánh địa.

Những Lễ Hội Được Tổ Chức Tại Tòa Thánh Tây Ninh Không Nên Bỏ Qua

Ngoài việc chiêm ngưỡng lối kiến trúc Toà Thánh, tới đây du khách còn được hòa mình vào các lễ hội để hiểu hơn về nét đẹp văn hóa Cao Đài Giáo có nhiều giá trị hướng thiện cùng ý nghĩa nhân đạo

Hội Yến Tòa Thánh Tây Ninh

Nếu đến đây vào ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự Đại lễ Yến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, hay còn gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung.

Một trong hai ngày lễ lớn nhất chốn Cao Đài. Đại Lễ được Hội Thánh Cao Đài được long trọng tổ chức duy nhất tại Báo Ân Từ – toạ lạc tại nội ô Tòa Thánh Tây Ninh ở thị trấn Hòa Thành.

Ngoài tưởng nhớ đến Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên nương, đây còn là dịp để các tín đồ tĩnh tâm, suy niệm về đời mình. Đến với lễ hội một lần, du khách sẽ hòa mình vào đêm hội tâm linh tưng bừng, đầy hoa nến, tận hưởng niềm an lạc của các đạo hữu Cao Đài.

tòa thánh tây ninh

Bên cạnh đó, du khách khi đến Tòa Thánh Tây Ninh cũng cần nắm được một số lưu ý nho nhỏ:

  • Giờ lễ chính là 12h00 trưa, các tín đồ có thể tranh thủ tham quan khuôn viên Cao Đài hoặc các danh thắng gần đó vào buổi sáng hoặc chiều sau khi hành lễ tại Toà Thánh Tây Ninh. Ngoài ra, du khách có thể tham quan Tòa Thánh vào bất cứ khoảng thời gian nào trong ngày.
  • Du khách lưu ý không mang giày vào bên trong Tòa Thánh, đặc biệt giữ gìn vệ sinh chung.
  • Lối vào Đại Điện duy nhất là từ hai bên cửa, nam giới đi vào từ cửa bên phải, nữ giới đi cửa bên trái.

Rằm Tháng 8

Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch thường niên, tại Tòa Thánh Tây Ninh phần lễ được tổ chức với quy mô lớn từ chiều cho tới giữa khuya với nhiều hoạt động như sau:

  • Rước cộ bông Đức Phật Mẫu và cửu vị Tiên Nương.
  • Múa rồng nhang, ngọc kỳ lân, quy, phụng.

Tới đây vào rằm tháng 8, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn trình diễn múa Rồng nhang chỉ có ở Tây Ninh. Hình ảnh con rồng dài gần 20m được điều khiển bởi 30 vũ công điêu luyện. Được tận mắt chứng kiến sự uy lực và uy nghiêm của linh vật với khói, lửa bốc ra nghi ngút từ miệng rồng. Bạn sẽ nhìn thấy con rồng uyển mình chậm chậm hướng về Tòa thánh. 

Thực sự rằm tháng 8 là lễ hội rất lớn với tín đồ đạo Cao Đài nên rất nhiều hoạt động được diễn ra như biểu diễn võ thuật, đánh cờ tướng, diễn kịch…  Chưa dừng lại ở đó, điểm độc đáo của lễ hội rằm tháng 8 ở đây có hơn 500 tình nguyện viên làm công quả. Họ phục vụ nấu ăn chay cho các khách hàng hương từ ngày 13 âm lịch tới 15 âm lịch. 

Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn

Hàng năm, vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch, tại nội ô Tòa Thánh Tây Ninh tổ chức Đại lễ vía Đức Chí Tôn. Đây là một trong các nghi lễ quan trọng của tín đồ đạo Cao Đài nhằm tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành. 

Đồng thời ở lễ hội còn là dịp để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa… Để tạo nên không khí vui nhộn, không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ở đại lễ vía Đức Chí Tôn còn có nhiều phần hội hấp dẫn như thi đấu võ thuật dân tộc, trò chơi dân gian hay điệu múa dân tộc… 

Cứ mỗi chiều đến, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành nơi thư giãn vô cùng bình yên, dạo mát của người dân trong vùng cũng như du khách thập phương. Đến du lịch Tây Ninh, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan nơi đây. 

Từ khóa » đường Về Tòa Thánh Tây Ninh